Năm đại lộ đầu tiên của Sài Gòn xưa

Sau khi người Pháp đánh chiếm Sài Gòn, trung tá công binh Coffyn được giao lập quy hoạch cho thành phố tương lai 'Sài Gòn 500.000 dân' (Saigon ville de 500.000 âmes).

Đồ án của Coffyn phác thảo một đô thị rộng 25 km2 với ranh giới là rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn và một đường nối từ chùa Cây Mai (góc đường Hồng Bàng - Nguyễn Thị Nhỏ, nay không còn) đến đường chiến lũy cũ của đồn Kỳ Hòa.

Chiều rộng các đường chính loại một (đại lộ - boulevard) là 40 m, vỉa hè 4 m, mỗi bên 2 hàng cây; đường loại hai (route/rue) là 20 m, loại đường này có vỉa hè rộng 2 m, mỗi bên 1 hàng cây.

Năm đại lộ đầu tiên của Sài Gòn xưa
Đường Nguyễn Huệ khi mới được xây dựng.

Đại lộ Nguyễn Huệ (tên thời thuộc Pháp Charner)

Con đường dài 0,7 km, từ trụ sở UBND TP HCM hiện nay, đến bờ sông Sài Gòn. Lúc người Pháp đánh Sài Gòn, nơi đây còn là con kênh.

Năm 1865, một phần đoạn kênh bị lấp, 20 năm sau con kênh này bị lấp hoàn toàn để xây dựng con đường lớn mang tên đại lộ Charner (còn được gọi là đường Kinh Lấp).

Từ năm 1955 đến nay, con đường này mang tên đại lộ Nguyễn Huệ. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, nó vẫn là một trong những con đường sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất Sài Gòn.

Hiện, đường Nguyễn Huệ đã được cải tạo thành quảng trường đi bộ với tổng kinh phí 430 tỷ đồng. Dài 670 m, rộng 64 m, toàn bộ trục đường từ trụ sở UBND TP HCM đến Bến Bạch Đằng được lát đá granite với hai đài phun nước và hệ thống cây xanh.

Bên dưới quảng trường có hệ thống ngầm gồm trung tâm theo dõi, trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng, hệ thống nhà vệ sinh hiện đại… 

Mỗi ngày có hàng nghìn người đến tham quan, vui chơi, chụp ảnh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Đại lộ Lê Lợi (tên thời thuộc Pháp là Bonard)

Ban đầu đây cũng là con kênh dài gần 1 km do người Pháp đào, một đầu đổ ra sông Sài Gòn, đầu còn lại nối với kênh Olivier đổ ra rạch Bến Nghé để tiêu thoát nước. Khoảng năm 1880, kênh bị lấp hoàn toàn để xây dựng thành đại lộ Bonard.

Đại lộ Lê Lợi thời thuộc Pháp.
Sau khi Nhà hát thành phố và Chợ Bến Thành mới (chợ Mới) thành lập vào năm 1914, ga xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho được dời từ đầu đường Hàm Nghi đến vị trí ở quảng trường Cuniac (quảng trường Quách Thị Trang) và ôtô bắt đầu phát triển vào khoảng thập niên 1920 thì đại lộ Bonard chiếm ưu thế về kinh tế so với những con đường khác như Catinat (Đồng Khởi), Charner.
Từ năm 1955 đến nay, đường này mang tên Lê Lợi và vẫn được mệnh danh là con đường thương mại vì có nhiều cửa hàng, thương hiệu lớn.

Đại lộ Hàm Nghi

Đây vốn là con rạch tên Cầu Sấu - từ sông Sài Gòn về giao lộ Hàm Nghi - Pasteur hiện nay. Trong năm từ 1867-1868, rạch được lấp tạo thành một trục đường rộng 56 m với tên gọi Canton.
Năm 1885, đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho (tuyến đầu tiên của Sài Gòn) được mở chạy dọc theo đại lộ (trước khi đi ra phía Chợ Lớn và Mỹ Tho) khiến con đường ngày càng nhộn nhịp hơn. Có giai đoạn, đại lộ được chia thành hai đường riêng biệt ở hai bên của đường ray xe lửa, mỗi con đường được đặt theo tên của đô đốc Pháp - đường Krantz ở phía Bắc và đường Duperré về phía Nam.
Năm 1914, hai con đường Krantz và Duperré được sáp nhập lại và đặt tên đại lộ là Somme. Đến năm 1955, đường này được chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi thành Đại lộ Hàm Nghi với chiều dài gần một cây số (từ đường Tôn Đức Thắng và kết thúc ở công trường Quách Thị Trang - Bùng binh chợ Bến Thành).
Đường Hàm Nghi một thời là nơi phát xuất của các xe tramway đi trong thành phố Sài Gòn cũng như các tuyến xe lửa đi qua cảng và về nhà ga Sài Gòn. Nhà ga Sài Gòn đầu tiên được thiết lập trên đường Hàm Nghi gần bến Bạch Đằng về sau dời về khu vực chợ Bến Thành.

