GM triệu hồi 4,3 triệu xe vì lỗi hệ thống phần mềm

Mất phanh là tình huống thuộc loại nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc. Điều kiện “sống còn” để đối mặt với tình huống ôtô mất phanh khi đổ đèo chính là tài xế phải giữ được sự bình tĩnh.

Mỗi người, dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm, sẽ có phản ứng khác nhau. Nhưng nếu đủ tỉnh táo và bình tĩnh, cơ hội sống của tài xế và hành khách sẽ cao hơn rất nhiều.



1. Giữ bình tĩnh

Lời khuyên này thường bị coi là nhàm chán theo kiểu 'biết rồi khổ lắm nói mãi', cho tới khi chúng ta rơi vào nguy hiểm. Không bình tĩnh thì không thể thực hiện những bước tiếp theo. Chỉ cần người lái giữ sự chủ động thì cơ hội cho người xung quanh đã cao hơn rất nhiều.

Bình tĩnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, tố chất của người lái. Một anh chàng mới lái, chưa va chạm nhiều dĩ nhiên dễ mất bình tĩnh hơn tài già. Nhưng một tài già chủ quan sẽ dễ mất bình tình hơn người luôn chủ động. Vì vậy, hãy tập trung để không rơi vào tình thế ứng biến mà phần bị động lại ở phía bạn.

2. Nhả chân ga

Nhả chân ga để giảm tốc độ, đồng thời tập trung hơn cho chân phanh.

3. Cảm nhận chân phanh

Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới.



4. Đạp phanh liên tục

Dẫu hết hy vọng thì tài xế luôn phải thử các cơ may. Đạp-nhả phanh thật nhiều để biết đâu hồi phục hệ thống. Nếu xe có ABS, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt.

5. Trả về số thấp

Số thấp giúp xe chậm lại. Nếu đi số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp (ký hiệu bằng các số nhỏ như 1, 2 hoặc chữ cái L).

Mọi chuyện phức tạp hơn khi đi số sàn. Về số quá thấp ở tốc độ cao có thể phá hủy hệ truyền động và lực quán tính làm mất khả năng kiểm soát. Hãy về 1 hoặc 2 cấp mỗi lần. Chẳng hạn, xe của bạn đang đổ đèo ở vị trí số 3 và đột ngột mất phanh, để dồn về số 1 bạn đạp côn, về số 0; nhả chân côn và vù mạnh chân ga để tốc độ vòng tua máy đồng tốc với tốc độ vòng quay bánh xe; tiếp đến là đạp chân côn, dồn về số 2. Lúc này, xe sẽ khựng lại và giật đột ngột, bạn hãy gạt cần số về số 1, tốc độ xe đã rất chậm, bạn có thể dừng hẳn xe bằng cách nhả cần phanh tay đã kéo rồi nhanh chóng kéo mạnh để dừng hẳn xe.

Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.

6. Dùng phanh tay

Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

7. Giữ tầm quan sát

Hoảng loạn không những làm mất cơ hội của bạn mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Hãy quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người.

8. Báo hiệu cho xe khác

Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.



9. Đánh võng nếu có thể

Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe lượn từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc. Tuy nhiên không nên làm ở tốc độ cao bởi có thể lật xe.

10. Dùng vật cản giảm tốc

Hãy cân nhắc kỹ tốc độ trước khi quyết định dùng phương án nào, đặc biệt ở tốc độ cao. Dùng dốc để hãm tốc độ cần chú ý đỉnh dốc và sẵn sàng sử dụng phanh tay. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc dải phân cách. Nếu xuống dốc hãy lái sang hướng ta-luy dương để sẵn sàng đâm khi có thể.

11. Tìm điểm có thể va chạm

Đừng cố hy vọng xe tự dừng. Hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.

A.Nguyễn (theo autodaily)

TIN LIÊN QUAN

Kinh nghiệm ‘sống sót’ khi lốp ô tô bị nổ ở tốc độ cao

Nguoiduatin - Khi xe đang di chuyển với tốc độ cao mà nổ lốp sẽ cực kì nguy hiểm. Trang bị cho mình những kỹ năng xử lý cần thiết sau có thể sẽ giúp bạn “tai qua nạn khỏi”

Cách thoát nạn khi ô tô bị mất phanh của chuyên gia

Đã có không ít các trường hợp vị tai nạn ô tô vì xe bị mất phanh, tài xế không thể làm chủ được xe. Do đó, các chuyên gia đã chia sẻ cách thoát thân an toàn khi gặp phải tình huống này.

