Như vậy, có thể thấy Phongsubthavy sẽ là nhà phân phối độc quyền các dòng sản phẩm ô tô VinFast tại Lào thông qua một hệ thống đại lý được xây dựng tại đây.
Lễ ký kết có sự chứng kiến của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.
Tuy nhiên, cả hai chỉ mới ký kết biên bản ghi nhớ chứ chưa triển khai. VinFast vẫn đang cân nhắc và nếu Phongsubthavy đáp ứng được đủ triển vọng đầu tư, điều kiện, tiêu chuẩn tài chính, nhân sự, doanh số… thì họ sẽ trở thành đối tác ưu tiên của hãng xe Việt trong việc mở rộng kinh doanh tại Lào.
Về Phongsubthavy, đây là doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, năng lượng và thương mại chứ chưa đầu tư vào thị trường xe. Điện từ Việt Nam xuất khẩu sang Lào thông qua hợp tác giữa Phongsubthavy và Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN. Doanh nghiệp này cho biết họ thấy sự tăng trưởng kinh ngạc của VinFast trong thời gian qua nên muốn góp phần đưa sản phẩm ô tô của VinFast tiếp cận thị trường Lào.
Nhà sản xuất ô tô Việt cũng chưa công bố về kế hoạch sẽ phân phối mẫu ô tô nào tại thị trường này trong số các mẫu Fadil, Lux A2.0, Lux SA2.0, President và tương lai có thêm VF e34, VF e35 và VF e36.
Được biết, VinFast đã đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Lào. Theo thông tin từ trang web của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), VinFast có 4 bản thiết kế ô tô và 1 bản thiết kế xe máy đăng ký tại Lào. Trong đó, 2 bản thiết kế ô tô có ngoại hình gần giống Lux A2.0 và Lux SA2.0, 2 bản thiết kế còn lại là các dòng ô tô điện cỡ nhỏ, còn mẫu xe máy là Klara.
Hai trong số 4 bản thiết kế được đăng ký bảo hộ tại thị trường Lào.
Thông tin đăng ký bảo hộ thiết kế xe VinFast của Lào.
Nếu Phongsubthavy phân phối xe VinFast thì khả năng cao sẽ là các mẫu xe dùng động cơ đốt trong, vì để bán ô tô điện, Lào cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng để phù hợp với việc nạp năng lượng.