Kiệt tác Đường thi của Bạch Cư Dị: Cứ tưởng xuống trần chơi ít bữa, nào ngờ phút chốc đã trăm năm…

Bạch Cư Dị (772 – 846), biểu tự Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn cư sĩ, Túy ngâm tiên sinh hay Quảng Đại giáo hóa chủ, là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Những người yêu thơ Đường xếp ông  chỉ sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Đường Tuyên Tông thường gọi ông là Thi Tiên.
Kiệt tác Đường thi của Bạch Cư Dị: Cứ tưởng xuống trần chơi ít bữa, nào ngờ phút chốc đã trăm năm…

Thơ ông mạch lạc, dễ hiểu, giản dị, khi thì da diết buồn thấm thía với nỗi đời vời vợi mênh mang, khi thì nói về thiên nhiên, nhàn tản với cách nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông từng nói: “Làm văn phải vì thời thế mà làm… Làm thơ phải vì thực tại mà viết”. Ông hòa đồng cùng dân chúng, coi nhẹ việc làm quan của mình và đặc biệt là thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang. Ông để lại khoảng hơn 2.800 bài thơ. Bài “Đông dạ văn trùng” được giới thiệu dưới đây là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông.

Nguyên tác:
冬夜聞蟲
白居易
蟲聲冬思苦於秋
不解愁人聞亦愁
我是老人聽不畏
少年莫聽白君頭
ĐÔNG DẠ VĂN TRÙNG
Trùng thanh đông tứ khổ ư thu
Bất giải sầu nhân văn diệc sầu
Ngã thị lão nhân thính bất úy
Thiếu niên mạc thính bạch quân đầu
Dịch nghĩa:
Tiếng dế đêm đông ý tứ não nùng hơn mùa thu
Kẻ không biết buồn nghe cũng phải buồn
Ta đã già rồi, nghe chẳng sợ gì
Tuổi trẻ đừng nghe vì nghe thì sẽ bạc đầu.
Dịch thơ (bản dịch của Hoàng Tạo):
Tiếng trùng, đông não hơn thu,
Người ngây thơ mấy nghe ru cũng sầu!
Ta già nghe chẳng sao đâu
Tuổi xanh nghe, khéo bạc đầu như chơi
Bài thơ được mở đầu bằng tiếng than, một sự trải lòng não nề của một người từng trải, đang bị nỗi buồn giăng kín trong tâm can:
Trùng thanh đông tứ khổ ư thu – Tiếng trùng, đông não hơn thu
Thơ xưa, dày đặc phong cảnh và tâm sự của con người dính đến thiên nhiên, đến các mùa, nhất là với mùa thu. Đọc thơ, ta có thể cảm nhận được những suy nghĩ của tác giả trong đêm Đông, khi phải nghe tiếng trùng kêu, thấy não nề, thấy buồn khổ hơn đêm mùa Thu. Họ Bạch lấy cảm hứng từ âm thanh của tiếng côn trùng trong đêm Đông rét mướt đơn côi làm đề tài. Mùa nào, đêm nào ở những không gian yên ả như vườn ruộng, ao đầm lại chẳng có tiếng côn trùng? Nhưng giữa mùa Đông lạnh lẽo, khi một mình thức suốt đêm, đang miên man suy nghĩ thì tiếng côn trùng kêu gợi cho người buồn bao nhiêu vướng mắc đớn đau?
Trùng kêu đêm Thu đã buồn. Kêu mùa Đông lại buồn hơn! Mọi cái vẫn nguyên: đêm, tiếng trùng, không gian cô đơn, và ông họ Bạch đang bạch mái đầu. Cái khác là mùa. Không biết day dứt nỗi gì mà Thu thức với trùng, 3 tháng Đông lại, lại thức nghe côn trùng than vãn. Chắc bản nhạc buồn này của thiên nhiên vẫn như xưa. Bản nhạc ấy, nếu chăng, thì chỉ bị biến tấu bởi người nghe nó!
Bất giải sầu nhân văn diệc sầu – Người ngây thơ mấy nghe ru cũng sầu!
Người không biết gì về nỗi buồn, chỉ nghe tiếng côn trùng kêu, là cũng cảm thấy buồn rồi. Đây chỉ là một giả định. Chúng ta thường nghe giảng rằng: Làm người là khổ. Vì là làm người thì phải trải qua lục đạo luân hồi, phải trải qua vòng Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Đạo gia khuyên con người “phản bổn quy chân”, Phật gia khuyên người lấy khổ làm vui, tích Đức trả Nghiệp…, Vãng hồi tu..
Hương Sơn cư sỹ rất rành Đạo và Phật chẳng lẽ không hiểu lẽ “Thành trụ hoại diệt” là cái Khổ của vũ trụ và Sinh Lão Bệnh Tử là cái Khổ của nhân sinh? Vậy thì Đông khổ hơn Thu? Hạ có khổ hơn Xuân? Chẳng phải trong đêm Xuân Bạch ra ngắm 2 cành Mẫu Đơn để ngày mai hết cơ hội thưởng hoa?
Như vậy, người không khổ chỉ có thể là người đã ở ngoài Tam Giới, đã thoát Mê. Ấy vậy mà, Bạch phát hiện một quy luật: Dẫu Thần Phật có xuống Tam Giới này thì nghe trùng kêu đêm Đông cũng cảm nhận được nỗi sầu đau của con người. Quả thật, Phật Thích Ca chuyển sinh bao nhiêu ức kiếp mới đi từ bến Mê sang bờ Ngộ, sang Giải Thoát “Bất giải sầu chi nhân” nếu cứ nằm nghe trùng kêu để suy ngẫm nhân sinh thế sự ắt hẳn Phật tính mờ đi. Cái ý nghĩ: Ta cứ tưởng xuống trần gian chơi ít bữa, Ắt sẽ là: Nào ai ngờ phút chốc đã trăm năm.

