Tuy nhiên, nếu bạn đặt mật khẩu quá đơn giản thì điều này lại phản tác dụng và dễ dàng lọt vào tay kẻ xấu. Sau đây là 7 lời khuyên hữu ích nhất từ trang Thealert Investor có thể giúp cho tài khoản trực tuyến của bạn an toàn hơn.
1. Tạo mật khẩu mạnh
Theo thống kê từ SplashData (nhà cung cấp ứng dụng quản lý mật khẩu nổi tiếng), có tới hơn 5 triệu mật khẩu trực tuyến bị rò rỉ, chủ yếu từ những người dùng ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Đứng đầu danh sách là các loại mật khẩu cực kỳ đơn giản như '123456', mật khẩu (password), 12345, 12345678, bóng đá (football) và qwerty.
Điều đó nghĩa là gì? Mật khẩu lý tưởng nhất phải có ít nhất từ 10 đến 15 ký tự và bao gồm hỗn hợp chữ, số và các ký tự đặc biệt cho phép như @, $ hoặc * v.v... Đặc biệt là chúng không nên liền mạch theo mội hướng nào đó, hay giống với mật khẩu cũ của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một công cụ tạo mật khẩu ngẫu nhiên, hoặc chọn một câu ngắn hay cụm từ để sử dụng như là nguồn cảm hứng, sau đó thay thế và thêm các chữ số kèm ký tực đặc biệt. Ví dụ: Cookie Monster thành 'W@nT~C0oK13$.'!
2. Tránh đặt mật khẩu chứa thông tin nhạy cảm hoặc có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet
Một phần để tạo ra mật khẩu mạnh là không sử dụng các thông tin cá nhân hoặc có thể dễ dàng tìm thấy thông qua mạng xã hội hay bất kỳ dịch vụ internet nào. Ví dụ bạn thường xuyên đăng bài về chú mèo cưng Fluffy thì nên tráng những từ liên quan như Fluffy Love, Fluffy_L0v3 v.v... Hay 'H@rRy*P0tt3r' có thể là một mật khẩu mạnh, nhưng bạn không nên sử nó nếu đang là thành viên của một nhóm Harry Potter fan. Áp dụng tương tự như vậy với những câu hỏi bảo mật tài khoản đôi khi được yêu cầu người dùng điền vào.
3. Sử dụng mật khẩu riêng biệt cho các tài khoản khác nhau
Mặc dù điều này có thể gây ra sự khó chịu khi phải nhớ cùng lúc nhiều mật khẩu khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng cùng một mật khẩu cho tài khoản ngân hàng, Facebook hay tất cả các dịch vụ internet thì hacker sớm có thể tìm thấy tất cả chúng và tàn phá cuộc sống, cũng như tài chính của bạn.
Bạn cần giúp ghi nhớ tất cả những mật khẩu? Có một số công cụ an toàn cho phép bạn lưu trữ mật khẩu của mình, hoặc nếu bạn cảm thấy như vậy vẫn chưa đảm bảo thì chỉ cần tạo một tài liệu ghi chép mật khẩu trên máy tính và mã hóa tập tin đó. Thậm chí là cách ghi chép thủ công ra giấy cũng là ý tưởng tuyệt vời, mặc dù điều đó hơi mất công và tốn thời gian!
4. Hạn chế liên kết tài khoản
Có lẽ bạn đã biết, một số trang web hay dịch vụ mạng xã hội cho phép người dùng liên kết tài khoản để sử dụng dịch vụ của họ. Tuy nhiên, nên lựa chọn tạo tài khoản mới, mặc dù việc liên kết tài khoản khá là thuận tiện và đỡ tốn thời gian hơn.
Lưu ý rằng, khi bạn đăng nhập bằng tài khoản liên kết, họ thường yêu cầu cho phép sử dụng dữ liệu của bạn cho dù có hay không có thể thực hiện hành vi trộm cắp danh tính. Nhưng trên hết, liên kết một tài khoản để có thể truy cập đến những dịch vụ khác có nghĩa là, nếu tài khoản chính bị xâm phạm, phần còn lại cũng có thể bị tổn hại!
5. Sử dụng xác thực đa yếu tố
Xác thực đa yếu tố thường được các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử áp dụng trong quá trình đăng ký tài khoản bao gồm Gmail, Microsoft Mail và Yahoo Mail v.v...
Bạn nên làm điều này bất cứ khi nào có thể bởi tài khoản email đặc biệt quan trọng! Đây thường là nơi reset mật khẩu từ các dịch vụ khác nữa, do đó nó bắt buộc phải được bảo vệ để giúp cho các tài khoản khác cũng được an toàn. Chưa kể tới việc một hacker chuyên nghiệp có thể nhận được các thông tin của bạn từ tài khoản email như địa chỉ, thông tin y tế, thông tin về các tài khoản tài chính hay là tài khoản tiện ích v.v...
Chính vì vậy, sử dụng thiết lập này để cung cấp thêm một lớp bảo mật, một quá trình xác nhận an toàn hơn. Chẳng hạn như một mã được gửi bằng văn bản hoặc chứng thực ứng dụng để bảo đảm cho quá trình đăng nhập.
6. Thận trọng hơn khi đăng nhập tài khoản
Bạn cần thận trọng khi đăng nhập tài khoản vào một trang web hoặc ứng dụng bất kỳ bở đó có thể là kẻ giả mạo! Thậm chí cả trên những chiếc máy tính cũng vậy, rất có thể phần mềm độc hại hoặc virus được thiết kế để thu thập tất cả nội dung bạn gõ trên máy.
Ngoài ra, WiFi công cộng cũng mang những mối nguy hiểm cực kỳ lớn! Vì vậy khi nhập mật khẩu quan trọng thì nên tránh xa các mạng công cộng như ở sân bay, quán cà phê hoặc trong một khách sạn nào đó v.v...
7. Kiểm tra mức độ rò rỉ thông tin cá nhân
Nếu như xuất hiện các thông tin về một trang web hay ứng dụng đang dùng bị hacker xâm nhập, việc kiểm tra lại mức độ an toàn và khả năng rò rỉ dữ liệu cá nhân tại các dịch vụ đó là thật sự cần thiết.
Bạn có thể tiếp cận với những công ty, ứng dụng hoặc dịch vụ bị hacker xâm nhập, hoặc sử dụng các trang web thử nghiệm để xác định xem thông tin của mình đã bị đánh cắp hay chưa. Dưới đây là một gợi ý dành cho bạn:
Bạn có thể nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để xác định. Nếu bất kỳ tài khoản nào của bạn đang gặp nguy hiểm thì sẽ xuất hiện trong danh sách đỏ ở dưới màn hình.
Bài viết được Việt hóa và tóm tắt giúp bạn đọc dễ hiểu hơn. Để xem đầy đủ nội dung vui lòng truy cập trang web Business Insider hoặc Thealert Investor (phiên bản Tiếng Anh).
Nguồn: Thealert Investor / Tham khảo: Business Insider