Thịt nhân tạo sẽ tốt hơn cho sức khỏe và môi trường của chúng ta?

Ngay lúc này, các nhà khoa học cũng như những doanh nghiệp đang làm việc hết công suất để hoàn thiện quy trình sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm, nhằm tạo ra loại thịt được cho là có lợi hơn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, những cải thiện này nhiều hơn bao nhiêu so với thịt bò hay thịt heo hiện tại?
Thịt nhân tạo sẽ tốt hơn cho sức khỏe và môi trường của chúng ta?

Tháng 8/2013, một nhóm các nhà khoa học Hà Lan cho biết họ đã phát triển thịt bò nhân tạo dưới quy mô phòng thí nghiệm (với chi phí lên đến 330.000 USD), và thậm chí tổ chức một buổi nếm thử hương vị. Tháng 3/2016, công ty Mỹ Memphis Meats cũng cho biết họ đã tạo ra viên thịt đầu tiên trong phòng thí nghiệm, với chi phí 18.000 USD cho gần nửa kg. Những người may mắn được nếm thử cho rằng họ hầu như không nhận thấy sự khác biệt so với thịt thật.

Cả 2 nhóm đến từ Hà Lan và Mỹ đều cho rằng thịt sản xuất trong phòng thí nghiệm sẽ bắt đầu xuất hiện tại các siêu thị và nhà hàng trong vòng một vài năm nữa. Và họ chắc chắn không đơn độc ở cuộc đua trong lĩnh vực này. Một công ty khác là Modern Meadow cũng có trụ sở ở Mỹ hứa hẹn sẽ phát triển thịt bò nhân tạo trong phòng thí nghiệm và bắt đầu sản xuất dưới quy mô công nghiệp cũng như phân phối nó đến các cửa hàng trong tương lai gần.

Ảnh: Quartz

Một số người thực sự cảm thấy không đồng tình với ý tưởng tạo ra thịt trong phòng thí nghiệm, nhưng những người ủng hộ cho rằng thịt nuôi cấy có thể giúp giảm bớt những thách thức về môi trường, do nhu cầu ngày càng gia tăng của người dân đối với các loại thịt truyền thống. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ước tính nhu cầu về thịt ở Bắc Mỹ sẽ tăng lên khoảng 8% từ năm 2011 đến 2020, trong khi tỷ lệ này ở châu Âu là 7% và ở châu Á là 56%. Trong khi đó, một nghiên cứu thực hiện năm 2011 ước tính việc phát triển thịt trong phòng thí nghiệm sẽ giúp cắt giảm 99% diện tích đất cần để sản xuất thịt nướng, thịt xông khói và xúc xích.

Ngoài ra, nhu cầu về nước được cho là cũng giảm xuống đến 90%. Chưa hết, việc tạo ra thịt trong quy mô phòng thí nghiệm cũng thải ra lượng khí nhà kính gây ô nhiễm ít hơn so với khí thải phát ra trong quá trình sản xuất thị bò, lợn hay gia cầm. Tuy nhiên, không phải bức tranh màu hồng mà các nhà khoa học ủng hộ dự án này vẽ nên không có những điểm khuyết. “Thực sự vẫn còn quá sớm để nói về tác động đến môi trường của thịt nhân tạo”, Carolyn Mattick, kỹ sư môi trường tại Đại học bang Arizona cho biết.

'Tuy nhiên, những công nghệ mới thường đi kèm với cái gọi là chi phí cơ hội. Lấy xe hơi ra làm ví dụ. Đầu những năm 1900, xe hơi ra đời và có rất nhiều lợi thế so với việc đi lại bằng ngựa vốn phổ biến lúc bấy giờ. Nhưng quá nhiều xe đưa đến việc có quá nhiều khí carbon dioxide thải ra và gây nên những hậu quả như ngày nay. Nói điều này không có nghĩa là chúng ta nên loại bỏ những chiếc ô tô hay ngừng nghiên cứu thịt nhân tạo, điều cần thiết là chúng ta nên chuẩn bị để ứng phó với những hạn chế”.