Câu thơ thứ ba “Ngã thị lão nhân thính bất úy – Ta già nghe chẳng sao đâu”  nghe như thấy cái kiểu một anh hùng về già đang tự trấn an mình. Ta là lão nhân, nghe không sợ.  Kẻ thù cũng ít ai đòi mạng nhau khi người ta đang sống tuổi trời cho. Mới hay, những người già có vẻ luôn chuẩn bị hành lý. Hễ Trời kêu là Dạ! Là vâng mệnh Thiên Ý. Già rồi, trải nghiệm nhiều rồi. Đi dọc cái hành lang 3 vạn 6 ngàn thăm thẳm thế. Đâu là tiếng trùng kêu, đâu là đầy những nỗi buồn kế tiếp nỗi buồn…Người già rồi, nhiều trải nghiệm, thì ít biết sợ. Đặc biệt là chốn miệng hùm nọc rắn của chốn quan trường. Sáng chầu triều, chiều bị phế chức rời ngay kinh thành bỏ vợ, bỏ con. Hôm sau, chỉ cần một mặt thư của Triệu Cao, Tần Cối là đầu rời khỏi cổ. Làm quan ngày xưa quả là khó.
Thiếu niên mạc thính bạch quân đầu – Tuổi xanh nghe, khéo bạc đầu như chơi
Nhà thơ nhắn nhủ rằng, tuổi chưa trưởng thành chớ nghe tiếng côn trùng kêu não nề trong đêm, nếu không thì đầu chư vị sẽ bạc trắng ra đấy! Một lời cảnh báo của một người “mặn ngọt chua cay” đã từng nghe sao mà nghiêm trọng, mà đậm đầy tâm sự. Nghe trùng kêu trong đêm Đông mà lại đến mức thế sao? Hay là, Họ Bạch đang khuyên những người trẻ là đừng lặp lại cuộc đời của ông. Cả một đời lận đận giữ 2 chữ ĐỘC THIỆN, cả một đời bị lưu đày.. Kẻ sỹ ưu thời mẫn thế nào không thao thức?
Gọi “thiếu niên” là QUÂN, có lẽ Bạch thi tiên đặt nhiều hy vọng vào tuổi trẻ, vào những con đường khác khiến quốc phú dân an. Từ “quân” trong câu kết của bài thơ như gợi ra một tương lai sáng hơn, cho người trẻ niềm hi vọng hơn, nếu như có thể lắng đọng được những đúc kết trải nghiệm của lớp người đi trước.