Vừa ga vừa phanh là một thói quen tai hại của phụ nữ khi đi xe máy

Việt Nam là nước di chuyển chủ yếu bằng xe máy, mỗi năm có hơn 3 triệu chiếc xe máy được bán ra thị trường. Tuy nhiên, còn tồn tại rất nhiều thói quen xấu khi đi xe máy có thể biết hoặc không quan tâm.

Hiểm họa khôn lường với những bình gas lắc lư trên xe máy

Không khó để bắt gặp những trường hợp vận chuyển bình gas bằng xe máy, có những người còn chở 4-5 bình gas loại 12kg cùng lúc, phóng với tốc độ cao trên đường phố. Việc chở nhiều bình gas cỡ lớn, chở sai quy cách không chỉ gây nguy cơ cháy nổ mà

Kinh nghiệm ‘sống còn’ khi ô tô vào cua mất lái

Nguoiduatin - Khi ô tô vào cua, bánh xe rất dễ gặp vấn đề dẫn đến xe bạn mất lái. Lái xe cần trang bị kinh nghiệm giúp mình thoát hiểm khi rơi vào tình huống này.

Những nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ rất cao khi đổ xăng cho ô tô

Một trong những thói quen nhiều người hay mắc là vẫn để động cơ ô tô hoạt động khi đổ thêm nhiên liệu. Đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Những kỹ năng lái xe cẩn thận và xử lý tình huống nhạy bén, kịp thời

Do tính chất ban đêm chỉ có những phương tiện lớn như xe tải, xe container…hoạt động nên nếu bạn có phải lái xe ban đêm thì cần phải rất chú ý và tập trung khi lái xe.

Đổ đèo, leo dốc phút chốc mất mạng nếu bất cẩn

Chỉ trong ít ngày, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông (TNGT) trên đường đèo, dốc ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Nhiều vụ TNGT đã gây hậu quả nghiêm trọng cả về người và tài sản. Việc hàng...

THỦ THUẬT HAY

Cách kiểm tra thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp trên ứng dụng VssID

Tra cứu thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp để biết mức tiền hỗ trợ từ Quỹ BHTN theo Nghị quyết 116/NQ-CP. Sau đây là cách kiểm tra thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp trên VssID...

Kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí bằng điện thoại trước khi ra đường

Ô nhiễm không khí luôn gây ra những nguy hại không thể lường trước được đối với sức khoẻ của mỗi người. Biết được mức độ ô nhiễm mỗi ngày sẽ giúp chúng ta có những biện pháp bảo vệ sức khoẻ tốt hơn cho bản thân và gia

Bạn đã trải nghiệm Google Calendar mới chưa?

Vào tháng 10 năm 2017, Google cuối cùng đã nâng cấp giao diện Google Calendar. Nhưng có gì đáng để chờ đợi không? Hãy cùng khám phá các tính năng cũng như giao diện mới của ứng dụng này nhé!

5 thủ thuật Zalo mới nhất ai xài cũng phải biết

Trong tháng 10 này, Zalo đã tung ra một bản cập nhật mới với sự thay đổi về giao diện đẹp mắt và hứa hẹn trong thời gian tới sẽ cập nhật thêm một...

Cách cài và sử dụng HIDE.me VPN để đổi VPN trên máy tính

Việc thay đổi VPN máy tính giờ đây đã không còn xa lạ với mỗi người trong chúng ta. Có rất nhiều công cụ trực tuyến, trình duyệt web, hay các phần mềm chuyên dụng giúp fake VPN máy tính như: Hola, Opera, hay Hotspot

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh Galaxy S10 5G và Mi 11 Lite 5G: Flagship nào đáng mua nhất?

Galaxy S10 5G và Mi 11 Lite 5G là hai thiết bị cùng phân khúc được nhiều người quan tâm, thử mang lên bàn cân xem flagship nào đáng sở hữu nhất.

Đánh giá Medley 150 S ABS: An toàn, nhiều tiện ích

Mang thiết kế đậm chất châu Âu, Piaggio Medley 150 S ABS còn được bổ sung thêm tiện ích, công nghệ an toàn tiên tiến và khả năng vận hành ổn định.

Oppo tung ra Find X6 Pro với cảm biến 1-inch và camera periscopic

Oppo Find X6 Pro được trang bị cảm biến 1-inch, lớn hơn so với hầu hết các cảm biến điện thoại thông minh trên thị trường hiện nay. Điều này có nghĩa là camera có khả năng thu được nhiều ánh sáng hơn, dẫn đến chất lượng