Nhằm góp phần cụ thể hóa nghị quyết của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch thủ đô giai đoạn 2016-2020, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai mở rộng không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, đồng thời thí điểm cho phép nới lỏng “giờ giới nghiêm” đến 2h sáng. Chủ trương này nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân và khách du lịch.
Sẽ có thêm nhiều điểm trông giữ do UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép
Theo ông Phạm Tuấn Long – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm thì chủ trương này không những góp phần thu hút du lịch, quảng bá nét văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế mà còn đem lại nguồn thu lớn, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần.
Để chủ trương này được thực hiện có hiệu quả, UBND Thành phố Hà Nội cũng đã giao cho Sở giao thông vận tải, UBND quận Hoàn Kiếm và CATP Hà Nội tổ chức việc hướng dẫn, phân luồng giao thông, cũng như đảm bảo ANTT trong thời gian từ 19h đến 24h các ngày từ thứ 6 đến chủ nhật hàng tuần.
Trong các ngày tổ chức không gian đi bộ, Công an Hà Nội cấm toàn bộ phương tiện cơ giới và thô sơ hoạt động trên các tuyến phố đi bộ được quy định. Những người có nhà trong không gian đi bộ được phép dắt xe về nhà.
Bên cạnh việc đảm bảo ANTT trong suốt thời gian tổ chức không gian đi bộ, một việc quan trọng cũng được UBND TP chỉ đạo đến các đơn vị chức năng có liên quan, đó là quy hoạch, bố trí các điểm giao thông tĩnh, phục vụ việc trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp… cho người dân và du khách.
Qua kết quả rà soát, khảo sát cụ thể, Liên ngành Thành phố và quận Hoàn Kiếm đã thống nhất bố trí tạm thời 81 điểm trông giữ xe, trong đó có 23 điểm trông giữ xe ô tô và 58 điểm trông giữ xe máy, xe đạp, xe thô sơ với tổng diện tích gần 19.000m2.
Các điểm giao thông tĩnh yêu cầu sử dụng đúng mục đích, đúng diện tích cấp phép, thu phí đúng quy định hiện hành của Thành phố, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường xung quanh điểm trông giữ phương tiện có bán kính 50m; lắp đặt đầu đủ biển báo “Nơi trông giữ (xe đạp, xe máy, xe ô tô) phục vụ các tuyến phố đi bộ” theo quy định; có bảng niêm yết phí trông giữ; trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết vê fphongf cháy chữa cháy tại các điểm trông giữ phương tiện; bố trí đủ nhân viên, hướng dẫn x era vào tại các vị trí trông giữ xe, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho chủ phương tiện tại điểm trông giữ xe.
Đáng chú ý, trong số 58 điểm trông giữ xe máy, xe đạp, xe thô sơ có 33 điểm đã quy hoạch và 23 điểm mới do UBND quận Hoàn Kiếm cấp, 2 điểm do Sở GTVT cấp cho các đơn vị khai thác điểm đỗ xe.
Quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, phát hiện những bất cập, đồng thời khảo sát bổ sung những điểm giao thông tĩnh để tham mưu với các cấp điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế, đáp ứng như cầu của nhân dân và khách tham quan.
Thùy An (ANTĐ)