Trung Quốc sẽ mang cây trồng và côn trùng lên Mặt Trăng để tạo hệ sinh thái vào cuối năm nay

Trước đây Trung Quốc đã khởi động sứ mạng khám phá Mặt Trăng mang tên CLEP, còn có tên khác là Hằng Nga. Chương trình này đã gởi 2 tàu xoay quanh quỹ đạo và 1 tàu thăm dò hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng.
Trung Quốc sẽ mang cây trồng và côn trùng lên Mặt Trăng để tạo hệ sinh thái vào cuối năm nay

Vào cuối năm nay trong sứ mạng mang tên Hằng Nga 4, Trung Quốc sẽ tiếp cận tới những vùng xa hơn trên Mặt Trăng để nghiên cứu địa chất và thử tác động của trọng lực trên Mặt Trăng đối với côn trùng và thực vật.

Một trong những giai đoạn khác của sứ mạng là đưa một vệ tinh chuyển tiếp lên quỹ đạo của Mặt Trăng bằng tên lửa Trường Chinh 5 vào tháng 6 sắp tới. Vệ tinh chuyển tiếp này sẽ quay quanh quỹ đạo L2 giữa Trái Đất - Mặt Trăng (điểm L2 còn gọi là Lagrange, nằm trên đường thẳng nối dài giữa Trái Đất và Mặt Trăng), sau đó tới cuối năm nay thì tàu hạ cánh và tự hành sẽ được chính thức gởi lên đó.

Thiết kế trưởng của dự án cho biết: “Khoang chứa trong sứ mạng sắp tới sẽ gởi khoai tây, hạt cải Arabidopsis và trứng tằm lên bề mặt Mặt Trăng. Những quả trứng sẽ được ấp nở thành tằm, từ đó tạo ra CO2, còn khoai tây và hạt giống sẽ phát ra oxy qua quá trình quang hợp. Từ đó, chúng sẽ tạo nên một hệ sinh thái trên Mặt Trăng.”

Mặt khác, sứ mạng sắp tới còn tiến xa hơn vào một vùng chưa được khám phá nằm ở vùng tối của Mặt Trăng là vùng lòng chảo ở cực nam Aitken. Với đường kính khoảng 2500 km và sâu 13 km, đây là lòng chảo đơn lớn nhất trên Mặt Trăng và cũng là một trong những lòng chảo lớn nhất Hệ Mặt Trời. Khu vực lòng chảo này không chỉ hấp dẫn các nhà khoa học vì độ lớn của nó mà ngoài ra, người ta còn tìm thấy bằng chứng cho thấy ở đây còn có thể chứa băng. Có giả thuyết nói rằng có thể trước đây vùng này đã bị thiên thạch va vào, sau đó để lại băng và tồn tại tới bây giờ do vùng đó vĩnh viễn chìm trong bóng tối.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học muốn tìm hiểu về vùng này. Từ những năm 1960, các sứ mạng Apollo 15,16 và 17 của Mỹ đã cố tìm cách quan sát nó từ quỹ đạo. Sau này thì nhiều dự án khác, điển hình như Chandrayaan của Ấn Độ cũng đã làm điều tương tự. Gần đây nhất là sứ mạng NASA gởi máy dò Moon Impact để kích thích giải phóng vật chất để các vệ tinh quan sát từ quỹ đạo trên cao. Dựa vào đó, người ta đã xác nhận sự hiện diện của băng tuyết ở vùng lòng chảo Aitken.

Cũng vì phát hiện nói trên mà cộng đồng khám phá không gian thế giới đã nhấn mạnh rằng khu vực cực nam chính là nơi lý tưởng để đặt căn cứ nếu muốn xây dựng trên Mặt Trăng. Trên suy nghĩ đó, sứ mạng Hằng Nga 4 sắp tới của Trung Quốc sẽ điều tra khả năng sinh sống và làm việc của con người trên Mặt Trăng thông qua việc khảo sát một cách chi tiết điều kiện thổ nhưỡng trên đó. Bên cạnh đó, họ còn thử nghiệm khả năng tồn tại và sinh trưởng của thực vật dưới Trái Đất trong điều kiện trọng lực của Mặt Trăng vốn chỉ chỉ bằng 16% so với Trái Đất.

Và Trung Quốc hay Mỹ cũng không phải là những ứng cử viên duy nhất trong cuộc đua trở lại Mặt Trăng mà nhiều tổ chức lẫn công ty tư nhân khác cũng đang tìm cách làm điều đó. Điển hình như cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu ESA cũng từng nói về dự án xây dựng “Ngôi làng quốc tế trên Mặt Trăng” tại khu vực cực nam vào những năm 2030. Tương tự, Roscosmos của Nga cũng có kế hoạch gởi robot thăm dò lên khu vực này vào năm 2020 nhằm thu thập và phân tích các mẫu băng đá.

Trở lại sứ mạng Hằng Nga sắp tới của Trung Quốc, nếu mọi thứ diễn ra như kế hoạch thì họ cho biết sẽ tiến hành thêm nhiều sứ mạng khác bằng robot tự hành và thậm chí là một sứ mạng có người trong vòng 15 năm tới. Bên cạnh đó, họ còn dự định xây dựng một kính thiên văn radio đặt tại vùng tối của Mặt Trăng để chuyển tín hiệu về Trái Đất mà không bị phân tán bởi các tín hiệu đi từ dưới lên. Tất nhiên, với sự tham gia của Trung Quốc thì cuộc đua lên Mặt Trăng sẽ ngày càng sôi động trong tương lai, tuy nhiên vẫn chưa rõ những ảnh hưởng của việc mang cây trồng và côn trùng tới môi trường của Mặt Trăng. Hy vọng họ có cách cẩn thận kiểm soát được những rủi ro của nó.

