Về Chiron Pur Sport, đây là mẫu xe tập trung vào khả năng vận hành bằng cách giảm 50 kg khối lượng tổng thể so với phiên bản tiêu chuẩn và sử dụng hệ thống treo chắc chắn hơn. Còn Super Sport sở hữu hiệu năng vượt trội khi sở hữu công suất lên đến 1.578 mã lực, cao hơn 78 mã lực so với phiên bản tiêu chuẩn.
Đến nay thương hiệu vẫn chưa công bố cái tên nào sẽ thay thế Bugatti Chiron.
Bugatti Chiron chỉ còn 40 chiếc được xuất xưởng.
Chiron được ra mắt lần đầu tại Triển lãm Geneva Motor Show 2016, 'kế nhiệm' mẫu Veyron. Tháng 3/2017 đánh dấu việc chiếc xe đầu tiên được bàn giao đến tay khách hàng, vốn là vị hoàng tử Saudi Arabia Badr bin Abdullah Al Saud.
Và đến chiếc Chiron thứ 100 cũng đã được bàn giao đến tay khách hàng vào tháng 5/2018. Tính đến tháng 3 năm nay, hãng xe Pháp đã bàn giao tổng cộng 300 chiếc Chiron cho nhiều khách hàng trên thế giới.
Hậu duệ của Chiron nhiều khả năng được ra mắt vào năm 2024
Sức mạnh của Bugatti Chiron đến từ động cơ W16, dung tích 8.0L, đi kèm 4 bộ tăng áp, giúp sản sinh công suất lên đến 1.500 mã lực và mô-men xoắn lên đến 1.600 Nm. Kết hợp với hệ dẫn động bốn bánh và hộp số tự động 7 cấp DSG, mẫu hypercar nước Pháp chỉ mất 2,5 giây để đạt vận tốc 100 km/h từ trạng thái tĩnh. Tốc độ tối đa là 420 km/h.
Tại Việt Nam, cũng có nhiều người dùng sở hữu các mẫu xe thuộc thương hiệu Bugatti với doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (Minh Nhựa) nhập về chiếc Veyron vào năm 2012. Đây cũng là chiếc hypercar đầu tiên tại Việt Nam. Khi đó, số tiền mà Minh Nhựa bỏ ra để hoàn thành các thủ tục để hợp pháp lăn bánh chiếc Veyron được đồn đoán vào khoảng 40 tỷ đồng. Mãi đến năm 2016, chiếc Veyron được Minh Nhựa bán lại cho một showroom tư nhân.
Đến năm 2018, chiếc Bugatti Veyron này gia nhập vào garage của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend. Theo tiết lộ của đơn vị bán xe, ông Vũ đã bỏ ra số tiền lên đến 50 tỷ đồng để mua siêu xe này.