Không thể để xe buýt "cài số lùi"

Nghịch lý đang diễn ra trong tổ chức giao thông đô thị trên địa bàn Hà Nội khi phương tiện cá nhân gia tăng nhanh còn lượng người sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe buýt) lại giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ùn tắc ngày càng phức tạp.


Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vẫn chưa được như kỳ vọng

Sản lượng giảm 10%

Hà Nội hiện có 91 tuyến xe buýt với 1.482 phương tiện chuyên chở khách nhưng chủ yếu lại tập trung ở khu vực từ vành đai 3 đổ vào trung tâm thành phố. Đáng nói, trong bối cảnh ùn tắc đang gia tăng và diễn biến phức tạp thì tốc độ phát triển của xe máy, ô tô cá nhân lại tăng chóng mặt, trong khi lượng hành khách đi xe buýt đã giảm trong vài năm qua.

Cụ thể, tốc độ xe máy tăng 7,6%/năm, ô tô con tăng 16,5% trong khi hạ tầng chỉ tăng 3,9%/năm, còn lượng khách của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) có dấu hiệu giảm hơn so với các năm trước, trên các tuyến trục chính truyền thống cũng chỉ đạt 90-92% so với cùng kỳ các năm trước.

TS Vũ Thanh Chương, Khoa Vận tải kinh tế, Đại học GTVT chỉ ra, trong 5 năm qua, tổng số lượt xe buýt tăng chậm, số bình quân lượt xe phục vụ mỗi năm giảm, như năm 2010 là 3.600 lượt/xe/năm, nhưng năm 2015 chỉ còn 3.300 lượt. Đặc biệt, đối tượng khách “VIP” của xe buýt trên địa bàn Hà Nội vẫn là học sinh, sinh viên và cũng đang có xu hướng giảm nhanh, đặc biệt là lượng vé tháng và vé liên tuyến.

Chất lượng dịch vụ cũng như sự tiện lợi của xe buýt chưa cao là những nguyên nhân khiến lượng khách sử dụng xe buýt có xu hướng giảm. Ông Vũ Thanh Chương phân tích, phần lớn xe buýt của Hà Nội tập trung từ khu vực vành đai 3 trở vào trung tâm. Thời gian qua, xe buýt đã phải giảm tần suất trên một số trục đường để giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại của hành khách.

Hơn nữa, số điểm dừng đỗ xe buýt còn hạn chế, chưa đầy đủ theo yêu cầu của vận tải khách công cộng, thậm chí nhiều điểm dừng đỗ còn bị chiếm dụng. Khoảng cách các điểm dừng đỗ bình quân 800m, quá dài trong khi không gian cho người dân đi bộ đến các điểm chờ xe không có. Tốc độ di chuyển của xe buýt thì được đánh giá là quá chậm do không có làn đường dành riêng cho xe buýt.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho rằng, lượng khách xe buýt có xu hướng giảm những năm qua là do luồng tuyến, hạ tầng không ổn định, mỗi năm điều chỉnh trên 4.000 lượt điểm dừng, 80 luồng tuyến, thu hồi di chuyển hàng loạt điểm dừng/đỗ… Hơn nữa, thời gian chuyến đi tăng do lộ trình bất hợp lý và ùn tắc, lộ trình tuyến quá dài, lòng vòng.

Phải ưu tiên xe buýt

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia nhìn nhận, mặc dù xe buýt vẫn được đánh giá là phương tiện công cộng giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy giảm phương tiện cá nhân nhưng hiện nay, tại Hà Nội môi trường hoạt động xe buýt chưa có ưu tiên gì nổi bật. “Tốc độ tăng trưởng xe cá nhân, thái độ đối với xe buýt của cơ quan quản lý Nhà nước và người dân đang là rào cản lớn nhất tác động đến vận tải công cộng”, ông Khuất Việt Hùng nhìn nhận.

Giai đoạn 2016-2020, xe buýt được dự báo tăng trưởng khá chậm, đến năm 2020 Hà Nội có 159 tuyến buýt với tổng số phương tiện là 2.450 xe. Tổng hành khách vận chuyển dự kiến là 850 triệu lượt/năm, đáp ứng 14-15% nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn.

Giai đoạn 2020-2025 sẽ đáp ứng 25% nhu cầu đi lại. Tuy nhiên, ông Khuất Việt Hùng cho rằng, nếu không có chính sách đột phá, ưu tiên cho hạ tầng xe buýt và sự quyết tâm của cơ quan quản lý thì rất khó đạt được. “Dù quy hoạch đưa ra việc mở nhiều tuyến buýt, nhưng tôi tin rằng, đến Tổng Giám đốc Tổng công ty Tư vấn và thiết kế giao thông vận tải cũng không dám khẳng định sẽ hiện hữu vào năm 2020”.

Có mặt ở Hà Nội từ năm 1997, ông Takagi Michimasa, chuyên gia tư vấn cao cấp, Công ty Almec Nhật Bản cho rằng, phải kiềm chế sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy. Cùng đó, các giải pháp liên quan đến phát triển giao thông công cộng phải dài hạn và kiên trì thực hiện.