Ở bình diện hẹp, bài thơ “Đông dạ văn trùng” được cho là lời tụng ca sức mạnh của âm nhạc. Đọc câu thơ nào lên thì cũng thấy có Nhạc trong đó. Nhạc có trong ngôn từ, trong họa, trong tâm sự, hình ảnh, sắc màu. Thấy trào lên sức mạnh của Lời, sức mạnh của tư tưởng, của trí huệ… Nó có thể xóa Tỉnh thành Mê. Và từ trong cái nghĩa phản biện ấy mà phá mê, mà khai ngộ.
La Vinh
Bậc quân tử như hoa mai trong tuyết lạnh, như tùng bách chịu rét xanh tốt quanh năm
Kẻ thất phu ưa dùng vũ lực, bậc quân tử lấy nhân nghĩa làm ‘bảo kiếm’
Từ tận cùng khổ đau thù hận, tôi đã may mắn tìm thấy đường về hạnh phúc

TIN LIÊN QUAN

Thưởng thức tinh tế: Tâm trạng nghệ thuật trên giọng thứ buồn, mỗi cao độ đều tỏa ra không gian mênh mang, thánh thót

Air Varié No.1 op. 1 là bản Air Varié số 1 trong tác phẩm mà Bériot sáng tác cho song tấu violon và piano với thời lượng 7 phút. Cả phần violon và piano đều được soạn rất lãng mạn và tinh tế, đẩy bật được một tâm trạng nghệ thuật trên giọng thứ

Với chất nhạc của J.S.Bach hoàn toàn bình lặng, lý trí, Anastasiya mang thêm vào đó vẻ đẹp thiên thần

Anastasiya Petryshak – J.S. Bach – Ciaccona, Partita n.2 in Re minore, chất lãng mạn thiên thần… Tác phẩm Partita n.2 in Re minore của Bach được Anastasiya Petryshak trình diễn liền mạch hoàn toàn độc tấu trong suốt 16 phút, và tiếng nhạc cùng vẻ

Kiệt tác Đường thi: Khi quá khứ không ngủ yên, tôi lặng lẽ tìm thời gian đã mất…

Có những câu thơ đi suốt cả một đời người. Nó như nhắc lại những kỉ niệm bắt cá giữa đường khi con sông quê đục ngầu nước lũ tràn qua mảnh ruộng, ao làng. Nó như một gương mặt bè bạn bất chợt gợi ta nhớ thuở bắt cào cào châu chấu, đào dế ...

Cuộc sống về đêm của người xưa khiến chúng ta phải ngưỡng mộ

Thời xưa không có đèn giăng khắp phố, chỉ có trăng sao và màn đêm tĩnh mịch. Vậy cuộc sống khi ấy có điều gì thú vị? Cuộc sống về đêm của con người hiện đại thật là nhộn nhịp, đầy sắc màu. Ngược dòng thời gian trở lại, ta băn khoăn tự hỏi người xưa

Trời nhỏ lệ thương đau, lo cho loài người mê mải, chưa dám bước lên một tầng lầu…

Thời gian vô thủy vô chung, Không gian vô hạn, mãi vô cùng Những kỷ niệm, những luyến lưu không thật, Mất tăm trong cuồn cuộn thác phù dung… Ai cũng giữ cho mình những kỷ niệm tháng năm đã từng thề thốt Những mỹ từ,

Bức thư Tư Mã Thiên gửi người bạn sắp chịu tử hình: Gieo Thái Sơn, nhẹ tựa hồng mao

Nhắc đến hình tượng “gieo Thái Sơn”, những người từng đọc “Chinh phụ ngâm” hẳn còn nhớ bốn câu thơ này: Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu. Tuy nhiên, thật

Kiệt tác Đường thi: Nếu bể dâu cuộc đời không làm ta nghiêng ngả, cả rừng xuân sẽ nở rộ trong đời?

