Khi còn tại thế truyền Pháp giảng Đạo, Chúa Giê-su đã sử dụng vô vàn quyền năng khác nhau để chữa bệnh, để xoa dịu những nỗi đau mất mát của con người. Nhưng đó xuất phát từ lòng từ bi chứ không phải để phô diễn quyền năng, tiểu thuật.
Cũng có những con người vì muốn thấy quyền năng, vì tò mò muốn biết mà tìm đến rồi ngưỡng mộ Chúa.
Chúa đã từng giảng: Chỉ cần con tin ta, thì con sẽ được lên thiên đường. Điều này hàm ý về sự trở về với bản ngã tiên thiên, với nguồn gốc nguyên lai thực sự, và trở về với những gì tốt đẹp nhất mà Chúa đã ban tặng cho con người.
Trong tu luyện có thể xuất sinh những năng lực siêu nhiên vốn được coi là bản năng của con người
Câu chuyện có thật về Thánh Joseph xứ Cupertino đang lơ lửng trên không trung tại di chỉ hành hương Basilica of Loreto của Cơ đốc giáo được mô tả qua tranh của họa sĩ Ludovico Mazzanti vào thế kỷ 18.
Đây là câu hỏi được nhiều nhà khoa học ngày nay khúc mắc và dần minh tỏ trong các nghiên cứu về sáu chủng công năng được công nhận. Nhưng nó lại không phải là đề tài mới mẻ trong giới tu luyện chân chính.
Đó chính là khi con người từng ngày tu bỏ những tâm xấu, giống như một cuộc thanh tẩy tâm thân, đạt cảnh giới về tư tưởng siêu thường, họ chứng ngộ điều đó trong pháp môn tu luyện chân chính của họ, coi nhẹ thân xác thịt, coi nhẹ lợi ích vật chất, từ đó thăng hoa về tư tưởng. Quay trở về với bản tính nguyên lai ban đầu thuần tịnh và lương thiện mà Đức Sáng Thế Chủ ban cấp cũng đồng nghĩa với việc khôi phục lại những phép thần thông quảng đại.
Chúa phục sinh và bay lên trời
Trong bức họa Chúa thăng thiên (Ascension of Christ) của họa sĩ Albrecht Altdorfer (1927), lời Chúa Gie-su tiên tri rằng Ngài sẽ phục sinh sau ba ngày đã ứng nghiệm. Quả nhiên vào thời gian đó, hang nứt ra, và thi thể Ngài biến mất, khiến cho quân lính canh gác ngôi mộ Giê-su phải kinh hoàng, chấn động.
“Sự phục sinh” của Chúa Jesus không chỉ là phục sinh của thân thể xác thịt tại nhân gian, mà còn tượng trưng cho sự phục sinh chân chính của linh hồn.
Minh chứng cho lời mà Giê-su giảng về coi nhẹ thân xác thịt mà vứt bỏ đi ham muốn, dục vọng của con người, đồng thời khẳng định đòn roi hay đàn áp, bức hại đức tin không thể nào giết chết được linh hồn của những bậc giác giả hay những con người ngộ được Đạo, hiểu được Pháp mà tu luyện về cảnh giới viên mãn.
Ảnh: wikimedia.org
Trong một bức họa khác của một tác giả khuyết danh, mô tả về một thánh đồ thăng thiên:
Ảnh: chanhkien.org
Bức họa mô tả một thánh đồ tay cầm cây thập tự giá với ánh mắt kiên định, đức tin vững chắc. Trên các tầng trời là những thiên thần chào đón với những khúc hoan ca trong khi con người thế gian thì kinh hoàng, rúng động trước cảnh tượng ấy. Tay họ đặt lên trán như câu cảm thán: Thật không thể tin được!.
Bởi con người là mê, là thấy mới tin, mà nguyên lý trong tu luyện lại không cho phép thường xuyên hiển hiện thần thông quảng đại tại nhân gian.
Việc Phật hay Chúa triển hiện thần thông tại thế gian như cưỡi mây bạc là điều không thể làm khi các bậc giác giả hạ thế độ nhân. Họ đều phải mang thân người, để không phá đi cõi mê của con người. Bởi vì con người chính là phải trong mê mà ngộ đạo, ngộ ra chân lý.
Con người cũng phải trong khổ mà trả đi những nợ xấu mà bản thân gây ra, chuộc lại tội lỗi trong hiện thời và quá khứ, từ đó đắc được chính Pháp mà tỉnh ngộ và tu trở về với thiên quốc.
Ngày phán xét cuối cùng ở phía trước, thiện báo ác báo. Cũng là nhân quả của thế gian
Con người không bao giờ tồn tại vĩnh cửu, tuổi đời qua đi, ngắn ngủi trong chớp mắt. Nhưng có rất nhiều câu hỏi: Con người chết đi rồi thì sẽ đi về đâu?
Nếu như phương Đông tin vào luân hồi, thì phương Tây tin rằng linh hồn con người là bất tử. Sau khi chết đi, linh hồn đó sẽ được phán xét công-tội, từ đó mà phân xử phải đi về đâu, thiên đường hay địa ngục.
Người thiện lương thì được cứu rỗi bằng Pháp mà Sáng Thế Chủ truyền dạy, người bán tin bán nghi, thì chẳng thể cứu độ, kẻ vì ngu muội mà đàn áp, bức hại đức tin thì sẽ tự chọn cho mình chỗ đứng ở địa ngục.
