Để chứng minh điều này, WHO sẽ công bố bản thảo cập nhật lần thứ 11 bao gồm bảng Phân loại Bệnh Quốc tế (ICD-11) vào năm 2018. Đây sẽ là bản cập nhật mới nhất từ ICD-10 được thông qua từ tháng 5/1990.
Trong bản thảo ICD-11 này, WHO cũng nêu rõ chứng nghiện game gây ra các rối loạn tâm thần, rối loạn chức năng mới được phân loại trong danh mục rõ ràng. Tuy nhiên, vì là danh mục bản thảo nên sẽ có những điều chỉnh trước khi công bố chính thức.
Theo mô tả của WHO, trong bản dự thảo beta trực tuyến của ICD-11, rối loạn khi chơi game được biểu hiện như chơi game liên tục hay lặp đi lặp lại, game online hay game offline đều gây ra các triệu chứng sau đây:
- Giảm khả năng kiểm soát hành vi của mình do chơi game. Ngoài ra, những người này cũng không kiểm soát được mức độ, sự tập trung, khoảng thời gian và ngữ cảnh của thói quen.
- Luôn ưu tiên việc chơi game hơn bất cứ thú vui nào của cuộc sống và bỏ qua các hoạt động thường ngày.
- Liên tục chơi game và ngày một nhiều hơn, bất chấp những tác động tiêu cực mà chúng gây ra.
Các hành vi được liệt kê ở trên với mức độ nghiêm trọng cao, đủ để làm suy yếu các khía cạnh khác trong cuộc sống như cá nhân, gia đình, giáo dục, nghề nghiệp hay các khía cạnh quan trọng khác.
Ngoài yếu tố xác định thông qua việc chơi game cứ lặp đi lặp lại và liên tục như vậy, thì các hành vi liên quan cần phải theo dõi trong khoảng thời gian ít nhất là 12 tháng để thực hiện các chẩn đoán.
Tuy nhiên, thời gian này có thể rút ngắn nếu tất cả các yêu cầu chẩn đoán đều được đáp ứng hoặc bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng.
Trên thực tế, game có thể gây nghiện nhưng không chỉ có chúng mà còn nhiều chứng nghiện liên quan đến công nghệ khác như Internet hay nghiện điện thoại. Hiện tại vẫn chưa thấy WHO đề cập trong bảng phân loại này.
Bên cạnh nghiện game, thì việc nghiện selfie cũng được các nhà tâm lý học đến từ Đại học Nottingham Trent và Thiagarajartrang tin rằng sẽ khiến người ta dễ mắc chứng tự kỷ, hay gọi với danh từ riêng là 'selfitis' - thông tin được Digital Trends đăng tải.
Theo các nhà nghiên cứu, cá nhân mắc phải bệnh này nhẹ thì bị tự kỷ còn nặng hơn có thể gây ám ảnh dẫn đến tự tử. Những người mắc chứng selfitis sử dụng chức năng selfie để tăng cường sự tự tin hoặc cải thiện tâm trạng của họ, và là động lực giúp họ cố gắng hòa hợp hay “hơn thua” với cộng đồng.
Do đó, việc chụp hình tự sướng cũng được xem là một hành vi gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần một cách tiềm ẩn, chẳng hạn như thiếu tự tin vào bản thân.
Để biết xem câu chuyện này liệu có phải là tin đồn hay không, một nghiên cứu thực tế trên 200 người đến từ quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất do selfie là Ấn Độ.
Trong nhóm người ở đây, sự ám ảnh phải chụp selfie liên quan đến 6 hành vi khác nhau, trong đó có 2 hành vi đáng chú ý nhất là tìm kiếm sự chú ý của mọi người và nhẹ nhàng hơn là lưu giữ khoảnh khắc của bản thân.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định được trong nhóm 200 người, 34% mắc chứng selfitis nhẹ, 40.5% là cấp tính và 25.5% mãn tính. Sự ám ảnh do selfie ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn với 57.5% còn nữ giới là 42.5%. Không quá ngạc nhiên khi nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất rơi vào độ từ 16 đến 20.
Và 9% trong số 200 người, chụp nhiều hơn 8 tấm hình tự sướng mỗi ngày, trong khi 25% chia sẻ ít nhất là 3 tấm hình selfie lên mạng xã hội mỗi ngày.
Tiến sĩ Janarthanan Balakrishnan cho biết trên New York Post rằng:
Thông thường những người mắc chứng selfitis là do sự thiếu tự tin vào bản thân và cố gắng hòa hợp với mọi người xung quanh. Họ cũng có thể có các triệu chứng tương tự như nhiều hành vi nghiện khác.
Một lần nữa, ông nhấn mạnh rằng chứng nghiện chụp ảnh tự sướng đã được xác nhận và hy vọng sẽ có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cách thức và lý do tại sao con người lại phát triển những hành vi ám ảnh tiềm năng như vậy, từ đó để tìm kiếm liệu pháp điều trị phù hợp.
Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào về 2 triệu chứng mình vừa đề cập trong bài viết này. Hãy cho mình biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!
Tech Funny