Chúng ta thử mở những cánh muốt tầng ngoài của bông sen quý mà Sầm Tham đã tặng cho nhân loại từ thế kỷ thứ VIII – Sơn phòng Xuân sự – một bài thơ trường thọ trên ngàn năm, để thấy người xưa sáng tác văn học từ trí huệ, từ một cảnh giới ...

Kiệt tác thế giới: Bốn mùa của Tchaikovsky và nhật ký mùa thu diễm lệ vẽ bằng âm nhạc

Chuyên mục Kiệt tác Thế giới là chuyên mục Đại Kỷ Nguyên trân trọng giới thiệu tới độc giả những đỉnh cao của nền văn hóa nhân loại, đã được minh chứng qua dòng chảy thời gian, với các tác phẩm hội họa, âm nhạc, văn học, kiến trúc…kiệt xuất. Có thể

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn làm USB Boot chuẩn Legacy và UEFI với DLCBoot 2017 v3.4

Dù bạn là một kỹ thuật viên máy tính hay sửa Windows dạo, hoặc chỉ đơn thuần là người thích vọc vạch thì USB cứu hộ vẫn là một thứ không thể thiếu được. Hôm nay, TECHRUM sẽ hướng dẫn các bạn cách để tạo một chiếc USB

Unfold, ứng dụng giúp sáng tạo các nội dung Story trên Facebook

Nếu thường xuyên chia sẻ các nội dung Story lên Instagram hay Facebook thì Unfold, ứng dụng giúp giúp việc sáng tạo các nội dung Story của bạn thêm phần sinh động hơn sẽ là trợ thủ đắc lực dành cho bạn.

Hướng dẫn xóa mật khẩu trên điện thoại Oppo không mất dữ liệu

Trong dòng đời tấp nập, đôi lúc vừa thay đổi mật khẩu điện thoại xong bạn lại quên bén đi. Vậy khi gặp tình huống này thì phải làm như thế nào? Đừng quá lo lắng, ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn bạn cách xóa mật khẩu

Cách sử dụng cùng lúc 2 tài khoản Facebook, Zalo, Instagram trên smartphone

Clone Master là một ứng dụng rất tốt để giải quyết vấn đề cho bạn. App sẽ tạo ra một bản sao của từng ứng dụng như Facebook, Instagram, Zalo,... tuỳ theo người dùng lựa chọn, để sử dụng nick thứ 2 song song mà không cần

Kiếm thêm 2Gb dung lượng lưu trên trên Drive trong 3 nốt nhạc

Chỉ với một vài bước đơn giản nhân ngày Safer Internet Day 2016, người dùng sẽ được sở hữu thêm 2Gb dung lượng lưu trữ trên mây của Google.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Jabra 710 - loa chuyên dùng cho thoại hội nghị

Nếu bạn thường xuyên phải họp hội nghị qua điện thoại, hoặc thường xuyên nghe điện thoại bằng loa ngoài (speaker phone) thì loa Jabra 710 này có khả năng đáp ứng được nhu cầu của bạn.

Đánh giá Asus UX310UA. "Siêu mẫu" dành cho doanh nhân

Asus UX310UA, dòng sản phẩm Ultrabook thuộc phân khúc cao cấp được thiết kế dành cho doanh nhân, những người thường xuyên di chuyển. Dưới đây mình sẽ đánh giá chi tiết sau vài ngày trải nghiệm sản phẩm.

Trên tay và đánh giá nhanh Gionee S6s: Cứng cáp, sang trọng

Là chiếc điện thoại tầm trung mới nhất từ Gionee, S6s có thiết kế sang trọng, cứng cáp và cấu hình tốt, hứa hẹn mang đến trải nghiệm chất lượng cho người dùng.