Thương lượng và thỏa hiệp trong tình yêu là điều mà chúng ta không thể nào tránh khỏi. Bạn đã thực sự nắm vững những nguyên tắc then chốt để duy trì mối quan hệ ấy chưa?
Trong một mối quan hệ, ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn xảy ra. Cho dù bạn ghét phải hi sinh nhưng khi yêu thì việc chiều chuộng đối phương là hết sức cần thiết
Khi bạn có những thỏa hiệp chưa đúng, đối phương sẽ cảm thấy họ là người duy nhất hi sinh trong tình yêu. Mối quan hệ một chiều này có thể gây tổn thương lẫn nhau, thậm chí kết quả nhận được là sự đổ vỡ trong tình yêu. Vì vậy, điều quan trọng hơn cả là phải biết cách thỏa hiệp để cả hai đều cảm thấy được xử lí công bằng.
Chúng ta nghĩ rằng nó tốt đẹp nếu cả hai đều hết lòng với nhau, nhưng đây chưa phải là tất cả
Ở cốt lõi của nó, sự thỏa hiệp sẽ trở nên khó khăn khi một trong hai cảm thấy chưa nhận được những gì họ muốn. Điều này có thể khiến họ từ bỏ mong muốn của mình đối với đối phương. Trong khi sự thỏa hiệp sẽ trở nên tốt đẹp nếu chúng ta hết lòng với nhau.
Đôi khi chỉ vì mong muốn của riêng mình mà ta không nhận ra rằng chính chúng ta là người không muốn thỏa hiệp. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm rạn nứt những mối quan hệ. Hãy cân bằng ước muốn của cả hai để tình yêu được bền vững.
Cả hai đều muốn thỏa hiệp nhưng không ai muốn nói lên suy nghĩ nội tâm của mình nên mối quan hệ càng trở nên phức tạp. Điều này có thể gây hiểu nhầm, thậm chí là không tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, một khi có suy nghĩ gì, bạn hãy nói thẳng thắn thay vì im lặng!
Khi bạn thương lượng thành công, mối quan hệ sẽ phát triển theo hướng tích cực vì cả hai được hiểu nhau hơn
Bạn gạt bỏ đi ước muốn của bản thân để cân bằng mối quan hệ. Nó sẽ là nấc thang giúp bạn chạm sâu trái tim của đối phương. Cả hai cùng cố gắng thì chắc hẳn mối quan hệ này sẽ còn phát triển hơn nữa. Nếu cảm thấy bị lợi dụng hoặc nghĩ rằng bạn là người duy nhất thỏa hiệp, đó là một vấn đề lớn. Bạn cần phải nói ra hết suy nghĩ của mình để đối phương hiểu rõ, nếu không bạn sẽ mãi là người chịu thiệt.
Làm cách nào để thỏa hiệp?
Giữ sự công bằng trong mối quan hệ
Trước khi bạn yêu cầu một thỏa hiệp có lợi cho mình, hãy xem xét điều đó có phù hợp với bản thân hay không, và hãy suy nghĩ rằng đối phương có chịu đựng được yêu cầu đó không. Bạn nghĩ cho bản thân nhưng đừng ích kỉ quá, và ngược lại, hãy quan tâm đến mình hơn thay vì suy nghĩ cho đối phương quá nhiều.
Đừng làm điều này khi tâm lý của bạn chưa thực sự ổn định
Hãy thảo luận khi bạn thật sự bình tĩnh! Đây chỉ là một cuộc thảo luận chứ không phải là một cuộc chiến. Sự thỏa hiệp được tạo ra trong thời gian tâm lí bất ổn sẽ chỉ làm hỏng mối quan hệ tốt đẹp.
Đừng thỏa hiệp những điều quan trọng
Hãy nhớ rằng: Thỏa hiệp sẽ có lợi cho bạn về lâu dài! Nếu sự thỏa hiệp liên quan đến gia đình, tình bạn hay sự nghiệp thì bạn phải suy nghĩ thật kĩ trước khi đưa ra quyết định. Đừng vì tình cảm cá nhân mà đánh đổi tương lai trước mắt.
Hãy nghĩ đây là một phần của tình yêu
Nói tóm lại, sự thỏa hiệp là một phần của tình yêu. Nó có thể là thử thách khó khăn, đôi khi cũng làm bạn nản lòng muốn từ bỏ. Nhưng tình yêu là vậy, có vất vả gian nan mới thú vị, chẳng riêng bạn mới rơi vào tình trạng này đâu.
Sự đồng cảm
Khi đối phương đã nói ra những suy nghĩ của mình, hãy lắng nghe và góp ý dù cho ý kiến đó có như thế nào đi chăng nữa.
Lời khuyên:
Có những lúc chúng ta gạt bỏ đi tất cả mọi thứ để níu kéo tình yêu, nếu cả hai cùng làm thì tuyệt vời biết bao! Nhưng khi thỏa hiệp chỉ đến từ một phía và bạn là người trao đi thì hãy xem xét lại. Nếu sức chịu đựng của bạn không còn đủ nữa thì mình khuyên bạn hãy là người chấm dứt thứ tình cảm ấy đầu tiên. Đó đâu còn là tình yêu đẹp và lãng mạn như ngày nào nữa, rạn nứt và mục nát rồi! Bạn càng cố gắng thì nó chỉ tăng thêm tổn thương con tim bạn mà thôi...
Nguồn: Life Hack