42 đội đua đến từ cả ba miền tổ quốc, 84 người điều khiển xe, 9 bài thi mô tả đầy đủ những tình huống thực tế mà người lái xe bán tải thường xuyên gặp phải – đó là những con số hùng hồn cho thấy quy mô của giải đua KOP lần thứ 2 và sự chuẩn bị kỹ càng của ban tổ chức nhằm mang đến một sân chơi thực sự “đã” dành cho các thí sinh.
Cuộc thi King of Pickup 2016 chính thức khởi tranh trong hai ngày 10-11/12/2016 tại Làng văn hoá – du lịch các dân tộc Việt Nam, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội. Có thể nói, đây là một trong những sân chơi bổ ích nhất cho những tay lái đam mê offroad, bên cạnh VOC – Vietnam Offroad Cup.
Các thí sinh tham gia, cũng như khán giả không chỉ được thỏa mãn thú vui vượt địa hình của mình mà còn được bổ sung nhiều kiến thức về xe và kỹ năng lái, cũng như nâng cao ý thức tham gia giao thông. Mùa giải năm nay bao gồm 4 hạng thi đấu với cơ cấu giải thưởng cho các vị trí Nhất, Nhì, Ba dao động từ 3 đến 25 triệu đồng:
- 4x4 Nâng cấp: hạng đấu của những chiếc xe bán tải mạnh mẽ nhất, được nâng cấp triệt để nhất
- 4x4 Cơ bản: xe tham dự được quyền nâng cấp lốp và hệ thống treo, khung gầm bắt buộc phải nguyên bản
- 4x4 Nguyên bản: xe tham dự cần đảm bảo tuân thủ mọi thông số của nhà sản xuất, xe không được nâng cấp lốp và hệ thống treo
- 4x2 Nguyên bản: xe tham dự cần đảm bảo tuân thủ mọi thông số của nhà sản xuất, xe không được nâng cấp lốp và hệ thống treo
Theo anh Nguyễn Ngọc, chủ tịch câu lạc bộ xe bán tải Việt Nam (PVC), giải KOP lần thứ hai thực sự là một sự chuyển mình mạnh mẽ so với mùa giải đầu tiên với tiêu chí chuyên nghiệp hơn, bổ ích hơn.
Thay vì chỉ có 3 bài thi (lội bùn, vượt hố bập bênh, cua gấp) như mùa giải trước, mùa giải năm nay có tới 9 bài thi được thiết kế tỉ mỉ để không mang lại sự nhàm chán, bám sát với thực tế và trên hết là mang lại sự thử thách thực sự cho mỗi đội đua với địa hình dốc 42 độ, hố sâu, hố bập bênh liên tiếp, các khúc cua tốc độ cao nguy hiểm v.v.. Những thử thách trên được tạo ra với mục đích hướng dẫn người sở hữu xe bán tải sử dụng xe sao cho đúng, hiệu quả và đúng luật lệ giao thông.
Mitsubishi Pajero Sport mới chính thức đến tay người dùng vào tháng 2/2017
Ban tổ chức cũng nhấn mạnh rằng kỹ năng lái xe là rất quan trọng nhưng ý thức tham gia giao thông và sự hiểu biết luật giao thông cũng quan trọng không kém. Mục đích cuối cùng của giải đua King of Pickup là khiến người tham gia thực sự quen với địa hình hiểm trở, qua đó có được kỹ năng và tâm lý tốt hơn trên những cung đường với chiếc xe bán tải của mình. Ta có thể tóm tắt sơ lược nội dung và mục đích của những bài thi như sau:
Bài 1: Kỹ năng chạy xe trong phố. Đây là một thử thách khá nhẹ nhàng nhằm chuẩn bị tinh thần cho các vận động viên trước khi đối mặt với các bài offroad khó nhằn hơn. Các vận động viên cần thực hiện liên tục những pha tăng tốc gấp, đánh lái zig zag và vào cua ở tốc độ cao. Sự thử thách lớn nhất không đến từ đường đua mà từ sự cạnh tranh từng giây đồng hồ giữa các đội đua.
