Thiên Hà chúng ta đang bị kéo vào 1 vùng “đậm đặc” khác

Không chỉ trái đất là quay xung quanh mặt trời, mà cả hệ thiên hà chúng ta cũng đang di chuyển trong vũ trụ. Và điều đặc biệt là vùng vũ trụ nơi thiên hà chúng ta đang ở lại có mật độ vật chất ít hơn mật độ bình quân của vũ trụ rất nhiều lần.
Vũ trụ của chúng ta không đồng nhất, một số vùng có mật độ vật chất cao hơn những vùng khác. Nghiên cứu mới tại hội nghị lần thứ 230 của Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ tại Texas cung cấp bằng chứng mới rằng các thiên hà, ngôi sao và hành tinh trong khu vực không gian của chúng ta ít hơn nhiều so với những vùng khác. Khi đo đạc tỉ lệ giãn nở của vũ trụ, hằng số Hubble, lẽ ra sẽ giống nhau tại mọi vị trí được quan sát. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy, kết quả đo đạc cho thấy lực hấp dẫn ở những nơi khác trong vũ trụ mạnh hơn. Ý tưởng chúng ta đang sống trong một khoảng trống đã giải thích một cách thông suốt vấn đề này.
Ben Hoscheit – tác giả chính của nghiên cứu – từ Đại học Wisconsin-Madison nói: “Hiện nay, dù dùng bất cứ kĩ thuật gì thì kết quả nhận được sẽ là các giá trị tỉ lệ giãn nở của vũ trụ giống nhau. May mắn thay, giả thuyết rằng chúng ta đang sống trong một khoảng trống đã giúp giải được bài toán này.”
Theo các khám phá, khoảng không hình cầu nơi chúng ta cư ngụ lớn hơn 7 lần khoảng không trung bình, trải dài 1 tỉ năm ánh sáng.
KBC là khoảng không lớn nhất chúng ta từng tìm thấy được đặt tên theo các nhà khám phá Keenan, Barger, và Cowie vào năm 2013.
Thiên Hà chúng ta đang bị kéo vào 1 vùng “đậm đặc” khác
Bản đồ vũ trụ địa phương. Các vùng có mật độ cao hơn màu cam. Sloan Digital Sky Survey
Hầu hết các bằng chứng xuất phát từ sự khác biệt trong việc mở rộng vũ trụ trên quy mô địa phương và trên quy mô vũ trụ. Cái thứ nhất là từ các vụ nổ siêu tân tinh trong vùng lân cận của chúng ta, thứ hai là từ photon có nguồn gốc từ bức xạ nền vũ trụ.
Khoảng trống này ảnh hưởng đến giá trị hằng số Hubble đo được trên quy mô địa phương nhưng không ảnh hưởng trên quy mô vũ trụ. Điều này cung cấp một số bằng chứng gián tiếp cho sự tồn tại của khoảng trống.
Hoscheit nói với IFLScience rằng sự khác biệt là khoảng 73.24km/giây/megaparsec tại mức địa phương và 66.93 tại mức vũ trụ.
Ông nói: “Nếu không tính đến những ảnh hưởng liên quan đến việc sống trong khoảng trống này, người ta sẽ bị chệch sang giá trị lớn hơn khi đo đạc hằng số Hubble “địa phương”.”
Vũ trụ chúng ta vốn không đồng nhất. Thiên hà của chúng ta nằm trong Siêu quần Thiên hà Laniakea khổng lồ, mạng lưới 100,000 thiên hà liên kết với nhau thông qua lực hấp dẫn. Siêu quần Thiên hà như vậy  là mạng lưới cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ (theo chúng ta biết hiện nay). Chúng ta dường như đang bị kéo về một vùng đậm đặc gọi là Great Attractor (Nguồn hấp dẫn Lớn) đồng thời bị đẩy khỏi một vùng trống gọi là Dipole Repeller (Vùng đẩy Lưỡng cực).
Dù có đang bị đẩy hay kéo hay không, chúng ta bây giờ có thể khẳng định là đang sống trong một vùng không gian trống. Thật may, điều này không ảnh hưởng nhiều đến các quan sát thiên văn từ Trái Đất.
Ngự Yên
Xem thêm:

TIN LIÊN QUAN

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh lùn có vành đai giống sao Thổ

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một vành đai quanh hành tinh lùn Haumea ngoài quỹ đạo sao Hải Vương, rất giống quỹ đạo sao Thổ. Hành tinh lùn Haumea được phát hiện vào năm 2004, đây là lần đầu tiên một vành đai được nhìn thấy xung quanh nó trong

Kính Hubble phát hiện vật thể bí ẩn, có thể giúp giải mã nguồn gốc của nước trên Trái Đất

Các nhà thiên văn học Đức đã phát hiện ra một vật thể bí ẩn giống sao chổi, có tiềm năng giải mã bí ẩn nguồn gốc của nước trên Trái Đất. Theo trang Phys.org, với sự hỗ trợ của kính thiên văn Hubble của NASA, một nhóm các nhà thiên văn học người Đức

