Phát hiện thiên thạch hình điếu xì gà, quỹ đạo như rơi từ trên xuống, tốc độ bay cực nhanh

Giới thiên văn quốc tế đã sửng sốt khi phát hiện ra một thiên thạch có hình dạng giống như điếu xì gà đang xâm nhập rất nhanh vào hệ Mặt Trời của chúng ta. Thêm vào đó, thiên thể mang tên 1I/2017 U1 Oumuamua này được nhận định là vị khách đầu tiền đến thăm hệ Mặt Trời từ không gian liên sao. Oumumua trong tiếng Hawaii có nghĩa là 'vị khách đầu tiên' và 1I nghĩa là vật thể liên sao đầu tiên (1st Interstellar).
Phát hiện thiên thạch hình điếu xì gà, quỹ đạo như rơi từ trên xuống, tốc độ bay cực nhanh

Oumuamua được phát hiện lần đầu vào ngày 19 tháng 10 vừa qua bởi kính thiên văn tự động Pan-STARRS1 đặt tại Hawaii. Pan-STARRS1 được cho là đã chụp được nhiều hình ảnh về 'điếu xì gà bay' này từ nhiều ngày trước đó nhưng phần mềm phân tích tự động không nhận dạng được. Chỉ đến khi hình ảnh được chuyển đến tay các nhà nghiên cứu và tinh chỉnh thì họ mới phát hiện ra Oumuamua đang tiếp cận rất nhanh vào vùng trong của hệ Mặt Trời, nhanh hơn bất cứ thiên thể nào từng được quan sát với tốc độ 'bàn thờ'. Ngạc nhiên hơn, đường đi của Oumuamua giống như được thả từ trên xuống, nằm trong khoảng không giữa Mặt Trời và quỹ đạo của sao Thủy.

Hệ Mặt Trời được hình thành từ một đĩa vật chất phẳng và tất cả các hành tinh đều đang bay trên bề mặt của chiếc đĩa này. Mặc dù vậy, các vật thể nhỏ hơn như sao lùn và sao chổi có thể có quỹ đạo bay không ổn định như lệch hoặc nghiêng so với mặt phẳng nhưng không quá tách xa. Thế nhưng câu chuyện về Oumumua lại khác.

Oumuamua không giải phóng một lượng lớn bụi hay hạt vật chất khi nó nóng lên. Với những gì quan sát được, các nhà thiên văn nhận định Oumuamua trên đường bay phát ra lượng vật chất ít hơn 10 triệu lần so với một sao chổi thông thường. Vì vậy Oumuamua giống như một tiêu hành tinh và sắc đỏ của nó thể hiện rằng nó chứa rất nhiều hợp chất hữu cơ trên bề mặt.

Những gợi ý khác về thành phần của thiên thể này đến từ hình dạng và chuyển động tự xoay kì lạ của nó. Trong chu kỳ 7 giờ 45 phút, lượng ánh sáng mà Oumuamua phản chiếu thay đổi theo một tỉ lệ hơn 2.5 theo thang Albedo. Căn cứ theo tỉ lệ này các nhà thiên văn cho rằng một phần bề mặt của Oumuamua có đặc tính phản xạ ánh sáng khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại, từ đó họ xác định Oumuamua có hình dạng giống như điếu xì gà hay chính xác hơn là hình ellipsoid 3 trục trong đó 2 trục a và b dài khoảng 80 m còn trục c khoảng 800 m.

Các tác giả nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích vì sao Oumuamua lại xâm nhập vùng trong cùng của hệt Mặt Trời theo kiểu ném từ trên xuống như vậy. Họ cho rằng nó xâm nhập từ rìa ngoài của hệ Mặt Trời nhưng bằng một cách nào đó lại bị ném vào trong theo một góc rất kì lạ, có thể do tác động của một hành tinh nào đó. Theo các mô hình hình thành hệ Mặt Trời thì các hành tinh lớn có thể ném nhiều vật thể nhỏ vào không gian liên sao nên không ngạc nhiên khi chúng ta tìm được một thứ như vậy. Chỉ có điều Oumuamua lại có vẻ ngoài không giống bất cứ thứ gì thuộc về hệ Mặt Trời và phần lớn những vật thể như vậy thường sẽ giống sao chổi nhưng Oumuamua lại không.

Câu hỏi đang bị bỏ ngỏ đối với các nhà thiên văn là Oumuamua đến từ đâu. Hiện tại Oumuamua đang bay theo một quỹ đạo hình chảo. Giống như khi bạn ném một quả banh tennis xuống đất, sau khi rơi xuống dưới mặt phẳng vật chất của hệ Mặt Trời thì Oumuamua đang nẩy lên trở lại tại vùng không gian nằm giữa quỹ đạo của Trái Đất và sao Hỏa. 'Điếu xì gà bay' này hiện đang bay rất nhanh ra khỏi tầm quan sát của các kính thiên văn của chúng ta.

Dù vậy các nhà nghiên cứu kỳ vọng rằng trong thời gian tới, chúng ta sẽ được diện kiến những vị khách khác đến từ các vùng ngoài hệ Mặt Trời. Oumuamua được phát hiện chỉ ngay sau khi kính thiên văn tự động Pan-STARRS1 được cập nhật phần mềm và khả năng là trước đó chúng ta đã bỏ lỡ nhiều vị khách thú vị khác.

