Mối là “kẻ hủy diệt thầm lặng” bởi vì chúng có thể bí mật ẩn náu và phát triển mạnh trong nhà hoặc sân vườn…, chúng chỉ có ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Một chàng trai đã phát hiện ra một tổ mối to. Tổ mối này to đến mức một người có thể chui vừa vào trong.
Đây là con mối chúa được phát hiện, nó to gấp rất nhiều lần so với những con khác. Mối chúa có trọng lượng bằng khoảng 300 lần mối lao động, đảm nhiệm chức năng sinh sản trong tổ. Nếu diệt mối mà chưa diệt được “cỗ máy đẻ” này là chưa trừ tận “gốc” tổ mối. Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi tổ trừ trường hợp ngập úng, chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại.
Sự bố trí giữa các tổ mối phụ khá phức tạp, chúng thường nằm cách tổ chính tầm 5m, và rất khó để có thể phát hiện ra hoạt động của chúng.
Có khoảng 40 tổ mối khác nhau, con đường tìm kiếm tổ mối chính khá phức tạp, phải mất rất nhiều công sức mới tìm thấy tổ mối chính.
Cách đào đường hầm của loài mối được xem như những thiết kế tiên tiến nhất hiện nay của con người. Từ việc thiết kế vòm với những đường cong hoàn hảo cho tới việc phân bố các tổ.
Một loạt những tổ lớn nhỏ được tìm thấy.
Phải mất ít nhất 10 năm để hoàn thành tổ mối to thế này.
Theo các chuyên gia cho biết để hình thành tổ mối lớn thế này phải mất ít nhất 10 năm. Hàng năm vào tháng 4, 5 là khoảng thời gian mối giao phối và tìm kiếm cho mình nơi phù hợp để sinh sản. Thông thường mối chúa có tuổi đời hơn 10 năm và trường hợp mối chúa có tuổi đời 30 năm thì hiếm gặp.
Mối rất hay xuất hiện ở các kè hoặc đập bởi chúng cần nước để sinh sống. Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài tổ. Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý.
Quỳnh Chi