Cần phải ưu tiên quỹ đất dành cho hạ tầng xe buýt, ưu tiên trên các trục đường chính, có nhu cầu cao và vào các khung giờ cao điểm. Nếu không có chính sách đột phá thì vận tải hành khách công cộng đến năm 2020 chỉ đáp ứng 11,6% và không thể giải quyết bài toán ùn tắc.

Ngân Tuyền (ANTĐ)

TIN LIÊN QUAN

Hai tuyến buýt 18 và 33 được "khoác áo mới"

Sáng nay 4/12, Xí nghiệp xe buýt 10-10 (Tổng công ty vận tải Hà Nội-Transerco) đã chính thức thay thế toàn bộ xe buýt mới trên tuyến số 18 (Đại học Kinh tế quốc dân- Long Biên) và tuyến buýt số 33...

Mở 3 tuyến buýt thường kết nối với buýt nhanh BRT

Chiều 4-1, UBND TP Hà Nội có chỉ đạo tiếp tục hợp lý hóa mạng lưới tuyến xe buýt sau khi tuyến buýt nhanh BRT đi vào hoạt động

Thêm 3 tuyến buýt Hà Nội được thay bằng xe đời mới

Đại diện Transerco cho biết, thực hiện quyết định của Sở GTVT Hà Nội về việc phê duyệt thay mới phương tiện trên các tuyến buýt số 62, 91 và 92, Transerco đã triển khai việc thay xe mới tại các tuyến buýt trên và bắt đầu từ hôm nay (4/9) – ngày đi

Transerco khai trương 2 tuyến buýt mới lên Hòa Lạc

Hai tuyến buýt mới mang số hiệu 106 và 107, với tần suất 20 phút/chuyến.

Thêm một tuyến buýt nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài

Sáng nay 20/12, Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã chính thức đưa vào vận hành thêm 1 tuyến buýt nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài, số hiệu 90, lộ trình Kim Mã - Nội Bài.

Hà Nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT, tăng tốc vận tải khách công cộng

Theo quy hoach, giao thông công cộng Hà Nội sẽ có 8 tuyến xe buýt nhanh để kết nối giao thông công cộng.

Hà Nội chốt lịch vận hành thử tuyến xe buýt nhanh 'nghìn tỷ'

Nguoiduatin - Sở GTVT Hà Nội dự kiến tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa sẽ được đưa vào vận hành thử từ ngày 15/12.

55 tuyến buýt kết nối đường sắt Cát Linh- Hà Đông ngay khi vận hành

Tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông sẽ được kết nối với 55 tuyến buýt trợ giá dọc hành lang để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận.

THỦ THUẬT HAY

Semperon - Tweak mang tính năng "Always-on-Display" lên các thiết bị iOS 11 đã jailbreak

Về cơ bản tinh chỉnh này sẽ mang tính năng Always-on-Display lên thiết bị iOS 11 đã được jailbreak, giúp người dùng dễ dàng theo dõi các thông tin cần thiết mà không cần mở sáng màn hình iPhone giống như trên

Hướng dẫn đăng xuất Facebook Messenger trên các thiết bị iOS

Ứng dụng Messenger trên các thiết bị iOS không cho phép người dùng đăng xuất trực tiếp, điều này gây không ít khó chịu khi muốn chuyển qua một tài khoản khác để sử dụng, hoặc ít nhất là tạm thời đăng xuất.

Hướng dẫn sử dụng Keybroad Test trên máy tính

Phần mềm này sẽ giúp cho các bạn kiểm tra bàn phím của mình có bị hư phím, cũ hay mới mua, và phím có nhạy khi hoạt động hay bị rít phím không.

Những thao tác nhanh và tiện lợi hơn với nút nguồn trên iPhone X

Nút Home được xem là điểm nhấn để nhận dạng các thiết bị iOS. Tuy nhiên với thiết bị mới nhất, Apple đã quyết định bỏ nút Home thay vào đó là nâng cấp nút nguồn (Side Button)

Những phần mềm tối ưu hóa máy tính miễn phí tốt nhất 2018

Có phải máy tính Windows của bạn đang chạy chậm một chút không? Không phải tưởng tượng đâu. Theo thời gian, ổ cứng tích lũy tất cả loại dữ liệu, bao gồm cả “rác” làm hệ thống trở nên trì trệ. Phần mềm tối ưu hóa PC

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh ảnh chụp từ camera của Nokia 6 2018 và Nokia 6 2017

Hôm nay (5/1), Nokia 6 2018 đã chính thức ra mắt, thiết bị có nhiều nâng cấp trong cấu hình nhưng về camera, nó vẫn giữ nguyên như thế hệ cũ, độ phân giải camera trước sau là 8/16 MP.

Đánh giá chi tiết Nokia 1: Liệu có đáng để mua?

Thiết kế của Nokia 1 gợi nhớ lại những smartphone chạy android như Nokia X ở khả năng thay đổi nắp lưng đa màu sắc, chỉ khác là các cạnh của Nokia 1 được bo cong tròn trông mềm mại hơn mà thôi.