Tìm hiểu sự khác biệt giữa mô tô Adventure và Enduro.
Định nghĩa của dòng mô tô Adventure:
Triumph Explorer 1200.
Mô tô Adventure theo từ ngữ chính xác là dòng xe máy phiêu lưu, có nguồn gốc từ Dual Purpose (Adventure + Touring), nhưng được sửa đổi hiệu suất động cơ và hệ thống cao cấp hơn, để trở nên chắc chắn và cứng cáp hơn phù hợp với loại địa hình đồi núi. Do đó Mô tô Adventure có thể đáp ứng nhu cầu của người điều khiển như : Du lịch, đường dài, đường địa hình xấu,... bởi ưu điểm sở hữu thiết kế cơ bắp, sức mạnh vượt trội và trang bị nhiều tính năng hiện đại.
Định nghĩa của dòng mô tô Enduro:
Honda CRF250L.
Enduro là tên gọi khác có nguồn gốc xuất phát từ Motocross. Không giống như những dòng xe thông thường, Motocross được sinh ra với đặc điểm kỹ thuật của một chiếc xe đua, với những chi tiết như đèn pha, đèn hậu, gương chiếu hậu,...không bắt buộc phải có vì nó sinh ra không phải dành cho đường phố. Nhưng phiên bản Enduro là biến thể của Motocross, nó được sửa đổi để phù hợp với cả điều kiện đường phố nên việc sở hữu đèn pha, đèn tín hiệu, gương chiếu hậu là bắt buộc.
Hình dạng thiết kế của dòng Mô tô Adventure:
Honda CRF1000L Africa Twin.
Điểm quan sát mà chúng ta dễ nhận thấy là dòng Adventure có tỉ lệ lớn hơn Enduro bao gồm: Khung, bộ phận tạo hình, kích thước động cơ. Bởi lý do mô tô Adventure được nâng cấp hiệu suất động cơ từ nguyên mẫu Dual Purpose hoặc từ một phiên bản thương mai nào đó.
Được xây dựng với kích thước cơ thể khá lớn, khỏe mạnh phù hợp với khả năng di chuyển đường dài và hỗ trợ tính năng mang theo nhiều hành lý cồng kềnh với các hộp dụng cụ được trang bị sẵn ở thân sau xe, do đó trọng lượng của nó lớn hơn nhiều so với dòng Enduro.
Dòng xe Adventure với khả năng sẵn sàng xử lý trong mọi tình huống, cũng như tạo được sự thoái mái ở hành trình đường dài. Ngoài ra, với một chiếc xe Adventure được nâng cấp, điều chỉnh hiệu năng hệ thống thấp hơn có thể lội nước đến mức tối đa.
Hình dạng thiết kế của dòng Enduro:
Kawasaki KLX250.
Điểm nhận dạng của dòng xe Enduro là sở hữu thiết kế cao ráo, nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và yên xe ở dạng phẳng. Vị trí tay cầm ở mức trung bình không quá cao hoặc quá thấp, để hỗ trợ khả năng đứng của người cầm lái trong quá trình di chuyển ở đường rừng núi.
Vì thế mà Enduro được tạo hình với hình dáng khá nhỏ gọn và linh hoạt, dễ điều khiển bởi vì nếu kích thước quá lớn như dòng Adventure sẽ gây khó khăn khi di chuyển ở những địa hình có đường đi quá nhỏ.
Hệ thống treo và khả năng kiểm soát của dòng xe Adventure:
KTM 1290 Super Adventure R.
Dòng mô tô Adventure sở hữu hệ thống treo trước hành trình ngược, bánh xe nan hoa sử dụng thông số bánh trước từ 19inch-21inch, bánh sau từ 17inch-18inch tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật cung cấp cho từng mẫu xe, lý do sử dụng vành nan hoa bởi tính năng có thể hấp thụ cường độ tác động cao.
Với việc sở hữu đường kính bánh trước có phần lớn hơn sẽ giúp những chiếc Adventure trở nên linh hoạt hơn ở những đoạn đường gồ ghề. Đặc biệt là việc sử dụng bộ lốp cao su gai bắp ngô, sẽ giúp cho chiếc xe di chuyển trên những địa hình xấu nhất có thể.
Hệ thống treo và khả năng kiểm soát của dòng Enduro:
KTM EXC 250.
Điểm đặc biệt nhất của dòng xe Enduro mà nhiều người sử dụng có thể biết rằng hệ thống treo hiệu suất cao sẵn sàng để sẵn sàng cho những pha tiếp đất đầy ngoạn mục ở những nơi có đồi dốc cao.
Với việc được trang bị vành nan hoa với thông số khá đặc biệt tương tự dòng Adventure như bánh trước 19 inch-21 inch, bánh sau 17 inch-18 inch, tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của mẫu xe đó, kết hợp với gắp sau bằng nhôm có trọng lượng nhẹ và với ốc vít bằng cao su, lốp xe gai địa hình, những chiếc Enduro sẵn sàng lao vào những địa hình xấu nhất có thể.
Động cơ dòng xe Adventure:
BMW R1250 GS.
Động cơ của dòng Adventure có công suất từ 250cc-1.300cc, khói động cơ này luôn được đòi hỏi với sức mạnh cao ở tua máy trung bình, bởi nó không phải sử dụng cho việc chạy tốc độ tối đa như các dòng Sport, nhưng lại được sở hữu mô-men xoắn cao ở đầu và giữa chu kỳ động cơ.
Khi sử dụng di chuyển ở hành trình dài hoặc vào địa hình không thuận lợi bắt buộc động cơ luôn ở mức sẵn sàng, chỉ cần siết nhẹ ống ga là đã giúp xe vượt qua trở ngại một cách dễ dàng, và vì một lý do khác đó là hệ thống treo của dòng xe này không hỗ trợ ở tốc độ cao.
Động cơ dòng xe Enduro:
Husqvarna FE 501.
Về mặt động cơ của dòng xe Enduro bao gồm cả loại 2 thì và 4 thì, động cơ luôn đòi hỏi mô-men xoắn cao ở chu kỳ đầu để phù hợp với đường địa hình phức tạp. Mục đích chính của mô tô Enduro là một chiếc xe cơ giới sẵn sàng xử lý ở mọi tình huống và không phù hợp để sử dụng ở tốc độ cao.
Như vậy Enduro mới thực sự là kẻ chinh phục đường địa hình mạnh mẽ và linh hoạt hơn dòng Adventure, mặc dù vậy Adventure lại có sở hữu sức mạnh động cơ khá lớn phù hợp với những chuyến hành trình dài và khả năng tải hành lý cồng kềnh.
Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp ích được người xem hình dung được giữa phong cách Adventure và Enduro, dễ lựa chọn giữa 2 dạng này phù hợp với mục đích và sở thích của mỗi cá nhân.