Mark Post, trưởng nhóm nghiên cứu ở Hà Lan từng công bố việc sản xuất thịt nhân tạo vào năm 2013, cho rằng nhu cầu về năng lượng rất có thể sẽ giảm xuống. Ông ta ví nhu cầu về năng lượng đối với việc sản xuất thịt hiện tại cũng giống như bạn cố làm sạch một cái bể chứa bằng nhiệt, thay vì có thể sử dụng xà phòng được cho là đơn giản và hiệu quả hơn. Tuy vậy, những lợi ích sức khỏe mà thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm mang lại vẫn chưa thật sự rõ ràng. Ở một vài khía cạnh, các nhà nghiên cứu cho rằng thịt nhân tạo có thể tốt hơn dành cho chúng ta. Bởi các loại thịt nhân tạo đều sẽ được sản xuất trong môi trường vô trùng, do đó sẽ tránh khỏi việc tiếp xúc với những vi khuẩn nguy hiểm.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính các mầm bệnh có trong thịt thông thường chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến dẫn đến các ca tử vong do thực phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc nhằm chống lại bệnh tật và giúp chúng tăng trưởng nhanh hơn, đã được xác định là nguồn gốc đưa đến sự hình thành và phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh, vốn rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ ước tính doanh thu đến từ thuốc kháng sinh phục vụ cho các mục đích như vậy đã tăng lên khoảng 23% từ năm 2009 đến 2014. Memphis Meats và nhóm các nhà khoa học Hà Lan hiện đang cố để sản xuất thịt bò theo cách hiệu quả hơn, đặc biệt là không cần kháng sinh vì môi trường phòng thí nghiệm là vô trùng. Ngoài ra, họ cũng sẽ không sử dụng chất thúc đẩy tăng trưởng, thứ được dùng cho gia súc ở hầu hết các trang trại chăn nuôi thương mại. Theo một báo cáo của Ủy ban châu Âu, những tác động tiêu cực của những hóa chất này lên con người có thể liên quan đến một số vấn đề như “sự phát triển, sinh học thần kinh hay tác nhân gây ung thư”. Một trong những hormone này là estradiol, đã bị cấm dùng ở các trại chăn nuôi ở châu Âu từ năm 2003 nhưng vẫn được sử dụng ở Hoa Kỳ.

Ảnh: Futurism

Nhắc đến ung thư, mối quan hệ giữa căn bệnh này và thịt phát triển trong phòng thí nghiệm bắt đầu trở nên thú vị. Tháng 10/2015, Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC - một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO) công bố một báo cáo phân loại các loại thịt đỏ “có khả năng gây ung thư cho con người”, đồng thời cho rằng thịt chế biến sẵn là thứ khiến chúng ta bị ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học lúc bấy giờ lại không chắc chắn về thành phần nào có trong thịt thông thường chịu trách nhiệm cho nguy cơ gây ung thư của chúng. “Không thể nhận diện được bởi có rất nhiều thành phần”, Veronique Bouvard, một trong những nhà nghiên cứu đưa ra báo cáo nói trên, cho biết.

Mặc dù vậy, cũng có một số chất khiến các nhà khoa học nghi ngờ, trong đó phải kể đến là sắt Heme, yếu tố thường được tìm thấy gần như chỉ ở trong thịt. Dạng sắt này có thể gây ra những tổn thương cho ADN và đưa đến sự hình thành của các hợp chất N-nitroso, một số chất trong nhóm này được xác định là tác nhân gây ung thư mạnh. Một nghiên cứu được thực hiện ở gần 200.000 phụ nữ sau mãn kinh cho thấy hàm lượng chất sắt heme trong chế độ ăn uống của họ có mối liên hệ mật thiết với khả năng ung thư vú. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng từng tìm thấy mối liên hệ giữa hàm lượng sắt heme và ung thư ruột kết.

Rõ ràng, vấn đề này là một tín hiệu tốt đối với thịt được phát triển trong phòng thí nghiệm. Theo các nhà sản xuất, thịt bò hoặc thịt lợn nuôi cấy trong phòng thí nghiệm hoàn toàn không chứa sắt heme. 'Tôi nghĩ việc loại bỏ sắt heme từ thịt sẽ làm cho nó trở thành một sản phẩm an toàn hơn', Graham Colditz, một nhà nghiên cứu bệnh ung thư tại Đại học Washington (Mỹ), người không có quan hệ gì với các nhóm sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm, cho biết.

