Nhưng câu hỏi là nếu giới trẻ Trung Quốc không dành thời gian follow những thần tượng mà họ yêu thích, chơi video và lướt các mạng xã hội thì họ sẽ làm gì? Trung Quốc đang muốn người trẻ tuổi dành thêm thời gian tập thể dục thể theo, học về Tư tưởng Tập Cận Bình (giờ đã được phổ cập dần vào các cấp phổ thông). Nhưng cũng như bao nước khác, những người trẻ Trung Quốc cũng có những suy nghĩ riêng.
Khoảng 40 năm trước, ý tưởng về một “văn hóa trẻ” nghe rất xa lạ với một xã hội những người lớn chăm chỉ làm việc và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khi người ta bắt đầu giàu có hơn, người ta bắt đầu có thời gian rảnh, nhưng ngay cả khi đó thì họ thường bắt con mình học hành để có một tương lai đỡ cực nhọc hơn bố mẹ của chúng. Ở các vùng đô thị Trung Quốc, việc học của một đứa trẻ cấp một có thể kéo dài 9 tiếng, chưa tính 2 tiếng đi học thêm. Sau thời gian ăn và thời gian sinh hoạt gia đình, trẻ sẽ phải đi làm bài tập, tốn thêm nhiều giờ nữa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em Trung Quốc rất thiếu ngủ.
Bên cạnh những áp lực trên, những áp lực mới cũng xuất hiện, ví dụ như văn hóa tiêu dùng toàn cầu nhắm vào giới rẻ. Như các cơ quan báo chí trực thuộc chính phủ Trung Quốc nói, Generation Z - Gen Z, những người sinh từ năm 1995 đến 2010, là thế hệ sung túc nhất trung lịch sử nước này. Theo một khảo sát, Gen Z Trung Quốc thậm chí còn chi nhiều tiền hơn so với Gen Z ở những nước khác. Chi tiêu tiêu dùng của thế hệ này chiếm tơi 13%, trong khi ở Mỹ là 4% còn ở Anh là 3%.
Sức chi tiêu mạnh này lại gặp một xu hướng văn hóa mới: mạng xã hội. Sau nửa đêm, các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc trở nên sôi động với các bài post về những idol tuổi teen. Ngày càng nhiều người quan tâm về các bài hát, về các show mà họ tham gia, hay về đời tư của họ. Hiện tại những hình tượng “tiểu thịt tươi” - những người nam trẻ đẹp, thường là có trang điểm đẹp mắt - không chỉ là nguồn gốc của rất nhiều “drama” mà còn có tác động mạnh tới hình ảnh của những người trẻ sống trong các đô thị lớn ở Trung Quốc. Thị trường mỹ phẩm dành cho nam bùng nổ trong thời gian ở nước này càng chứng minh cho thông tin trên. Và fan của họ thì rất trung thành đến mức họ có thể mua nhiều bản của một album mới ra mắt chỉ để tăng thứ hạng cho thần tượng của mình trên các bảng xếp hạng (và thường là họ thành công nhé).
Không chỉ ở Trung Quốc, tại nhiều quốc gia khác trên thế giới xu hướng này cũng đang đi lên, đặc biệt là khi người ta ngày càng muốn khẳng định bản thân và tạo địa vị trong xã hội. Nhưng chính quyền Trung Quốc thì không đồng tình với điều này, họ xem văn hóa của giới trẻ là một “cuộc chiến tư tưởng”. Thế nên họ sẽ hủy hoặc cấm những hoạt động giải trí hướng đến giới trẻ mà họ xem là có nguy cơ ảnh hưởng.
Hiện tại ảnh hưởng của các lệnh và quy định cấm chưa quá rộng. Trẻ vị thành niên có thể “lách luật” để tránh giới hạn về số giờ chơi game mỗi ngày. Số lượng fan của các thần tượng Hàn Quốc vẫn còn rất lớn, và thường xuyên theo dõi họ trên các mạng xã hội khác nhau mặc cho việc kiểm soát Internet ở Trung Quốc. Và không như các thế hệ trước, Gen Z có khả năng tìm ra những giải pháp công nghệ để lách sự kiểm soát từ nhà nước.
Dù sao đi nữa, nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc định hình giới trẻ Gen Z ở Trung Quốc đang rõ ràng, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với sự hỗ trợ của cá nhân ông Bình, các biện pháp đang được đưa ra một cách khắt khe. Để xem họ sẽ thay thế văn hóa mua sắm đồ hiệu, văn hóa chơi game và việc theo dõi các ban nhạc nam như thế nào khi mà người trẻ Trung Quốc đã yêu thích những văn hóa này từ rất lâu. Giáo dục tư tưởng và lòng yêu nước là một hướng đi tốt, nhưng không phải người trẻ nào cũng nghĩ rằng đây là thứ họ nên dành thời gian.
Và có lẽ chính quyền Trung Quốc sẽ sớm học được cách mà cha mẹ của nhiều nơi khác đã hiểu từ lâu: càng cấm cái gì, trẻ con lại càng thích và muốn tìm hiểu về cái đó.
Nguồn: Trung Quốc
trung quốcgiới trẻgen z