Xem thêm: So sánh OPPO A39 và Samsung J5 2016: Thiết kế và màn hình.
1Tổng quan cấu hình phần cứng
Là phiên bản 'rút gọn' của OPPO F1s, chiếc smartphone OPPO A39 (Neo 9s) được thừa hưởng trọn bộ cấu hình mạnh mẽ với vi xử lý 8 nhân mạnh mẽ và 3 GB ram bộ nhớ. Ngược lại, Samsung J5 2016 chỉ dùng vi xử lý 4 nhân bù lại cho thời lượng pin cực kì tốt.
2Đánh giá hiệu năng tổng quan bằng Antutu
Đầu tiên, tất nhiên là bài đánh giá quen thuộc bằng Antutu, ở tất cả các hạng mục đánh giá, OPPO A39 đều có sự chênh lệch lớn so với đối thủ.
OPPO A39 có dung lượng RAM lên đến 3 GB so với chỉ 2 GB trên Samsung J5 2016 đảm bảo đa nhiệm nhiều ứng dụng cùng lúc tốt. Hạn chế tình trạng chậm máy do người dùng cài đặt quá nhiều ứng dụng.
3Đánh giá hiệu năng vi xử lý và đồ họa
Sử dụng Geekbench để đo hiệu năng vi xử lý (CPU) trên 2 thiết bị, đây là thành phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc độ thực thi ứng dụng. Kết quả cho thấy khi thực hiện những tác vụ thông thường hàng ngày như lướt facebook, youtube, mail... Samsung J5 2016 không quá kém so với OPPO A39, có thể nói là tương đương.
Những tác vụ nặng hơn và phải dùng nhiều nhân xử lý để thực hiện OPPO A39 mới thể hiện được ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều do có đến 8 nhân.
Riêng với nhu cầu chơi game, nhân đồ họa đóng vai trò quyết định. OPPO A39 sử dụng nhân đồ họa Mali-T860 MP2 cho hiệu năng mạnh mẽ đến gấp đôi ở các bài thử nghiệm bằng GFXbench khi so với Adreno 306 trên Samsung J5 2016. Điều này đồng nghĩa với OPPO A39 sẽ chơi được nhiều tựa game 3D nặng hơn cũng như trải nghiệm chơi mượt mà hơn.
4Đánh giá thực tế chơi game
Rõ ràng với nhân đồ họa cao cấp hơn, về lý thuyết OPPO A39 sẽ áp đảo hoàn toàn Samsung J5 2016. Tuy nhiên, liệu có hy vọng nào cho chiếc smartphone này trong bài đánh giá thực tế khi chơi game hay không?
Ở đây, mình sẽ chơi thử 2 tựa game 3D khá phổ biến Dead Trigger 2 và Modern Combat 5. Kết hợp với sử dụng công cụ GameBench để đo lại tốc độ khung hình (fps) trung bình trong 10 phút khi chơi trên 2 máy. Tốc độ khung hình càng lớn thì game càng mượt, ít hiện tượng giật lag hơn.
Đối với Dead Trigger 2
Kết quả cực kì khả quan dành cho OPPO A39, với tốc độ khung hình trung bình đạt đến 44 fps. Cực kì kiếm thấy hiện tượng giật, hầu như chỉ xuất hiện khi mới vào một màn chơi, chuyển cảnh rất mượt.
Trái lại, Samsung J5 2016 vất vả hơn hơn một chút. Tốc độ khung hình khi chơi giao động trong khoảng từ 20 fps đến 40 fps, trung bình 28 fps. Nên người chơi vẫn có thể cảm nhận thấy sự kém mượt, đôi lúc có thể giật nhưng vẫn khá ít. Nói chung game này Samsung J5 2016 vừa đủ chơi.
Đối với Modern Combat 5
Thật bất ngờ, OPPO A39 lại tỏ ra thua kém trong tựa game thứ 2 Morden Combat 5. Trung bình chỉ đạt 28 fps là một kết quả đáng ngạc nhiên, hiện tượng giật lag hình ảnh xảy ra thường xuyên. Mình đã thử kiểm tra thêm 10 phút chơi game nữa nhưng kết quả vẫn không khá hơn. Điều này có thể giải thích bằng việc game tối ưu không tốt cho dòng vi xử lý Mediatek trên OPPO A39 cho hiệu năng kém hơn. Ở đây, có thể tạm kết luận rằng vi xử lý của Snapdragon trên Samsung J5 2016 tuy lý thuyết yếu hơn nhưng thực tế lại tối ưu tốt đa số tựa game hơn đối thủ.
5Đánh giá pin
Trong khi, OPPO A39 áp đảo bằng hiệu năng mạnh mẽ vượt trội thì Samsung J5 2016 lại thắng lớn về độ bền bỉ trong thời lượng sử dụng máy. Sự chênh lệch về dung lượng pin không quá nhiều, viên pin 3100 mAh trên Samsung J5 2016 so với 2900 mAh của OPPO A39 thực ra có nhiều khác biệt rất lớn.
Bài đánh giá mình dùng để so sánh thời lượng sử dụng pin trên 2 thiết bị khá đơn giản, đó là thực hiện lần lượt các tác vụ liên tục trong vòng 1 tiếng và ghi lại mức pin bị tiêu hao. Bao gồm:
- Xem phim trên Youtube (wifi).
- Xem phim ngoại tuyến.
- Lướt web/facebook.
- Chơi game.
- Quay video FullHD (trong 30 phút).
Biểu đồ ghi lại mức hao hụt pin cho mỗi tác vụ. Ở rất cả các mục đánh giá, Samsung J5 2016 đều hao pin ít hơn nhiều cho với OPPO A39 từ 30% đến 50%. Thậm chí khi thử quay phim Full HD liên tục, Samsung J5 2016 hao pin thấp hơn gần một nửa so với đối thủ.
Samsung J5 2016 sạc nhanh hơn gần 1 giờ
Thêm 1 điểm trừ nữa dành cho OPPO A39 khi so sánh với đối thủ là thiết bị này chỉ được trang bị sạc thường có nguồn cấp 1 A. Trong khi đó, Samsung J5 2016 hỗ trợ dòng sạc lớn hơn gấp rưỡi 1.5 A. Tuy không phải là công nghệ sạc nhanh Quick Charge nhưng tốc độ để sạc đầy đã vượt trội hơn rất nhiều.
Ở đây, mình đã xả cạn pin cả 2 máy đến tắt nguồn. Sau đó cắm sạc bằng củ sạc zin kèm theo, không bật máy và chờ đến khi màn hình hiện đầy pin.
Kết quả, OPPO A39 mất đến 3 giờ 19 phút để sạc đầy trọn vẹn. Trong khi đối với Samsung J5 2016 chỉ là 2 giờ 21 phút, nhanh hơn gần 1 giờ đồng hồ.
Tạm kết: Nếu bạn đang tìm một thiết bị có cấu hình mạnh mẽ phù hợp để chơi game, chọn ngay OPPO A39. Ngược lại, bạn chỉ cần smartphone có cấu hình vừa đủ tốt để hoạt động trơn tru các tác vụ thông thường và thời lượng pin rất tốt thì chính là Samsung J5 2016.
Siêu thị chúng tôi
Nguồn: Tổng hợp