Một yếu tố khác có thể sẽ không còn có mặt ở thịt nhân tạo (hoặc giảm xuống mức thấp) chính là chất béo bão hòa, thứ có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol xấu, từ đó gia tăng nguy cơ đột quỵ hoặc mắc các bệnh về tim mạch. Axit béo omega-3 có thể sẽ là yếu tố thay thế. “Về nguyên tắc, tế bào gốc có khả năng tạo thành axit béo omega-3. Nếu có thể khai thác được bộ máy tế bào, chúng ta sau đó có thể sẽ tạo ra những chiếc hamburger tốt hơn cho sức khỏe”, Post thuộc nhóm chuyên gia Hà Lan, cho biết.

Ảnh: Vox

Tuy nhiên, tồn tại một vấn đề là có các hợp chất gây ung thư được tìm thấy vốn rất khó để có thể loại bỏ. Trong số đó bao gồm nitrit và nitrat, những chất bảo quản thường được dùng cho các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông và thịt xông khói. Theo ông Post, do thịt nhân tạo hoàn toàn vô trùng, thế nên nhu cầu dùng nitrat sẽ ít hơn rất nhiều. Mặt khác, nitrit và nitrat cũng được sử dụng để ngăn chặn quá trình oxy hóa trong một số thực phẩm như xúc xích, giúp chúng không bị mất màu. Xúc xích và giăm bông được tạo ra trong phòng thí nghiệm sẽ “rất giống với thịt thông thường”, bởi vẫn cần sử dụng các hợp chất để đảm bảo hình thức của thực phẩm.

Một số thành phần khác có thể vẫn sẽ có mặt trong thịt nhân tạo là các amin thơm dị vòng (HAA), Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs). Theo báo cáo của WHO, đây là những hợp chất có khả năng tổn hại đến ADN. 'Thành thật mà nói, tôi sẽ không biết làm thế nào để tác động đến HAA và PAHs trong thịt nuôi cấy', Post chia sẻ và cho rằng ông không chắc sẽ 'muốn thay đổi điều đó.” Nguyên nhân là bởi vì những chất này là sản phẩm của phản ứng Maillard - phản ứng giữa carbohydrate và axit amin trong một môi trường ẩm, nóng (như nướng hoặc rang), từ đó tạo nên hương vị hấp dẫn của thịt.

“Phản ứng Maillard này rất quan trọng', Paul Breslin, giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học Rutgers (New Jersey, Mỹ) cho biết. “Chúng là gia vị trong nấu ăn, giúp cho bánh nướng, bánh mì nướng và sườn nướng có những hương vị đặc trưng riêng của riêng chúng, là thứ mà chúng ta yêu thích”. Ngoài ra, nếu loại bỏ quá nhiều chất béo, thịt sẽ bị mất nước và không còn giữ được cấu trúc của nó nữa. Nếu loại bỏ sắt heme, nó sẽ có màu vàng thay vì màu đỏ, là màu của thịt bò đã được nhóm của Post tạo ra trong phòng thí nghiệm. Nếu thêm quá nhiều axit béo omega-3 vào, thịt có thể tanh hơn.

Thịt phát triển trong phòng thí nghiệm có thể sẽ tốt hơn cho môi trường và ở một số khía cạnh nào đó, nó tốt hơn cho sức khỏe so với thịt thông thường. Tuy nhiên, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn thấy thịt nhân tạo sẽ không hoàn toàn ngon lành như thịt thông thường, và không phải là hoàn toàn không có những nguy cơ tiềm năng gây tổn hại sức khỏe. 'Chúng tôi vẫn chưa giải quyết được những vấn đề đó”, Uma Valeti, người đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của Memphis Meats thừa nhận. “Nhưng chỉ trong một vài năm tới, chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu bán ra những gói protein thịt lợn, thịt bò và thịt gà với vị tương tự như thịt thông thường nhưng sạch hơn, an toàn hơn và tốt hơn so với thịt từ động vật được nuôi ở các trang trại”. Vào thời điểm đó, chúng ta mới biết được là thịt nhân tạo có thật sự ngon hay không.

Nguồn: Washington Post, Ảnh: CNBC

TIN LIÊN QUAN

Miếng thịt bò Wagyu in 3D đầu tiên trên thế giới được tạo ra ở Nhật Bản

Các nhà khoa học tại Đại học Osaka của Nhật Bản mới đây đã thành công trong việc in 3D thịt bò Wagyu trong phòng thí nghiệm. Một bước tiến mà các nhà khoa học tin rằng một ngày nào đó có thể giúp…

Báo nhỏ khó khăn lắm mới bắt được linh dương, chuẩn bị ăn thịt thì tình thế đảo chiều

Một con báo hoa mai nhỏ gặp một con linh dương nhỏ, mặc dù linh dương là loài ăn cỏ cây nhưng báo hoa mai còn nhỏ hơn nó nên muốn hạ gục nó không phải là một việc đơn giản.

