I. Hãy cố tránh lễ, tết và đầu tuần
Vào trước các ngày lễ tết hoặc đầu tuần thì lượng xe đăng kiểm thường đông hơn mức bình thường
Một số trung tâm đăng kiểm ghi nhận, vào trước các ngày lễ tết hoặc đầu tuần thì lượng xe đăng kiểm thường đông hơn mức bình thường. Bởi vậy, nếu chủ xe chủ động được về thời gian thì có thể tránh những thời điểm đó để không phải chờ đợi lâu.
II. Chuẩn bị kỹ càng giấy tờ cần thiết
Chủ xe có thể đặt lịch trước khi đưa xe đến đăng kiểm để mọi chuyện được thuận lợi hơn
Chủ xe có thể đặt lịch trước khi đưa xe đến đăng kiểm để mọi chuyện được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo mình đã mang đầy đủ giấy tờ cần thiết như sổ đăng kiểm, giấy đăng ký xe, chứng minh nhân dân (cmnd), giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự hay biên lai phí cầu đường.
III. Tìm hiểu rõ quy trình khi đăng kiểm
Nhà nước quy định các trung tâm đăng kiểm cần thực hiện 5 công đoạn kiểm tra
Nhà nước quy định các trung tâm đăng kiểm cần thực hiện 5 công đoạn kiểm tra sau: kiểm tra phanh, kiểm tra khí thải và tiếng ồn, kiểm tra phần trên xe, kiểm tra tổng thể, kiểm tra phần khung gầm và hệ thống treo.
Bên cạnh đó, các phương tiện cần đăng kiểm sẽ tùy thuộc và số km hiển thị và số tuổi đời để chia làm 2 loại như sau: loại trên 7 năm/dưới 6 năm và loại dưới 60.000 km. Ngoài ra, những người kiểm định sẽ dựa vào việc chiếc xe đã xảy ra va chạm hay chưa để kiểm tra hệ thống điện, động cơ, các hệ thống quan trọng của xe... Trong trường hợp không thấy có hư hỏng nghiêm trọng, chiếc xe chỉ cần kiểm tra bảo dưỡng là đạt yêu cầu.
IV. Tự kiểm tra trước đăng kiểm
Chủ xe có thể kiểm tra trước chiếc xe của mình để tránh bị 'hành' không cần thiết
Dựa vào những công đoạn kể trên, chủ xe có thể kiểm tra trước chiếc xe của mình để tránh bị 'hành' không cần thiết.
• Hãy lau sạch biển số và giữ vẻ ngoài của chiếc xe sạch sẽ nhất có thể để thuận lợi qua công đoạn nhận dạng.
• Hãy lau sạch cả bên trong xe như dưới nắp capô (bộ phận nước rửa kính, nước làm mát động cơ, dầu phanh...), số khung xe hay số máy.
• Hãy kiểm tra kỹ bánh xe, đảm bảo bánh xe không có dấu hiệu lệch, mòn và luôn đủ áp suất. Bên cạnh đó hãy kiểm tra xem đèn xe có vấn đề gì hay không.
Ở công đoạn kiểm tra thân xe, bạn hãy đảm bảo rằng các bộ phận như phanh tay, gạt nước, phun nước, còi xe, dây đai an toàn, khóa cửa tay mở, chốt cửa... luôn làm việc trơn tru. Đặc biệt, quan trọng nhất, hãy chắc chắn rằng tất cả các đèn báo trên bảng táp lô đều không sáng hay báo lỗi bất thường nào.
V. Trước khi đăng kiểm hãy chăm sóc 'xế yêu'
Mang trước 'xế yêu' đến các gara bảo dưỡng chuyên nghiệp để đảm bảo chiếc xe luôn trong trạng thái hoàn hảo nhất
Bạn có thể mang trước 'xế yêu' của mình đến các gara bảo dưỡng chuyên nghiệp để đảm bảo chiếc xe luôn trong trạng thái hoàn hảo nhất. Khi mang xe đi đăng kiểm bạn có thể phải xếp hàng chờ rất lâu do kiểm định viên sẽ kiểm tra đến đâu yêu cầu bạn khắc phục đến đó chứ không chỉ ra tổng hợp tất cả các lỗi của chiếc xe.
Nguồn: cafeauto.vn