Tham khảo WAF, UT

TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc sẽ đưa cây và côn trùng lên Mặt Trăng năm 2018

Trung Quốc dự định thực hiện nhiệm vụ không gian Hằng Nga 4 nhằm nghiên cứu địa chất và tìm hiểu tác động của lực hấp dẫn trên Mặt Trăng đến côn trùng và thực vật từ Trái Đất trong năm nay, Futurism hôm 5/1 đưa tin.

Trạm vũ trụ của Trung Quốc sắp lao xuống Trái đất

Theo Guardian, trong vài tuần qua, trạm vũ trụ Thiên Cung 1, vốn gặp trục trặc từ năm 2016, đang vỡ vụn và có xu hướng lao vào bầu khí quyển của Trái Đất với tốc độ cao.

Trạm vũ trụ 8,5 tấn của Trung Quốc sẽ đâm xuống Trái Đất cuối tháng 3

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 đang rơi mất kiểm soát và sẽ lao qua khí quyển Trái Đất vào cuối tháng 3 nhưng không gây nhiều rủi ro cho con người, CNN hôm qua đưa tin.

Trạm vũ trụ của Trung Quốc sẽ lao xuống bề mặt Trái Đất trong vài tháng nữa

Trạm không gian nặng 8,5 tấn Tiangong-1 (Thiên cung 1) của Trung Quốc đang lao về phía Trái Đất với tốc độ rất nhanh và dự kiến sẽ đâm sầm vào bề mặt hành tinh của chúng ta trong vài tháng nữa. Được phóng lên vào năm 2011, trạm vũ trụ Tiangong-1

Chàng trai Việt & chuyến đi 30 quốc gia - sau 300 ngày khởi hành giờ ra sao?

Gần 300 ngày, anh đã chinh phục được 3/4 chặn đường đầy khó khăn & nguy hiểm đối với anh, tuy nhiên sự tò mò cũng như yêu thích khám phá sự mới lạ chính là động lực để anh tiếp tục chinh phục các nước còn lại. Bộ ảnh dưới đây tổng hợp anh đang

Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới hạ cánh thành công tàu thăm dò ở vùng tối Mặt Trăng

Theo China Global Network Network America, sáng nay (3/1) Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh thành công một tàu do thám ở vùng tối của Mặt trăng. Một tàu đổ bộ và thám hiểu của Trung Quốc, được phóng vào đầu tháng 12, đã hạ xuống một

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh lùn có vành đai giống sao Thổ

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một vành đai quanh hành tinh lùn Haumea ngoài quỹ đạo sao Hải Vương, rất giống quỹ đạo sao Thổ. Hành tinh lùn Haumea được phát hiện vào năm 2004, đây là lần đầu tiên một vành đai được nhìn thấy xung quanh nó trong

THỦ THUẬT HAY

Cài đặt và sử dụng giả lập Android trên máy tính PC

Giả lập Android trên PC, chúng ta sẽ có một chiếc smartphone ảo để tùy ý thử nghiệm ứng dụng, cày game liên tục mà không lo nóng hay hư hại điện thoại.

Làm nổi bật thông báo quan trọng với tinh chỉnh Priority

Cụ thể hơn, tinh chỉnh Priority sẽ cung cấp cho bạn khả năng tùy chỉnh độ rung của thiết bị đối với những thông báo quan trọng cần làm nổi bật hơn các nội dung còn lại. Bên cạnh đó, nhà

Những plugin GIMP tốt nhất và cách cài đặt chúng

Tuy nhiên, plugin hỗ trợ GIMP thật phức tạp. Trải nghiệm tổng thể plugin GIMP không hề thân thiện người dùng. Chúng khó kiếm, cài đặt rắc rối và nảy sinh nhiều vấn đề tương thích.

iCloud là gì?Cách truy cập tài khoản iCloud trên Windows

iCloud là dịch vụ lưu trữ đám mây của Apple, cung cấp giải pháp sao lưu trực tuyến tích hợp và đồng bộ cho các thiết bị của hãng. iCloud được tích hợp trên iPhone, iPad và các máy tính Mac, nhưng người dùng cũng có thể

Top 5 smartphone pin khủng giá rẻ dưới 5 triệu đồng đáng mua

Trong thời đại mà người người nhà nhà luôn phải kè kè theo cục sạc pin dự phòng thì những smartphone pin khủng giá rẻ nổi lên như một cứu cánh giúp ta...

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá camera Meizu MX6: Lấy nét nhanh, màu sắc tươi, HDR hiệu quả

Hãy cùng thực hiện bài đánh giá camera sản phẩm Meizu MX6 để xem cảm biến IMX386 có thực sự lợi hại như lời đồn hay không nhé.

Ngoại thất xe Hyundai Kona 2018 thế hệ hoàn toàn mới có gì nổi bật?

Đánh giá ngoại thất xe Hyundai Kona 2018 thế hệ hoàn toàn mới: Hyundai KONA 2018 sở hữu một thiết kế khá ấn tượng và có những điểm “lạ”. Ví dụ như hệ thống đèn được bố trí khác biệt nhiều so với truyền thống. Đèn LED

4 lý do nên mua Apple Watch ngay thời điểm hiện tại

Từ xưa đến nay, các sản phẩm của Apple luôn nhận được nhiều sự tin tưởng ủng hộ của người dùng. Chúng ta không còn quá xa lạ với chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch đầy tinh tế, sang trọng khiến người dùng “mê mẩn”