[Mới] Bật mí số may mắn 12 con giáp năm 2025 để tăng tài lộc
‘Trời như quả trứng, đất như lòng đỏ’ – Kinh ngạc trước hiểu biết thiên văn của người xưa
Trong các sách cổ của Trung Quốc đã sớm đề cập một cách có hệ thống những nhận thức về thiên văn học như: trái đất là vật thể trôi nổi trong không trung, quy luật và nguyên lý chuyển động của các hành tinh, cho đến quan hệ đối ứng giữa vũ trụ, trái đất và con người. Đây là cơ sở để chế định ra Hoàng lịch (hiện nay gọi là “Âm lịch”, cách gọi này không đúng), bao gồm cả những lý số trong Kinh Dịch suy đoán được mối quan hệ đối ứng giữa thiên tượng với những sự việc diễn ra trong xã hội con người.
Thời nhà Minh đã cho rằng trái đất hình tròn, vũ trụ là không gia đa chiều. Trong “Minh Sử” mục Thiên văn nhất viết: “Trời ôm lấy đất như quả trứng bao lấy lòng đỏ”, họ cho rằng trời có chín tầng, còn mặt đất thì tròn trịa, có nghĩa là đất hình tròn và nằm bên trong trời, tương ứng với thiên độ. Trung Quốc nằm ở phía bắc của Xích đạo, cho nên Bắc cực thường hiện, Nam cực thường ẩn.
Người Trung Hoa xưa rất coi trọng việc quan sát thiên văn và nghiên cứu thân thể người (Ảnh: EclipseWise)
Trong phần Thiên văn của “Minh Sử” nói rằng “trời có chín tầng”, ý nói tam giới tương quan với thể hệ trái đất có chín cảnh giới lớn, Phật gia chia nhỏ hơn có 33 tầng trời. Các tầng trời khác nhau có các sinh mệnh khác nhau, ở dưới cõi người phàm là địa ngục, người ta gọi là âm gian, ở trên cõi người phàm là không gian cao tầng nơi người trời và các vị thần tiên của hai gia Phật và Đạo sinh tồn. Nguyên lý và quy luật của thiên, địa, nhân là thông suốt từ trên xuống dưới, hình thành nên học thuyết “Thiên nhân hợp nhất” độc đáo nhất trong lịch sử văn hóa nhân loại, dựa vào học thuyết này không chỉ có thể tổng kết quá khứ, hiện tại mà còn có thể suy đoán được tương lai.
Dưới đây là những luận thuật trong các tác phẩm nổi tiếng thời cổ đại có liên quan đến vấn đề này:
1. “Địa quan tư đồ” miêu tả việc dùng mặt trời để đo phương vị
Trong “Chu Lễ” có ghi chép: Một trong những nhiệm vụ của Đại tư đồ là biên soạn và quản lý bản đồ địa lý trong thiên hạ, nên tự nhiên cũng nắm vững tri thức và kỹ năng về đo đạc bản đồ. Vậy sử dụng ánh sáng mặt trời để đo phương vị như thế nào?
Trong “Địa quan tư đồ” có một đoạn giải thích như sau: Nơi mà bóng của mặt trời chiếu chính diện thì đó là vùng đất trung tâm. Khi mặt trời ở phía nam của vùng đất thì bóng ngắn, nóng hơn, khi mặt trời ở phía bắc của vùng đất thì bóng dài, lạnh hơn. Khi mặt trời ở phía đông của vùng đất, bóng nghiêng về hướng tây, nhiều gió, mặt trời chiếu về phía tây, bóng nghiêng về hướng đông, nhiều mây.
Họ đã sớm biết Trái đất có hình cầu từ hàng ngàn năm trước (Ảnh: NASA)
Đoạn này có nghĩa là thông qua đo đạc bóng của mặt trời, người ta có thể xác định được đâu là vùng đất trung tâm, nếu là khu vực phía nam của vùng đất (gần với mặt trời) thì bóng mặt trời ngắn, khí hậu sẽ nóng bức, khu vực phía bắc của vùng đất (cách xa mặt trời) thì bóng mặt trời dài, khí hậu sẽ lạnh lẽo. Khu vực phía đông (trông thấy mặt trời sớm hơn, khi vùng đất trung tâm ở vào lúc chính ngọ thì ở đây đã là hoàng hôn), khí hậu hay có gió; nếu vị trí của vùng đất lệch về phía tây (trông thấy mặt trời muộn hơn, khi vùng đất trung tâm ở vào lúc chính ngọ thì ở đây mới là sáng sớm), khí hậu sẽ hay có mưa ẩm.