Những kẻ phỉ báng Pháp đời kiếp kiếp chẳng bao giờ được đắc cứu. Trong địa ngục mà chịu thống khổ.
Ở ngày phán xét cuối cùng, bức họa mô tả hình ảnh chúa Giê-su, đức mẹ Maria và các thánh đồ thăng thiên, và những đau khổ mà kẻ ác kia phải trả giá.
Ảnh: dkn.tv
Đây là thời khắc mà thiện báo ác báo, không sinh mệnh nào có thể thoát khỏi sự phán xét công minh của chân lý vũ trụ.
Bài học dành cho hậu nhân mà các bậc giác giả muốn gửi gắm
Cuộc đời con người như một chuyến hành trình, trên vai họ gánh rất nhiều những ham muốn, dục vọng, những gì là tư lợi bản thân, những thứ mà họ buộc chặt vào, như gánh nặng đặt trên vai họ, những thứ đó được ví như cỏ khô, dễ dàng cháy đi và lụi tàn, hoàn toàn vô nghĩa.
Nhưng con người lại cứ cố gắng bấu víu, mang vác, và vơ vét thật nhiều cho chặt gánh lòng tham. Danh-lợi -tình-thù khiến con người điên đảo, mà bất chấp mọi thủ đoạn, mù quáng mà theo đuổi và cố gắng đạt được, từ đó mà chuốc lấy tội lỗi, đi theo sự sai khiến của các thế lực ma quỷ…
Ảnh: chanhkien.org
Sự sa đọa về đạo đức, khiến con người ham mê trong hưởng lạc, họ quên cả đường về của mình, cứ mãi đắm chìm như thể họ sống vĩnh viễn trên thế gian này. Họ cứ sống như chẳng bao giờ phải chết. Tội lỗi chất chồng.
Tác phẩm bộ ba “Khu vườn hưởng lạc trần tục” (The Garden of Earthly Delights) của Hieronymus Bosch (1504) đã bóc trần về quá trình buông thả sa ngã của con người.
Ảnh: chanhkien.org
Linh hồn họ đau khổ khi thấy thân xác tự đày đọa mình, cứ ngủ mê mà chẳng chịu thức tỉnh, mê trong cõi thế gian này để cho ma quỷ dẫn đường chỉ lối, cho những tội ác trong tâm, và thúc giục thân kia tạo điều mà đất trời bất dung thứ.
Ảnh: chanhkien.org
Con người đang chìm sâu trong mê lạc, chẳng tìm được đường mà quay về vì những tham chấp mà họ mãi chẳng buông
Chư Thần cố gắng thức tỉnh họ, cảnh báo họ nhưng họ cứ mãi chẳng nhận ra.
Xuyên suốt quá trình lịch của loài người, con đường truyền đạo của các Giác giả trong quá khứ đều xuất hiện khi xã hội loài người trên bờ vực thẳm. Nếu nói như Kinh Thánh thì đó là thời khắc cuối cùng của nhân loại, và như Kinh Phật thì đó là vào thời kì mạt Pháp, con người không còn Pháp trong tâm thì sẽ có sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế.
Giác giả không đến với hình dáng của một vị thần, cưỡi trên mây bạc, hào quang chói lọi, thần thông đại hiển,… mà thay vào đó Ngài sẽ tới trong dáng vẻ của một người bình thường, giáo hóa chúng sinh bằng lẽ phải, và lương tri, thức tỉnh nhân tâm bằng những bài giảng Pháp.
Cho dù là vị trí của vương tôn thái tử như Đức Thích Ca, hay là con trai người thợ mộc như Chúa Giê-su thì họ đều là mượn thân phàm để thực hiện sứ mệnh cao cả của một bậc Thánh Giả, Đức cao trọng vọng.
Và trong quá trình truyền Pháp giảng Đạo, ắt có tà ma can nhiễu, lời giảng chân chính bị cho là ‘’tà giáo’’ là ‘‘làm mê hoặc chúng sinh’’ và bản thân các Giác giả hay các tín đồ theo Ngài đều phải chịu những cuộc đàn áp, bức hại dã man trong lịch sử.
Kinh thánh viết rằng: Vào thời khắc tối hậu, thời khắc cuối cùng của loài người, sau khi người Israel phục quốc thì Cứu thế chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn kinh Phật thì viết rằng: khi hoa Ưu Đàm Bà La nở, cũng là lúc Phật Di Lặc hạ thế cứu độ chúng sinh.
Hoa Ưu Đàm (Ảnh: blogspot.com)
Vậy trong mớ hỗn loạn của thời thế, vàng thau lẫn lộn, thật giả bất phân, liệu nhân loại có dùng lý trí mà lựa chọn con đường sinh tồn của mình, có dùng trái tim mà nhìn chân thực hay cứ mù quáng đi theo vết xe đổ trong quá khứ, để rồi lại hủy diệt chính mình?
Câu hỏi xin được để ngỏ, để mỗi người tự ngộ biết điều gì thực sự trân quý cho tương lai sinh mệnh, và đâu là con thuyền cứu độ ta thoát khỏi mê lạc khổ đau trên bờ của hủy diệt.
Tịnh Tâm – Hà Phương
Dấu ấn lịch sử trong hội họa: Trong tu luyện luôn có những phép thử, lửa thử vàng, người tu thử ý chí, đức tin
Dấu ấn lịch sử trong hội họa: Câu chuyện về khảo nghiệm đức tin và lòng kiên định
Người Canada ký đơn thỉnh nguyện cho doanh nhân bị bắt giữ ở Trung Quốc