Đại lộ Lê Duẩn

Dài khoảng 2 km nối Thảo cầm viên Sài Gòn với Dinh Độc Lập, con đường có từ trước khi Sài Gòn bị người Pháp đánh chiếm. Sau đó nó được nối với đường trung tâm Hoàng thành cũ, thành đại lộ trung tâm của khu vực đầu não chính quyền mới.
Lúc đầu, đường mang tên là đại lộ Chính Phủ, về sau đổi tên là đại lộ Norodom (tên một nhà vua Campuchia từng đến thăm Sài Gòn).

Đại lộ Lê Duẩn thời Pháp thuộc.

Năm 1950, Dinh Norodom được Chính phủ Bảo Đại đổi tên thành Dinh Độc Lập và đường Norodom được đổi thành đường Thống Nhất. Năm năm sau khu vực đại lộ Thống Nhất trở thành khu vực chính trị và ngoại giao của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa với rất nhiều cơ quan đầu não cùng các cơ quan ngoại giao.
Sau năm 1975, Dinh Độc Lập được đổi tên thành Dinh Thống Nhất và đường Thống Nhất đổi thành Đường 30 tháng 4. Đến năm 1986, đại lộ này được chính quyền TP HCM đổi thành đường Lê Duẩn.
Đây là một trong những con đường xưa nhất Sài Gòn, được đổi tên 4 lần từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XXI. Đại lộ Lê Duẩn mang trên mình đầy đủ chuyển động tiêu biểu của lịch sử thành phố hơn 300 tuổi.

Đại lộ Tôn Đức Thắng

Là tuyến đường lớn và lâu đời nhất của vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc nó gồm ba đường khác nhau: đoạn thứ nhất (có từ thời nhà Nguyễn) bắt đầu từ cầu Khánh Hội đến Công trường Mê Linh; đoạn thứ hai từ Công trường Mê Linh đến giáp nhà máy Ba Son và đoạn cuối cùng từ bờ sông vào đến đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Người Pháp đã theo con đường này từ trại Thủy Quân lên đánh thành Gia Định và hạ thành ngày 17/2/1859. Năm 1865, nó được đặt tên là Boulevard de la Citadelle. Đến năm 1901, đổi thành đường Luro. Năm 1955, đường này được chính quyền Sài Gòn đổi thành đại lộ Cường Để - tôn thất nhà Nguyễn.
Mãi đến năm 1980, đại lộ Cường Để được chính quyền thành phố đổi thành đường Tôn Đức Thắng, nhưng cắt đoạn từ đường Lê Duẩn đến đường Nguyễn Thị Minh Khai nhập vào đường Đinh Tiên Hoàng.
Trong khi phần lớn các tuyến đường, nhất là khu trung tâm thành phố, đều có độ rộng 6-8 m, Sài Gòn may mắn có 5 đại lộ khang trang với các tiêu chuẩn về chiều rộng mặt đường và cây xanh đô thị.
Về sau, cùng với sự phát triển, ngày càng nhiều tuyến đường lớn được xây dựng như: Boulevard Galliéni (nay là Trần Hưng Đạo), Xa lộ Hà Nội (thời chính quyền Việt Nam Cộng Hoà) rồi sau này có thêm nhiều đại lộ như Đông Tây (Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ), Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (Phạm Văn Đồng)…
Tuy nhiên, 5 tuyến đại lộ đầu tiên của Sài Gòn vẫn là những trục đường quan trọng ở trung tâm TP HCM.
Theo mô tả của ông Jules Boissiere năm 1874: 'Sài Gòn có sáu đại lộ (boulevard), 40 đường (route/rue)'. Ngoài 5 đại lộ trên, một con đường khác cũng từng được xếp vào hàng đại lộ là Chasseloup Laubat (với tên ban đầu là đường Chiến Lược - route Stratégique; rồi đại lộ số 25 - Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay).
Đây vốn là đường thiên lý từ thành Gia Định ra miền Trung, miền Bắc, đồng thời nối với đường sang Campuchia (Cách Mạng Tháng Tám hiện nay). Tuy nhiên, với tiêu chí của Coffyn thì con đường vốn chỉ rộng hơn 10 m này đã lần hồi bị giáng từ đại lộ xuống 'đường' (rue) như trong nhiều bản đồ xưa của Pháp ít nhất từ đầu thế kỷ 20.
VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Trạm thu phí Xa lộ Hà Nội ngưng thu phí từ 1/1/2018

Đây có thể xem là tin vui đặc biệt với người dân và giới kinh doanh vận tải TP.HCM.

