Người kia cảm thấy rất kinh ngạc, hỏi: “Nhà tôi tuy gia cảnh không lấy làm khá giả, nhưng vẫn ấm no không thiếu thốn, hơn nữa trước giờ chưa từng thiếu nợ ai cả”.
Ảnh pinterest.com
Vị hòa thượng chậm rãi nói: “Hình hài của cậu là mượn từ ba mẹ, vậy cậu đã mắc nợ ba mẹ cậu; hết thảy mọi thứ cậu ăn, cậu mặc, đều là vay mượn từ thiên nhiên, vậy cậu đã mắc nợ đối với thiên hạ; tri thức cũng như trí huệ của cậu là được vay mượn từ thầy, vậy đã mắc nợ người thầy của cậu. Những món nợ mà con người ta thiếu giống như loại này ngay tại kiếp này đây quả thật là quá nhiều, cậu đều đã trả hết chưa?”.
Người kia nghe xong, giật mình hoảng hốt nói: “Nếu nói như vậy, tôi quả thật đã mắc nợ rồi, nhưng tôi không biết phải trả như thế nào?”. Hòa thượng mỉm cười nói: “Đây nào có khó gì? Chỉ hai chữ thôi đã là đủ rồi”.
Cha mẹ cho cậu hình hài..(Ảnh pixabay.com)
Người đó ngẩn ra, nhanh miệng nói: “Cúi xin đại sư chỉ điểm”. Hòa thượng lại mỉm cười, nói: “Hai chữ ‘trân quý’ mà thôi”.
Người đó suy nghĩ một hồi, bái lạy vị hòa thường, rồi quay mình ra khỏi cửa chùa, tinh thần phấn khởi mà đi.
Cổ nhân có câu: Nhân sinh vô thường. Xã hội loài người hiện nay quả thật có rất nhiều điều cần nói. Dường như con người không còn tin Thần Phật, không còn tin vào luật nhân quả nữa. Nhiều người chỉ cầu mong có được cuộc sống vật chất đầy đủ nên sẵn sàng dính mắc tạo nghiệp, coi việc đấu đá tranh giành thành sự nghiệp, tư tưởng mê loạn mà còn kiêu căng, thân tâm mệt mỏi chịu khôn thấu.
Có những người do không hiểu được hiếu đạo và biết ơn là gì, nên khi có điều gì không vừa ý, động một chút là tranh cãi với những người thân, bỏ nhà ra đi, thậm chí còn tự mình tìm đến cái chết. Họ không biết quý cái mạng sống của mình nên cũng coi thường mạng sống của những người khác.
Họ không trân quý mạng sống của mình thì cũng không trân quý mạng sống của kẻ khác (Ảnh pinterest.com)
Theo nhà Phật giảng thì khi làm những sự việc trên, họ đã tạo thành nghiệp tội vô tận, muôn đời muôn kiếp trả không hết. Vậy nên, còn sống một ngày trên cõi phàm trần, con người cần tu chân, hướng thiện, tạo đức, phải luôn nhẫn nhịn trả cho hết món nợ trần gian, tránh mọi nẻo đường tạo nghiệp. Ấy cũng là mục đích của sinh mệnh con người…
Phật dạy: Con người còn phải tu chân, hướng thiện, tạo đức (Ảnh Đại Kỷ Nguyên)
Anh Vũ
Hương sắc Việt Nam: Thời ấu thơ mang áo tơi đi bắt dam, kéo tép, quần quật gió Lào lượm từng lá chuối khô…
Hương sắc Việt Nam: Lúa vàng như mơ trải khắp đồng, cong cong thân gầy nặng hạt ước mong
Sau nửa đời đi tìm – một doanh nhân thành đạt ở Mỹ giải mã được câu hỏi: ‘Tôi là ai?’