Giới thiên văn học lần đầu tiên quan sát được vụ nổ siêu tân tinh đẹp như phim viễn tưởng
Hôm 10/3, David Sand từ Đại học Arizona đã nhận được một thông điệp cảnh báo từ kính thiên văn PROMPT ở Chi lê về việc một luồng sáng mới vừa xuất hiện tại một trong 500 thiên hà mà nó theo dõi. Vụ nổ siêu tân tinh xảy ra tại NGC 5643, một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng. Báo cáo chi tiết hiện được đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters. Iflscience đưa tin hôm 21/8.
Khi phát nổ, siêu tân tinh có thể sáng hơn cả thiên hà của nó, đồng nghĩa là các hệ thống thám sát tự động là một công cụ hữu ích để phát hiện chúng. Ngay khi nhận được thông tin từ kính thiên văn PROMPT, Sand đã kích hoạt mạng lưới toàn cầu gồm 18 kính thiên văn tự động khác để theo dõi mục tiêu. Vì các đài thiên văn này nằm rải rác trên khắp thế giới nên việc quan sát được đảm bảo gần như liên tục.
Cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng, 2017 cbv là một trong những siêu tân tinh gần chúng ta nhất (Ảnh: Đại học California, Santa Barbara).
Ông Sand nói trong một tuyên bố: “Đây là một trong những lần việc quan sát được diễn ra sớm nhất – trước một ngày, và hình ảnh bùng nổ được ghi lại trong nhiều giờ. “Trong một thiên hà giống như dải Ngân hà của chúng ta, một vụ nổ siêu tân tinh xuất hiện với tần suất trung bình khoảng một lần trong vòng 100 năm. Chúng tôi rất may mắn khi quan sát được trọn vẹn hiện tượng này, nó chưa bao giờ được thấy trước đây”.
Bằng cách phát hiện và bắt kịp giai đoạn đầu của siêu tân tinh, nhóm nghiên cứu đã có thể nhìn thấy vật chất phóng ra từ ngôi sao đang chết dần khi nó va vào một ngôi sao đồng hành. Siêu tân tinh lần này được gọi là SN 2017cbv, một siêu tân tinh loại Ia, xảy ra khi một sao lùn trắng hút dần vật chất từ một ngôi sao đồng hành cho đến khi cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch.
Đài thiên văn PROMPT tại Chile (Ảnh: Wikipedia)
Các siêu tân tinh này rất quan trọng vì chúng được sử dụng làm thước đo của vũ trụ, do thực tế là chúng đều có cùng độ sáng. Dựa vào độ mờ của chúng, chúng ta có thể ước lượng khoảng cách của chúng.
“Đây là điều chúng tôi vẫn luôn tìm kiếm, từ năm 2010, chúng tôi đã dự đoán là sẽ xảy ra sự việc một siêu tân tinh va chạm với một ngôi sao đang hoạt động. Chúng tôi đã thu thập được nhiều chi tiết quan trọng trước đây, và quan sát này chính là bằng chứng không thể phủ nhận”, nghiên cứu sinh Griffin Hosseinzadeh – tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Phát hiện này cung cấp cho các nhà thiên văn cái nhìn hoàn toàn mới về một phần của vũ trụ, bao gồm nhiều vấn đề phức tạp khác, trong đó có vấn đề năng lượng tối.
Hoài Anh
TIN LIÊN QUAN
Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất, cách Trái Đất hơn 10 tỷ năm ánh sáng
Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện một thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất, được hình thành khi vũ trụ vào khoảng 2,6 tỷ năm tuổi. Theo Iflscience, đối tượng quan sát được gọi là A1689B11 là một phát hiện đáng chú ý. Theo nhóm nghiên cứu,
NASA phát hiện cùng lúc 5 cặp siêu hố đen khổng lồ
Các nhà thiên văn học vừa có một phát hiện hi hữu khi cùng lúc tìm ra năm cặp hố đen hiếm gặp được kì vọng sẽ giúp làm sáng tỏ về các vết rách trong kết cấu không-thời gian. Theo Iflscience, năm cặp hố đen này được phát hiện nhờ dữ liệu của một ...