Hà Nội kiến nghị mở rộng nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ

Do lưu lượng giao thông qua nút rất lớn, việc kết nối, tổ chức giao thông giữa đường trên cao và dưới thấp chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến thường xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt là các dịp lễ, tết và các ngày cuối tuần.

Bộ Giao thông nói gì về việc “đi 250m phải nộp phí toàn tuyến”?

Theo văn bản số 1797/TTKQH-GS ngày 25/5/2018 của Tổng thư ký Quốc hội kèm theo Phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội Hồ Thanh Bình - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, trạm thu giá T2 tại Km50+050 trên QL91 (Lộ Tẻ Rạch Sỏi) đã và đang gây bức xúc

Hà Nội xây cầu Mễ Sở vượt sông Hồng nối Hưng Yên

UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ GTVT, UBND tỉnh Hưng Yên và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Dự án nêu trên phù hợp với các Quy hoạch có liên quan và đúng các quy định hiện hành.

Bến Tre: Lại xuất hiện hiện tượng đòi trả lại 100 đồng tại BOT Rạch Miễu

'Giao công an tỉnh rà soát nắm rõ sự vụ, đồng thời phối hợp với Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu và các cơ quan chức năng liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch, giải pháp xử lý các trường hợp tương tự để đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu giá BOT

Chuyện lạ ở Vân Côn (Hoài Đức): Đường mới làm, kè mương sạt lở do… người dân đi lại nhiều

Chiều 2-10, trong quá trình thi công Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Vân Côn, tuyến 1, từ ngã tư Trâu Trắng đi Cát Thuế; tuyến 2 từ đội 5 Cát Thuế đến Trại Thốp thì tuyến số 1 đã xảy ra sự cố. Một đoạn kênh mương

Đầu tư gần 3.900 tỷ đồng làm tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình

Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình.

THỦ THUẬT HAY

Những vấn đề thường xuyên gặp trên máy tính và smartphone và cách khắc phục

Vì đây là những vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể âm thầm gây bệnh lên thiết bị của bạn mà bạn không hề hay biết, ngoài ra còn những nguyên nhân khác cũng có thể tàn phá thiết bị của bạn.

3 cách kiểm tra CPU hoặc GPU có ép xung không

Việc ép xung CPU hoặc GPU nếu không cẩn thận có thể làm hỏng phần cứng. Để tránh điều đáng tiếc này xảy ra, dưới đây là 3 cách đơn giản để kiểm tra xem CPU và GPU có được ép xung không?

Top 5 công cụ kiểm tra Backlink miễn phí

Giới thiệu độc giả những website bổ ích cho những SEOER kiểm tra Backlink hiệu quả và nhiều ứng dụng tuyệt vời hơn thế nữa.

Thủ thuật đổi font chữ cho Samsung Galaxy S8 theo sở thích

Gần đây rất nhiều bạn đã hỏi Trangcongnghe về việc thay đổi font chữ cho Samsung Galaxy S8, để trả lời câu hỏi đó ban biên tập hân hạnh được giới thiệu với các bạn bài viết dưới đây.

Cách sửa lỗi 100% Disk trên Windows

Bạn đang sử dụng Windows 8.1/10 và thường xuyên rơi vào tình trạng 100% Disk Usage và CPU? Hôm nay, TCN sẽ tổng hợp các cách có thể giúp bạn xử lý lỗi 100% Disk trên Windows.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Cận cảnh OnePlus Buds Z2: Giá rẻ, chống ồn cực tốt, âm thanh cực đỉnh

OnePlus mới đây vừa cho ra mắt chiếc tai nghe không dây giá rẻ mang tên OnePlus Buds Z2. Mời các bạn cùng chúng tôi chiêm ngưỡng cận cảnh OnePlus Buds Z2 để xem chiếc tai nghe này có gì thú vị nhé. Vỏ hộp của OnePlus

Đánh giá chi tiết Mitsubishi Xpander AT 2018 sau hành trình lái thử

Mitsubishi gọi Xpander là mẫu xe crossover MPV, nghĩa là kết hợp ưu điểm của cả dòng xe crossover và MPV. Ngoại hình ấn tượng mạnh mẽ, đột phá với ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield - Vẻ đẹp từ công năng, kết hợp với tối

Đánh giá hiệu năng Samsung Galaxy J7 Prime: Đủ mạnh cho các vụ thông dụng

Galaxy J7 Prime sở hữu phần cứng mạnh mẽ với hiệu năng tốt so với nhiều thiết bị cùng tầm giá.