Chỉ cần không làm chủ tốc độ, tai nạn rất dễ xảy ra
Bài 2: Chạy hố bập bênh, cua vòng số 8. Đây là bài offroad đầu tiên nên tất nhiên độ khó chỉ ở mức vừa phải. Bài số 2 là thử thách khá “vừa miếng” đối với những người lần đầu tiên chạy trên địa hình bùn đất. Tuy nhiên, chỉ một sai lầm là cũng đủ để vận động viên tuyên bố bỏ bài và gọi xe cứu hộ.
Vận động viên này đã phải bỏ bài vì sai lầm ở ngay đầu bài 2
Kê đá cũng không ăn thua!
Bài 3: Chạy hố bập bênh. Độ khó đã tăng dần với bài số 3: thử thách hệ thống cân bằng điện tử, độ ổn định thân xe và độ rắn chắc của khung gầm. Đã có tay lái bị hỏng xe ở bài thi này vì sai sót kỹ thuật.
Bài 4: Xuống và lên dốc 42 độ. Thử thách lớn nhất ở bài 4 đến ngay từ vạch xuất phát: một con dốc với độ dốc lên tới 42 độ - vận động viên cần xuất phát và về đích ở ngay con dốc này. Tuy nhiên, họ chỉ có thể về đích sau khi chinh phục thành công hàng loạt hố sâu, hố bập bênh và những khúc cua rất gấp.
Về đích!
Bài 5: Chạy tốc độ trên đường offroad. Bài số 5 yêu cầu người chơi làm chủ tốc độ trên địa hình đất bùn, sỏi đá, cũng như kỹ năng định hướng, tìm đường trong môi trường đầy bụi bặm.
Điểm hấp dẫn nhất ở bài thi số 5 là việc có 2 đội thi cùng chạy một lúc, tạo nên sự ganh đua đầy hấp dẫn cho cả các vận động viên và khán giả.
Sự gay cấn đến ngay từ những pha đua tốc độ ở đầu bài thi số 5
Bài 6: Thử thách khả năng khởi hành ngang dốc. Các vận động viên sẽ bắt đầu bài thi bằng việc khởi hành xe ngang dốc, sau đó là hàng loạt những khúc cua tốc độ cao và đoạn mô phỏng việc chạy xe trong rừng với cây cối rậm rạp che khuất tầm nhìn.
Bài 7: Thử thách chạy xe trong đêm. Các vận động viên cần chinh phục nhiều hố sâu cũng như những đoạn đường trơn trượt trong điều kiện ánh sáng và tầm nhìn vô cùng hạn chế. Đã có 1 thí sinh bị lật xe trong thử thách vô cùng khó khăn này.
Toyota Land Cruiser TRD 2017 trình làng tại Triển lãm Oman Motor Show 2016
Bài 8: Thử thách leo dốc chậm. Đây là thử thách lớn nhất đối với mọi thí sinh, kể cả dày dặn kinh nghiệm offroad hay chỉ mới bắt đầu. Các thí sinh cần điều khiển chân ga, phanh và vô lăng thật mượt mà, không thiếu, không thừa.
Chỉ một động tác thừa là đủ khiến xe húc đổ cọc, đứt dây hoặc tệ hơn là sập gầm. Đây quả thực là phần thi khó nhất và mang tính phân loại thí sinh vì có không ít vận động viên đã thở phào nhẹ nhõm khi có thể chạm vạch đích.
Bài 9: Thử thách kéo tời dành cho hạng Nâng cấp. Đây là bài thi cuối cùng, dành cho những thí sinh chuyên nghiệp với những mẫu xe bán tải được “trang bị tận răng”.
Vĩ Phạm (Tuoitrethudo)