Phát hiện thiên thể lạ đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ
Sau hơn một tháng phân tích, các nhà thiên văn học đặt tên cho thiên thể bí ẩn được nhắc tới là 1I/2017 U1(’Oumuamua) và tin rằng nó là một trong hàng chục nghìn vật thể không xác định trong vũ trụ đến từ một Hệ Mặt Trời khác, Guardian hôm 21/11
Phát hiện hai siêu hố đen khổng lồ cách Trái Đất 400 triệu năm ánh sáng
Hai siêu hố đen với kích thước khổng lồ quay quanh nhau ở vị trí cách Trái Đất 400 triệu năm ánh sáng đã được các nhà thiên văn học phát hiện. Theo Popular Mechanics, trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Astronomy hôm 18/9, các nhà
Lần đầu tiên con người ‘quan sát’ được rìa bên kia của Dải ngân hà
Các nhà thiên văn vừa có một khám phá mới giúp hé lộ hình dạng chính xác của thiên hà chứa hành tinh nơi chúng ta đang tồn tại. Theo Iflscience, phát hiện đáng kinh ngạc này, được công bố trên tạp chí Science, khi các nhà khoa học đã lần đầu tiên
Thiên Hà chúng ta đang bị kéo vào 1 vùng “đậm đặc” khác
Không chỉ trái đất là quay xung quanh mặt trời, mà cả hệ thiên hà chúng ta cũng đang di chuyển trong vũ trụ. Và điều đặc biệt là vùng vũ trụ nơi thiên hà chúng ta đang ở lại có mật độ vật chất ít hơn mật độ bình quân của vũ trụ rất ...
Siêu hố đen tàn sát sao trong vũ trụ
Các nhà khoa học Anh trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature công bố hiện tượng sao bị hút vào hố đen (TDE) diễn ra với tần suất lớn gấp nhiều lần quan điểm cũ, Knowridge ngày 14/8 đưa tin.
Hành tinh kỳ lạ có mưa ‘kem chống nắng’ dù nóng hàng ngàn độ
Những cơn mưa “kem chống nắng” rơi dày đặc như tuyết xuống một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có nền nhiệt độ luôn duy trì quanh 2.750 độ C. Theo Iflscience, hiện tượng kỳ thú này được các nhà thiên văn học phát hiện trong quá trình sử dụng kính viễn
THỦ THUẬT HAY
Google ra mắt Chrome Canvas: Cho phép người dùng vẽ và ghi chú ngay trên trình duyệt
Chrome Canvas cung cấp cho người dùng khá nhiều công cụ vẽ, bao gồm nhiều loại bút, kích thước nét vẽ. Nếu bạn dùng trên Android thì có thể dùng ngón tay trượt trên màn hình cảm ứng để vẽ. Trường hợp vẽ sai thì sử dụng
Hướng dẫn cài đặt Unity Web Player để chơi game 3D
Khi chơi một số tựa game trên trình duyệt đòi hỏi người chơi phải cài đặt Unity Web Player. Đây là công cụ đắc lực, giúp bạn thoải mái trải nghiệm những tựa game 3D sắc nét, hiệu ứng hình ảnh chất lượng hơn rất nhiều.
Bị mất thẻ ATM gắn chip phải làm sao?Xem ngay để biết cách xử lý nhé!
Bị mất thẻ ATM gắn chip phải làm sao? Trước hết, bạn phải thật bình tĩnh để xử lý tình huống này và hạn chế tối đa các thiệt hại về tài chính. Sau đây là giải pháp cho bạn...
Tạo kiểu khóa màn hình Android chất lừ
Hệ điều hành Android được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ điều hành trên thế giới. Tạo ký tự khóa màn hình chất lừ cho mất kỳ điện thoại di động Android bằng công cụ Xposed.
Gõ chữ nhanh trên iPhone thật đơn giản
Tiếp theo phần mẹo hay dành cho các thiết bị iOS hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn bài hướng dẫn xóa nhanh các số trong ứng dụng máy tính cùng như hoàn tác văn bản vừa nhập.
ĐÁNH GIÁ NHANH
Mở hộp Sony XPERIA L1 Dual: Màn hình 5.5 inches, camera 13 MP, nổi bật trong phân khúc giá 4.490.000 đồng
Sau khi chính thức ra mắt tại Việt Nam, Sony XPERIA L1 Dual nhanh chóng trở thu hút sự quan tâm của nhiều người với mức giá dưới 5 triệu đồng. Đây hứa hẹn là một sản phẩm sẽ tạo nên làn sóng trong phân khúc giá này.
Đánh giá hiệu năng Vivo Y81: Hoàn toàn mang lại trải nghiệm tốt với giá 5 triệu
Đầu tiên hãy cùng điểm qua cấu hình của Vivo Y81, chiếc smartphone này được trang bị con chip Helio P22, đây hiện là vi xử lý tầm trung mới nhất của Mediatek được sản xuất trên chạy trên quy trình 12nm gồm 8 nhân
Trên tay Vivo V9: giao diện tận dụng toàn bộ màn hình, SnapDragon 626, camera kép
Vivo V9 là chiếc điện thoại hiếm hoi sử dụng tai thỏ nhưng phần viền dưới không dày, nó khá mỏng và hài hòa với thiết kế tổng thể của máy. Nhìn chung thì ở mức giá 7.99 triệu đồng cùng với SnapDragon 626 thì V9 vẫn có