Đoạn này cho thấy rằng vào hai nghìn mấy trăm năm trước, tổ tiên chúng ta trong quá trình đo đạc địa lý thực tế đã biết trái đất có hình cầu rồi.
2. Thời nhà Hán đã biết trái đất có hình tròn
Trong cuốn sách “Hỗn thiên nghi chú” (giải thích về cỗ máy định vị thiên thể Hỗn thiên nghi) của Trương Hành có viết: “Trời như quả trứng, đất như lòng đỏ”, trong sách “Linh hiến” Trương Hành không đề cập đến nguyên nhân của nhật thực, mà chủ yếu bàn luận về nguyên nhân của nguyệt thực:
“Ánh sáng của mặt trăng sinh ra do mặt trời chiếu vào, phần không có ánh sáng của mặt trăng là do mặt trời bị che lấp. Hướng vào mặt trời thì ánh sáng đầy đủ, lại gần mặt trời thì ánh sáng tắt. Các vì sao được chiếu rọi, nhờ nước mà chuyển ánh sáng lấp lánh. Khi mặt trời mọc, ánh sáng thường không hợp, bị trái đất che mất nên yếu. Khi các vì sao ẩn đi thì xuất hiện nguyệt thực”. Đoạn này ý nói rằng bản thân mặt trăng không phát ra ánh sáng, mà do ánh mặt trời chiếu vào mặt trăng mới sinh ra ánh sáng. Mặt trăng sở dĩ xuất hiện một phần bị khuyết là bởi bộ phận đó không được mặt trời chiếu vào. Cho nên khi mặt trăng và mặt trời đối mặt nhau thì xuất hiện trăng tròn. Khi mặt trăng lại gần mặt trời thì phần trăng khuyết càng ngày càng lớn, cuối cùng hoàn toàn không nhìn thấy.
Trương Hành – một trong những nhà thiên văn lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại (Ảnh: khoahoc.tv)
“Chu bễ toán kinh” cho rằng mặt trăng sở dĩ phát ánh sáng là do mặt trời chiếu vào mà sinh ra: “Mặt trời chiếu vào mặt trăng, sinh ra ánh sáng của mặt trăng, vậy nên trở thành minh nguyệt [trăng sáng]”. Kinh Phòng thời Tây Hán giải thích về mối quan hệ giữa mặt trời và mặt trăng và nguyên nhân sinh ra ánh sáng mặt trăng như sau: “Các nhà thiên văn học cho rằng mặt trời như viên bi, mặt trăng như tấm kính; hoặc ngược lại cho rằng mặt trăng như viên bi, chỗ được mặt trời chiếu vào thì sáng, chỗ không được chiếu thì tối”.
Trong “Khai nguyên chiêm kinh” thời Tây Hán, Lưu Hướng giải thích nguyên nhân của nhật thực như sau: “Nhật thực là do mặt trăng che”. Vương Sung thời Đông Hán trong “Luận Hành – thuyết nhật” đã nói một cách minh xác hơn: “Hoặc nói, nhật thực là do mặt trăng che mặt trời. Mặt trời ở trên, mặt trăng ở dưới che mất mặt trời”.
3. Cỗ máy Hỗn thiên nghi thời nhà Đường mô phỏng chính xác quỹ đạo vận hành của mặt trời, mặt trăng và trái đất.
Trong sách sử “Đường thư” có ghi chép: Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong thời nhà Đường đã chế tạo ra cỗ máy Hỗn thiên nghi mô phỏng chính xác quỹ đạo và quy luật vận hành của mặt trời, mặt trăng, trái đất cũng như các hành tinh, hằng tinh.