Rắn trơ xương vì bị kiến ăn thịt trên núi Australia

Một hướng dẫn viên du lịch tình cờ phát hiện bộ xương rắn trên dãy núi Blue ở New South Wales, Australia và nhanh chóng chụp lại, Long Room hôm 5/1 đưa tin. Hình ảnh ấn tượng về bộ xương rắn thu hút rất nhiều sự chú ý khi được đăng lên Facebook.

Thanh niên đem thịt, rau củ ra nướng trên mui xe

Ngoài công dụng là để di chuyển, nó còn có một tính năng đặc biệt là để nấu ăn. Với sức nóng như thiêu đốt giữa trưa, lúc này khi nhiệt độ ngoài trời là 34.5 độ C, vì mui xe để quá lâu bên ngoài nên phần mui trở nên rất nóng khoảng 56 độ C.

Loài chuột ăn thịt bọ cạp và rết độc, hú như chó sói dưới ánh trăng

Chuột Onychomys sống ở sa mạc Sonoran (Mỹ) có khả năng hú như chó sói và kháng được nọc độc cực mạnh, chúng thậm chí ăn thịt cả bọ cạp và rết khổng lồ. Con chuột không hề sợ hãi con bò cạp có nọc độc mà từ từ tiến gần và ra đòn tấn công. ...

Nhân lúc hà mã mẹ đi vắng cá sấu làm thịt hà mã con, cảnh tượng 5 phút sau gây xúc động lòng người..

Hành động cuối cùng của hà mã mẹ để cho lại nỗi xúc động trong lòng người!

Thịt bò khô có thực sự chứa hóa chất gây rối loạn tâm thần?

Theo Live Science, một nghiên cứu mới cho thấy rằng những người bị rối loạn lưỡng cực (một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định) thường ăn nhiều các loại xúc xích, thịt khô và thịt ướp muối nhiều hơn những người

THỦ THUẬT HAY

Chia sẻ bạn cách xem sơ đồ các chốt kiểm dịch trên Zalo

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các phương tiện di chuyển thuộc các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội tăng cường. Zalo đã cung cấp cho người dùng tính năng xem

Mẹo lấy lại danh bạ bị mất trên iPhone bằng SIM

Nếu chuyển sang một chiếc iPhone khác mà trong máy không còn danh bạ nào thì chúng ta có thể dùng cách này để phục hồi lại các liên hệ quan trọng....

Vài bước nhỏ để "hô biến" Windows 10 quay lại phiên bản hệ điều hành trước khi cập nhật!

Vì nhiều lý do khác nhau, không ít người dùng muốn quay trở lại với phiên bản Windows 10 cũ sau khi cập nhật một số bản cập nhật của hệ điều hành. Một số lý do phổ biến là click nhầm, bản cập nhật không ổn định/tương

Cách tải video trên iPhone bằng FoxFM

FoxFM là ứng dụng tải video và nhiều định dạng file khác trên iPhone. Ứng dụng còn thêm nhiều tùy chỉnh cho file tải.

Cách thay đổi tốc độ phát video YouTube

Bản cập nhật mới của YouTube đã mang lại một trong những tính năng được yêu cầu nhiều nhất dành cho thiết bị di động - đó là tính năng tùy chỉnh tốc độ phát video. Hãy xem tính năng mới này hoạt động thế nào nhé!

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay và đánh giá nhanh siêu phẩm Galaxy Note 8 vừa ra mắt

Galaxy Note 8 được Samsung thiết kế dựa trên phong cách chủ đạo là Note 7, nhưng được cập nhật những tính năng mới hơn với camera kép khá ấn tượng, với màn hình vô cực và một số tính năng theo xu thế như tin nhắn gif.

Camera kép 12MP + 13MP ống kính Zeiss, Nokia 8.1 liệu có chụp ảnh và quay phim tuyệt vời?

Nokia 8.1 là chiếc smartphone kế thừa thành công của Nokia 7 Plus, cũng là sản phẩm cuối cùng của Nokia trong năm 2018. Với camera kép 12MP + 13MP ống kính Zeiss, liệu chiếc smartphone này chụp ảnh và quay phim có tuyệt