Phát hiện hố đen lớn gấp 100.000 lần Mặt Trời gần trung tâm dải Ngân Hà

Một hố đen được cho là lớn nhất từng được biết đến trong số các hố đen thuộc loại trung bình (intermediate-mass) vừa được phát hiện gần tâm dải Ngân Hà. Các nhà thiên văn học từ Đại học Keio, Nhật Bản, đã quan sát thấy một thứ trông giống như một

Nghiên cứu mới: Cách đây 460 triệu năm, 2 thiên thạch khổng lồ lao vào trái đất tại Thụy Điển

Cách đây 460 triệu năm, hai thiên thạch đã lao vào trái đất, nơi mà bây giờ chính là Thụy Điển. Các nhà khoa học Thụy Điển lần đầu tiên phát hiện hai hố thiên thạch tạo từ hai thiên thạch rơi cùng lúc xuống Trái Đất cách đây 460 triệu năm. Đó là

23 bằng chứng cho thấy phụ nữ có đôi tay vụng về chính là những ‘thiên tài’ vui tính

Không phải ai cũng được ông trời phú cho đôi bàn tay khéo léo, vậy nên trên đời này mới có những cái được gọi là 'thảm họa' trong nhiều lĩnh vực: nấu nướng, làm đồ handmade...

Phát hiện hành tinh dị thường khác hoàn toàn các giả thuyết thiên văn từng biết

Các nhà thiên văn học kinh ngạc khi phát hiện một hành tinh “quái vật” với kích thước tương đương sao Mộc quay quanh ngôi sao nhỏ bằng nửa Mặt Trời. NGTS-1b – hành tinh khí nóng tới 986 độ quay quanh sao lùn đỏ quang phổ M cách Trái Đất 600 năm ánh

Phát hiện thiên thạch hình điếu xì gà, quỹ đạo như rơi từ trên xuống, tốc độ bay cực nhanh

Oumuamua được phát hiện lần đầu vào ngày 19 tháng 10 vừa qua bởi kính thiên văn tự động Pan-STARRS1 đặt tại Hawaii.

Lỗ đen (hố đen) là gì?

Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn bảo mật Gmail toàn diện

Làm sao để bảo vệ tài khoản Gmail an toàn trước tình hình tội phạm và an ninh mạng ngày càng tồi tệ? Hãy làm theo những hướng dẫn trong bài viết này để bảo mật Gmail toàn diện bạn nhé.

Cách chuyển dữ liệu từ iPhone cũ sang iPhone mới(iPhone X, iPhone 8, iPhone 7 )

Cách chuyển tất cả dữ liệu từ iPhone cũ sang iPhone mới hết sức đơn giản, tất cả là nhờ iCloud và iTunes. Đây là hướng dẫn chuyển dữ liệu từ iPhone cũ sang iPhone mới như iPhone X, iPhone 8/8 Plus, 6S/6S Plus, iPhone

Cách tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội trực tuyến

Giờ đây, chỉ cần có kết nối mạng Internet bạn có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), quá trình tham gia BHXH trực tuyến vô cùng nhanh chóng, mà không phải tốn công lên cơ quan BHXH như trước đây nữa.

Cách tạo file bat giúp xử lý lỗi 100% Disk Usage trên Windows 10

Bạn đang sử dụng Windows 10 và thường xuyên rơi vào tình trạng 100% Disk Usage? Hôm nay, TCN sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo file bat giúp xử lý lỗi 100% Disk Usage trên Windows 10.

Hướng dẫn đăng nhập Cốc Cốc Map trên điện thoại

Hiện nay có rất nhiều các phần mềm bản đồ để người dùng có thể sử dụng và phục vụ cho nhu cầu tìm địa điểm khác nhau trên Việt Nam, Cốc Cốc Map hay còn gọi là Nhà Nhà, là một ứng dụng hỗ trợ hoàn phù hợp với nhu cầu

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá máy tính bảng Kingcom Piphone Pluto: thiết kể đơn giản, hiệu năng đủ dùng

Kingcom Piphone Pluto là mẫu máy tính bảng chạy vi xử lý Intel SoFIA và có khả năng hỗ trợ nghe gọi, đàm thoại như những smartphone thông thường.

Tầm 7 triệu mua điện thoại nào cấu hình mạnh, thiết kế đẹp?

Nếu bạn đang có ý định mua một chiếc điện thoại ngoại hình bắt mắt cùng cấu hình mạnh mẽ trong tầm giá 7 triệu thì không nên bỏ qua bài viết bên ...

Xe Mazda 6 2016 – Dòng sedan mang phong cách thể thao với giá dưới 1 tỷ đồng.

Thiết kế KODO mang lại những kiểu dáng quyến rũ tựa như của một con mãnh thú đang phóng về phía trước. KODO được áp dụng cho dòng Mazda 6 nên mẫu xe sedan phân khúc D này mang phong cách thể thao, năng động.