Hỗn thiên nghi là cỗ máy mô phỏng sự vận động của mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Hỗn thiên nghi được Lý Thuần Phong thời Đường cải tiến chạy bằng nước, dùng nước làm động lực thúc đẩy Hỗn thiên nghi tự động vận hành, có hình người bằng đồng gõ chuông gõ trống để dự báo thời thần, có thể nói rằng đây là chiếc đồng hồ sớm nhất. Có lẽ chiếc đồng hồ thời cận đại cũng từ đó mà ra, chỉ có điều nó không có quan hệ đối ứng với mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Một máy Hỗn thiên nghi còn tồn tại cho đến ngày nay tại Bắc Kinh (Ảnh: commons.wikimedia.org)
Cỗ máy này sau một thời gian dài vận hành đã bị kẹt do rỉ sét. Một người Tây vực tên là Cù Đàm Tất Đạt có may mắn trở thành một trong số những nhân viên duy tu cỗ máy này. Nhờ nghiên cứu, học tập các sách khoa học cổ đại Trung Quốc, ông đã hiểu ra những nguyên lý thiên văn cốt yếu. Ông đã viết cuốn “Khai Nguyên chiêm kinh”, trong đó quyển thượng ghi chép nhận thức về thiên văn của người Trung Quốc từ thời Đường trở về trước, còn quyển hạ chứa đựng nhiều huyền cơ vô hạn hơn nữa, đáng tiếc là cuốn sách đó không may đã bị tiêu hủy trong các vụ án văn tự thời Mãn Thanh kéo dài suốt 150 năm, nhưng may mắn là quyển thượng đã được tìm thấy trong quá trình khảo cổ.
Viên Thiên Cương tinh thông thiên văn và toán học, mười cuốn toán học mà ông sáng tác đều trở thành sách giáo khoa thời nhà Đường. Một người khác là Lý Thuần Phong cũng rất tinh thông toán học và thiên văn. “Thôi bối đồ” của Lý Thuần Phong đã tính toán ra các sự việc xuyên suốt qua các triều đại từ sau thời nhà Đường, mà tượng thứ 44, 46 lại chính là nói về những sự việc hiện nay chưa xảy ra nhưng sắp phát sinh.
Hiện nay khi những dự báo thời tiết trong mấy ngày mà khoa học thực chứng đưa ra đã gần như không còn chính xác, thì loại trí tuệ tuần hoàn thống nhất thiên, địa, nhân này quả khiến các nhà khoa học hiện đại phải kinh ngạc.
4. Giải thích về hiện tượng nguyệt thực và nhật thực trong “Minh Sử”
Ngoài phần Thiên Văn quyển một trong “Minh Sử” nói về “đất nằm trong trời, hình thể của nó là tròn đầy”, thì trong “Minh Sử” cuốn Lịch thứ nhất, quyển thứ 31 cũng bàn luận về nguyệt thực như sau: “Phần tối ấy là cái bóng, bóng che mặt trăng, không có khác về sớm muộn cao thấp, tứ thời nhiều lần xuất hiện sự dị thường ấy. Ví như treo một viên bi đen trong phòng tối, bên trái thắp nến, bên phải treo một viên bi trắng, nếu ánh nến bao phủ lấy viên bi đen, thì viên bi trắng không nhận được ánh sáng. Người đứng quan sát ở các vị trí khác nhau thì hình ảnh khác nhau. Vậy nên nói nguyệt thực sai khác theo thời”.
Người Trung Hoa lý giải được nguyên nhân của nhật nguyệt thực từ rất sớm (Ảnh: khoahoc.tv)
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng bàn về hiện tượng nhật thực, cuốn sách viết rằng: “Đường đi của mặt trời và của mặt trăng có hai chỗ giao nhau, nếu đúng lúc giao nhau, thì bị ăn hết, nếu gần trước và sau lúc giao nhau, thì bị ăn nhưng chưa hết. Ngày này có hạn. Cũng có giới hạn về vị trí quan sát, giả dụ như ở Trung Quốc có nguyệt thực toàn phần, ở rìa thì trông thấy mặt trời khuyết một nửa, còn ở những nơi ngoài Trung Quốc thì mới giao chứ chưa ăn. Tại sao như vậy? Mặt trời như viên bi đỏ, mặt trăng như viên bi đen, hai viên bi cùng treo trên một đường thẳng, mặt trời ở trên mặt trăng ở dưới, khi ở dưới ngước nhìn lên, bi đen sẽ che bi đỏ, giống như bị ăn hết; còn quan sát ở biên thì có sai khác về xa gần, nên tỉ lệ bị ăn nhiều ít khác nhau”.
5. Giải thích hiện tượng tự nhiên trong “Thiên Tự Văn”
Trong “Thiên Tự Văn” – một cuốn sách phổ cập của học sinh tiểu học thời Trung Quốc cổ đại, câu đầu tiên là: “Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang, vân đằng trí vũ, lộ kết thành sương”, đều diễn giải về hiện tượng tự nhiên.
