Trên thực tế, tỷ lệ tiêm chủng ở nhiều quốc gia đang phát triển đã không đáp ứng được mục tiêu của WHO. Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus lưu ý rằng hiện chưa đến 5% dân số ở Châu Phi được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, các nước có thu nhập cao và trung bình đã sử dụng tới 75% lượng vaccine COVID-19 được sản xuất trên thế giới cho đến nay. Theo báo cáo cho biết ít nhất 10 quốc gia trên khắp Châu Mỹ Latin và Caribe có tỷ lệ tiêm chủng dưới 25%, tính đến hôm thứ 4. Còn ở Jamaica, Nicaragua và Haiti thì chỉ dưới 10%.
Guterres đã bày tỏ: “Việc không phân phối công bằng vaccine không chỉ là vấn đề trái với đạo đức mà còn là ngu ngốc. Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn, virus sẽ phát triển và lây lan như hiện tượng cháy rừng ở phía nam thế giới. Nếu điều đó xảy ra, thì nguy cơ một ngày đó, có thể rất sớm thôi, một biến thể khác sẽ có khả năng chống lại vaccine xuất hiện. Khi đó mọi nỗ lực tiêm chủng được thực hiện ở các nước phát triển, dù một hay 2, thậm chí 3 mũi đều vô ích, người dân sẽ không được bảo vệ đúng cách.'
Ngày 5/10 vừa qua, các quan chức của WHO đã cho biết rằng có 56 quốc gia đã bỏ lỡ mục tiêu tiêm chủng cho 10% dân số vào cuối tháng 9. Với tổng 5 triệu ca tử vong do COVID-19 trên thế giới, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO cho rằng chính khả năng tiếp cận vaccine toàn cầu đã khiến nhiều người “chết một cách không cần thiết.”
Các quan chức y tế Mỹ đã từng ví những người chưa tiêm chủng cứ như đại diện cho hầu hết các trường hợp tử vong vì COVID-19 của quốc gia đó. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, những người không được tiêm phòng có nguy cơ tử vong cao gấp 11 lần, cùng với đó là nguy cơ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng cao hơn 10 lần. Bên cạnh đó, CDC còn cho rằng những người chưa được tiêm sẽ có nguy cơ nhiễm virus cao hơn 4,5 lần.
Theo CNBC
liên hợp quốcwhovaccinecoronacovid-19