Theo: ArsTechnica

TIN LIÊN QUAN

NASA phát hiện một tiểu hành tinh di chuyển với tốc độ 95.000km/h trong Hệ Mặt Trời

Oumuamua có chiều dài khoảng 400m, lớn gấp 10 lần so với bề rộng của nó. Các nhà nghiên cứu cho biết chưa từng thấy vật thể nào có hình dạng như thế trong khoảng 750.000 tiểu hành tinh và sao chổi trong hệ Mặt Trời của chúng ta.

Phát hiện thiên thể lạ đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ

Sau hơn một tháng phân tích, các nhà thiên văn học đặt tên cho thiên thể bí ẩn được nhắc tới là 1I/2017 U1(’Oumuamua) và tin rằng nó là một trong hàng chục nghìn vật thể không xác định trong vũ trụ đến từ một Hệ Mặt Trời khác, Guardian hôm 21/11

Vật thể sáng rực nghi là thiên thạch lao xuống Mỹ

Một vật thể phát ra ánh sáng mạnh và lao qua bầu trời Mỹ chiều tối 26/12 thu hút sự chú ý của nhiều người dân nước này, UPI đưa tin.

Thiên thạch nổ rực trời ở Trung Quốc: Dân rao 70 triệu đồng/kg

Các mảnh vỡ được quảng cáo là của thiên thạch mới rơi đang được rao bán trên mạng.

Thiên thạch khổng lồ bốc cháy bay qua bầu trời Trung Quốc

Thiên thạch khổng lồ bốc cháy có năng lượng tương đương 540 tấn thuốc nổ TNT vừa được ghi lại khi bay qua bầu trời Trung Quốc.

Thiên thạch khổng lồ sắp bay ngang Trái đất

Ngày 17/12/2017, thiên thạch có tên 3200 Phaethon sẽ tiến gần đến Trái Đất. Đây là thiên thạch có kích thước tương đối lớn với đường kính 5km, thiên thạch này sẽ bay qua vị trí cách Trái Đất khoảng 10 triệu km, đây là khoảng cách gần theo tiêu

Phát hiện sao chổi từ tinh hệ khác xâm nhập Hệ mặt trời

Một sao chổi với quỹ đạo bay kỳ lạ khiến các nhà khoa học tin rằng nó đến từ một tinh hệ xa xôi nào đó bên ngoài hệ mặt trời. Kính thiên văn quan sát bầu trời ở Hawaii đã phát hiện một vật thể đang di chuyển với tốc độ cao được gọi ...

Thiên thạch Phaethon rộng gần 5 km áp sát, Trái đất có thể bị tấn công ngay trong tháng tới

Theo Sciencealert, các nhà thiên văn học trên thế giới cảnh báo, ngay trước Giáng sinh năm nay một thiên thạch rộng gần 5 km được đặt tên theo vị thần Hy Lạp Phaethon 3200 sẽ quét qua Trái đất của chúng ta.

THỦ THUẬT HAY

Mẹo sửa lỗi màn hình “Getting Windows Ready”trên Windows 10

Máy tính của bạn bị kẹt với màn hình “Getting Windows Ready” mà không thể truy cập hệ thống? Dưới đây là những cách nhác nhau để giải quyết vấn đề.

Game code Boom Bá Online

Mới đây xuất hiện tựa game code Boom Bá Online với các thức chơi quen thuộc nhưng lại vô cùng độc đáo trong thị trường game hiện nay. Việc tham gia thử nghiệm cũng được nhà phát hành chú trọng và kèm theo đó là các

Cách sao lưu danh bạ từ SIM trên iPhone sang tài khoản Google

Thực hiện sao lưu danh bạ điện thoại thường xuyên là điều vô cùng cần thiết, giúp bạn có thể bảo vệ địa chỉ liên lạc của mình một cách tối ưu, nhất là trong trường hợp bị mất máy. Vậy có khi nào bạn nghĩ đến việc sao

Hướng dẫn tải PUBG New State đơn giản nhất cho Android

Hướng dẫn bạn cách tải game PUBG New State cho điện thoại Android một cách đơn giản và nhanh chóng để có thể chiến tựa game này khi nó không được phát hành tại thị trường Việt Nam. Click để xem ngay nhé!

Cách khôi phục tin nhắn đã bị xoá trên Facebook

Chúng ta vẫn thường có thói quen xóa đi những tin nhắn trong Facebook. Nhưng nếu như chẳng may bạn lỡ tay xóa nhầm hoặc muốn lấy lại những tin nhắn đó thì làm như thế nào để có thể lấy lại chúng. Cách đơn giản là...

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Huawei Nova 8 SE: Dimensity 720, 4 camera sau 64MP, sạc nhanh 66W

Huawei Nova 8 SE có thiết kế khá giống với iPhone 12 của Apple nhưng nó được trang bị chip MediaTek và giao diện người dùng EMUI.

Đánh giá chi tiết Nokia 2 - Smartphone "nồi đồng cối đá, pin khủng"

Máy không quá nổi bật về thông số cấu hình nhưng nếu so với mức giá chưa đến 2.5 triệu đồng thì đây vẫn là sự lựa chọn đáng dành cho những ai đang có nhu cầu mua thêm 1 chiếc điện thoại dự phòng pin tốt hay đối với

Đánh giá WD My Passport SSD 1 TB: USB-C, ruột là ổ M.2 SanDisk, hiệu năng khá nhưng giá quá cao

WD My Passport SSD là chiếc ổ SSD di động đầu tiên của Western Digital và cũng là đầu tiên trong dòng My Passport. Chiếc ổ này chỉ vừa được bán ra, có 3 tùy chọn dung lượng là 256/512 GB và 1 TB.