Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có tuyến chính dài hơn 13 km đi trên cao, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu.
Khách đi tàu mua vé qua hệ thống bán vé tự động để lấy thẻ lên tàu
Hành khách đi qua các cổng kiểm soát bằng thẻ lên tàu
Tàu chạy từ 5h sáng đến 23h đêm hàng ngày, tần suất 6-7 phút mỗi chuyến, giờ cao điểm có thể giảm xuống 2-3 phút. Giai đoạn đầu khi lượng hành khách chưa đông, tần suất chạy tàu là 10-15 phút mỗi chuyến.
Tại mỗi ga, tàu dừng để hành khách lên xuống khoảng 30 giây, các ga đầu mối có lượng khách đông thì thời gian dừng có thể tới 45 giây. Thời gian tàu chạy toàn tuyến hết khoảng 25 phút.
Những nữ nhân viên phục vụ trên tàu
Các toa tàu đều được trang bị hệ thống radio hai chiều, cho phép hành khách có thể liên lạc trực tiếp với nhân viên điều khiến trong tình huống khẩn cấp.
Giá vé lượt dự kiến thấp nhất là 7.000 đồng, cao nhất cho cả chặng là 15.000 đồng. Giá vé tháng là 200.000 đồng có giá trị trong 30 ngày.
Những toa tàu khá hiện đại, sạch sẽ. Mỗi khi đến ga, nhân viên lái tàu sẽ đứng ở cửa để theo dõi theo quy trình an toàn
Bảng điều khiển tàu có khá nhiều nút bấm và đã được việt hóa
Cuối năm 2020, Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) cho biết, đơn vị này đã cấp kiểm định chính thức cho 13 đoàn tàu và hạng mục liên quan của đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội).
Nữ nhân viên xinh đẹp ở các phòng điều hành ở các ga lớn của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông
Mới đây, chiều 29/10, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã họp xem xét, đánh giá kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Kết quả: 9/9 thành viên chấp thuận đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư để đưa công trình đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông vào khai thác giai đoạn đầu.
Những đoàn tàu của tuyến đường sắt đô thị ở điểm cuối ở Metro Hà Đông
Đội ngũ nhân sự phục vụ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đều đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19
Phú Khánh (ANTD)