Thiên địa huyền hoàng, chỉ trời như như sắc xanh pha đen của lòng trắng trứng, đất như lòng đỏ. Điều này tương hợp với những học thuyết của Đạo gia như “trời như quả trứng, đất như lòng đỏ” trong “Hỗn Thiên Nghi chú” và “Trời ôm lấy đất như lòng đỏ trong quả trứng, cho nên trời có chín tầng, đất thì tròn trịa, hoặc nói là đất tròn, đất ở trong trời, hình thể của nó tròn đầy, tương ứng với thiên độ…” trong “Minh Sử”.
Thiên văn với người xưa không phức tạp mà lại rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày (Ảnh minh họa)
Từ những tư liệu ở trên, có thể thấy người Trung Quốc xưa đã sớm biết rằng trái đất hình tròn, họ cũng biết rõ những nguyên lý, quy luật vận hành của thiên thể và vạn sự vạn vật. Chỉ có điều những kiến thức này đã bị che đậy chặt chẽ để xác lập nền giáo dục tôn sùng thuyết duy vật hiện đại. Nếu không, nền giáo dục duy vật hiện đại dựa trên cơ sở của thuyết tiến hóa và thuyết vô thần sẽ không cách nào đứng vững được.
Sự tồn tại của vạn vật đều có nguyên lý sản sinh, vô cùng huyền áo và tinh mật. Nếu không thì tuyệt đối không thể tồn tại sinh mệnh. Chiểu theo khoa học thực chứng hiện đại, dựa trên nguyên lý chế tạo khoa học kỹ thuật công nghệ cao và nguyên vật liệu hiện nay mà lý giải, thì cơ chế tuần hoàn từ trong ra đến ngoài như chim bay thú chạy, hoa cỏ cây cối cho đến phức tạp, tinh vi như con người, lại còn sinh sôi nảy nở đời này qua đời khác là tuyệt đối không thể tồn tại!
Con người có sự liên hệ mật thiết với vũ trụ (Ảnh: Soha)
Máy móc thông minh hiện đại dẫu có tiên tiến đến đâu nhưng nếu so sánh với điều đó thì những điều khoa học kỹ thuật tạo ra được chỉ là nhỏ đến mức không đáng nói. Vũ trụ và vạn vật do ai tạo ra? Trí huệ vĩ đại và trình độ khoa học kỹ thuật cao như vậy thì chỉ có sinh mệnh cao cấp hơn con người mới có thể nắm vững, Thần mới thực sự là nhà khoa học vĩ đại. Ngoài đó ra không có câu trả lời nào hợp lý hơn.
Theo Chánh Kiến
Hoài Anh
6 đại gian thần khét tiếng nhất lịch sử Trung Hoa và quả báo bi thảm dành cho kẻ gian tà
Vị Trạng nguyên nổi tiếng bậc nhất sử Việt, làm rạng danh nước Nam giữa đất Trung Hoa (Kỳ 1)
Kim cương được người Trung Hoa dùng làm công cụ cắt mài hơn 2000 năm trước
TIN LIÊN QUAN
Phát hiện thiên thể lạ đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ
Sau hơn một tháng phân tích, các nhà thiên văn học đặt tên cho thiên thể bí ẩn được nhắc tới là 1I/2017 U1(’Oumuamua) và tin rằng nó là một trong hàng chục nghìn vật thể không xác định trong vũ trụ đến từ một Hệ Mặt Trời khác, Guardian hôm 21/11
Phát hiện hành tinh dị thường khác hoàn toàn các giả thuyết thiên văn từng biết
Các nhà thiên văn học kinh ngạc khi phát hiện một hành tinh “quái vật” với kích thước tương đương sao Mộc quay quanh ngôi sao nhỏ bằng nửa Mặt Trời. NGTS-1b – hành tinh khí nóng tới 986 độ quay quanh sao lùn đỏ quang phổ M cách Trái Đất 600 năm ánh
Thiên thạch khổng lồ bốc cháy bay qua bầu trời Trung Quốc
Thiên thạch khổng lồ bốc cháy có năng lượng tương đương 540 tấn thuốc nổ TNT vừa được ghi lại khi bay qua bầu trời Trung Quốc.
Thiên thạch nổ rực trời ở Trung Quốc: Dân rao 70 triệu đồng/kg
Các mảnh vỡ được quảng cáo là của thiên thạch mới rơi đang được rao bán trên mạng.
