Thực sự, đúng như slogan, Toyota Raize xuất hiện và đã “khuấy đảo” phân khúc SUV đô thị cỡ nhỏ. Tới đây, doanh số bán hàng sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của Raize nhưng với những tín hiệu ban đầu như thiết kế, trang bị tiện nghi hiện đại và đặc biệt là tính năng an toàn hàng đầu phân khúc thì có thể thấy con đường của Raize sẽ rộng mở tương tự như đàn anh Corolla Cross.
Tuy nhiên, không ít khách hàng cũng chia sẻ sự lo ngại về khối động cơ tăng áp 1.0L của Raize vì đây là lần đầu tiên Toyota trang bị một động cơ tăng áp cho dòng xe phổ thông. Anh Hoàng Minh để lại bình luận trong một bài đăng: “Toyota mang Raize về hợp lý, giá không tưởng nhưng liệu 98 mã lực và động cơ tăng áp có đi được đường Đà Lạt không các bác?” Tương tự với các câu hỏi như: động cơ tăng áp có bền, leo đèo dốc có khoẻ không, tải đủ người có yếu… liên tục xuất hiện trong các diễn đàn, các hội nhóm về xe ngay sau khi Toyota Raize ra mắt.
Động cơ tăng áp hay còn gọi là động cơ có turbo tăng áp thực ra không phải là khái niệm mới. Hiểu một cách đơn giản thì tăng áp là một cụm từ dùng chung để chỉ việc nạp nhiên liệu cưỡng bức, nên động cơ tăng áp là có thêm một bộ phận gọi là turbo để nạp thêm không khí vào buồng đốt, từ đó có thể đưa thêm nhiên liệu vào, làm tăng công suất so với động cơ hút khí tự nhiên mỗi khi hỗn hợp đốt nổ xả trong xy lanh. Hiểu giản đơn hơn nữa thì turbo là “một cái quạt” quạt thêm khí (từ khí thải bị lãng phí) vào buồng đốt. Ưu điểm của động cơ tăng áp là dùng dung tích xy lanh nhỏ hơn nhưng lại tạo ra công suất tương đương động cơ to tự nhiên, tức là mạnh mẽ hơn, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường và yên tĩnh hơn.
Ví như động cơ xăng 1.0L trên Raize cho công suất tối đa 98 mã lực tương đương động cơ 1.4L hút khí tự nhiên truyền thống. Chính vì thế, động cơ tăng áp không hề yếu khi leo đèo dốc hay đủ tải như lo lắng của không ít người tiêu dùng. Nhược điểm của động cơ tăng áp là chi phí sửa chữa có thể cao và phức tạp hơn một chút, cộng thêm có thể có độ trễ ga một chút khi nhấn ga. Để khắc phục thì nhà sản xuất sẽ trang bị 2 bộ tăng áp khác nhau.
Hộp số trên chiếc Raize cũng là loại mới, lần đầu tiên được Toyota áp dụng là D-CVT. Hộp số này khác với hộp số CVT vốn có trên những chiếc xe phổ thông hạng A, B là ngoài cơ cấu dây đai còn có thêm một bộ bánh răng tách rời trong quá trình hoạt động, nghĩa là nó có thêm một cấp số thật. Khi xe đang dừng hoặc di chuyển tốc độ thấp đến trung bình, hộp số D-CVT hoạt động tương tự như hộp số CVT truyền thống, nhưng khi xe vận hành ở tốc độ cao, hộp số D-CVT sẽ chuyển sang chế độ phân chia với sự tham gia truyền động bằng bánh răng để cung cấp khả năng truyền lực hiệu quả hơn. Hiểu đơn giản thì hộp số D-CVT này giúp cải thiện hiệu suất truyền động, vòng tua máy thấp hơn từ đó tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn, tỷ số truyền tương đương hộp số tự động 8 cấp (hộp số CVT thông thường là 6 cấp), tăng tốc tốt hơn và giảm độ trễ ga,…
video công nghệ hộp số CVT kép trên Toyota Raize:
Như vậy, sức mạnh về hệ thống động lực của Raize đến từ hai điểm chính là động cơ tăng áp 1.0L cho công suất tối đa 98 mã lực và mô-men xoắn cực đại 140Nm cùng với hộp số D-CVT có nhiều ưu điểm. Sự kết hợp của hai điểm này được xem là hoàn hảo nhất cho những xe sử dụng động cơ dưới 1.5L mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, khách hàng có thể yên tâm khi mang Raize đi dã ngoại tại các cung đường khó.
Dự kiến từ ngày 20/11/2021, Toyota Raize sẽ có mặt tại hệ thống đại lý trên cả nước. Toyota Việt Nam cam kết bán đúng giá niêm yết. Mọi phụ tùng đều niêm yết giá chính hãng và do khách hàng lựa chọn. Liên doanh Nhật mở đường dây nóng 1800 1524 để đón nhận những phản ánh từ khách hàng, nhằm mang tới dịch vụ tốt nhất. Khách hàng có thể trải nghiệm lái thử xe trực tuyến tại địa chỉ:http://raize.toyota.com.vn |
TTDN
(Theo Nghe nhìn Việt Nam)