Các nhà khoa học cảnh báo: Thiên thạch hủy diệt nhân loại “chỉ còn là vấn đề thời gian”
Số lượng các vật thể có khả năng tiếp cận trái đất đang không ngừng tăng lên, báo hiệu một viễn cảnh đen tối khi những thiên thạch khổng lồ hủy diệt hoàn toàn sự sống trên Trái đất Cảnh báo này được Tiến sĩ Alan Fitzsimmons của trung tâm nghiên
Thiên Vương tinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào tối 19/10
Thiên vương tinh sắp tiến đến vị trí gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó, cho phép người yêu thích thiên văn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vào ngày 19 tháng 10, Thiên vương tinh sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo. Tại vị trí này, nó
Tổng hợp những bài văn khấn Tết Quý Mão 2023 chuẩn nhất
Chỉ còn vài ngày nữa là năm mới Quý Mão 2023 sẽ đến. Bên cạnh sự chuẩn bị tất bật về dọn dẹp nhà cửa, mâm cỗ ngày Tết, người đi xa về thăm quê nhà,…thì việc con cháu thể hiện lòng thành đối với ông bà tổ tiên cũng rất được người dân Việt ta coi
Trạm vũ trụ 8,5 tấn của Trung Quốc sẽ đâm xuống Trái Đất cuối tháng 3
Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 đang rơi mất kiểm soát và sẽ lao qua khí quyển Trái Đất vào cuối tháng 3 nhưng không gây nhiều rủi ro cho con người, CNN hôm qua đưa tin.
THỦ THUẬT HAY
Hướng dẫn chuyển đổi Word sang PDF bằng công cụ trực tuyến miễn phí
Vì lẽ đó, trước khi muốn upload tài liệu Word lên mạng bạn hãy chuyển đổi sang định dạng PDF trước. Có rất nhiều cách để chuyển đổi sang định dạng PDF.
Cách thêm và cập nhật mục lục trong Google Docs
Khi bạn tạo một văn bản trong Google Docs, có thể bạn sẽ muốn tạo một bảng mục lục để tiện theo dõi nội dung. Điều này cực kì đơn giản nếu bạn làm theo các bước dưới đây.
Link Youtube U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan ngày 24/8
Chỉ còn vài tiếng nữa là tới giờ khắc quyết định ai sẽ là chủ nhân của tấm vé tiến vào Bán kết giữa hai đội tuyển hàng đầu khu vực Đông Nam á hiện nay là U22 Việt Nam và U22 Thái Lan trong khuôn khổ bảng B Sea Game 29.
Hướng dẫn ghi âm cuộc gọi trên điện thoại J7 Prime
Có rất nhiều lý do và trong các trường hợp khác nhau các bạn muốn ghi lại cuộc đàm thoại của mình với một người nào đó qua điện thoại. Theo dõi bài viết sau của chúng tôi hướng dẫn ghi âm cuộc gọi trên điện thoại
Tạo ghi chú ngay trên màn hình khóa cực tiện lợi với tinh chỉnh Notepad
Notepad là một tinh chỉnh mới từ nhà phát triển NeinZedd9 và AppleBetas, cho phép người dùng tạo ghi chú trên màn hình khóa thông qua một tiện ích riêng biệt trong bất kỳ thời điểm nào với thao tác cực kỳ đơn giản, chỉ
ĐÁNH GIÁ NHANH
Đánh giá tai nghe Bluetooth Partron PBH-400: Hoàn toàn bất ngờ và bị thuyết phục
Partron là thương hiệu âm thanh đến từ Hàn Quốc, tuy chỉ xuất hiện chính thức tại thị trường Việt Nam hơn 1 năm nhưng mẫu tai nghe Bluetooth PBH-400 đã là phiên bản nâng cấp thứ 4 với rất nhiều cải tiến nếu so với
Đánh giá PCX HYBRID - khi sự khác biệt nằm ở chế độ lái
Vẫn giữ nguyên thiết kế đặc trưng của dòng PCX đời đầu, tuy nhiên mẫu PCX 2018 được đánh giá cao hơn về ngoại hình khi so với thế hệ đầu tiên thường bị chê là “đầu bự đuôi nhỏ”. PCX mới sở hữu thiết kế có phần cân đối
Đánh giá chi tiết xe BMW 7 Series 2019
Sang trọng và đẳng cấp là định nghĩa đơn giản nhất về BMW 7 Series 2019, đây là dòng xe biểu tượng cho sự thành công của thương hiệu BMW. Với công nghệ tiên phong bậc nhất, tiện nghi chuẩn