Hãng cùng TCN tiếp tục khám phá các màn chơi ngu của các hãng game. Lần này chúng ta sẽ tiếp tục đi qua những màn dính phốt chơi ngu khá khó tin khi nó đến từ những hãng game danh tiếng. Ai mà ngờ được những hãng lớn như vậy lại mắc những sai lầm rất cẩu thả tưởng như chỉ có ở bọn vắt mũi chưa sạch.
Warner Bros. mất tiền lại mang nhục vì Batman
Cái tên Warner Bros. có một địa vị không hề nhỏ trong làng game, đặc biệt trong làng phim ảnh là một cái tên cực lớn. Họ sở hữu nhiều tựa game mạnh như Middle Earth, Lord of the Rings, Justice League, F.E.A.R… và nhất là dòng Batman. Thảm họa kéo đến với họ khi phát hành Batman: Arkham Knight.
Tựa game này vốn được thiết kế từ đầu cho console nên họ buộc phải port nó lên PC để phát hành cho nền tảng này. Sau một thời gian “mần việc” họ đã trình làng bản PC và nhanh chóng mở bán cho bà con Master Race. Điều không ngờ là họ để cho chất lượng bản port này quá tệ mà vẫn mang ra bán.
Game thủ ngay lập tức phản ứng vì tụt khung hình, bug hàng loạt khiến người ta mang hãng ra tế ngày càng nhiều. Sau một số nỗ lực fix không thành hãng nhanh chóng thông báo thu hồi tựa game này và đồng ý hoàn tiền lại cho người chơi đã trót mua game.
Tốn hàng triệu đô để làm bản port sau đó phải mất trắng coi như chẳng bán được xu nào vì thu hồi. Đã thế lại còn bị chửi cho thối mặt trong và sau khi sản phẩm bị thu hồi và để lại một vết đen ngàn thu trong thương hiệu của mình. Chẳng có pha chơi ngu nào điển hình như pha này, chỉ vì không kiểm tra được chất lượng bản port đã vội đem bán.
EA chỉ chết vì tham tiền mà thôi
Nghe tới EA chắc bạn nghĩ ngay đến cái phốt của Battlefront II, bạn hoàn toàn “choánh xoác”. Nhìn về chất lượng, Star Wars Battlefront II hoàn toàn tốt và chẳng có gì giổng cái không lẩn thẩn ở khúc trên. Nhưng có vẻ như cảm thấy mình làm tốt quá nên EA muốn “tự thưởng” chút xíu bằng cách… bòn rút thêm của người chơi chút ít.
Cái lootbox được đưa ra chứa những món đắt giá và hot khiến game thủ thèm thuồng được bán bằng tiền thật với giá khá là chát. Tất nhiên đi kèm với đó là một cơ chế để “hành” người chơi khiến họ không trả tiền thì rất khó để cày mà có được. Game thủ bị hành tất sẽ phải ói tiền ra mà nạp cho nó nhẹ thay vì cắm đầu cày.
Trò “tống tiền” này nhanh chóng bị tẩy chay với quy mô cực lớn khiến EA như được dội gáo nước lạnh tỉnh cả cơn tham tiền. Họ phải xuống nước rút lại lootbox và hứa hẹn đủ điều để xoa dịu người chơi. Thiệt hại của EA lần này có lẽ không quá lớn như những màn chơi ngu khác, họ chỉ mất đi co hội kiếm được một khoản kết xù trong tương lai mà thôi. Cũng may mà giũ được game chỉ phải bị nhục mặt chút ít.
Microsoft làm lần đầu thì chạy, làm lại lần nữa thì không
Con cưng của Microsoft chắc chắn là dòng game Halo độc quyền trên hệ máy Xbox. Nhân vật Master Chieft trong series này cũng là một gương mặt kinh điểm, mặc dù ẩn sau cái mũ kín mít kia. Đó là lý do Microsoft đặc biệt ưu ái đặt tên cho bộ remaster của Halo cái tên rất kêu là Halo: The Master Chief Collection.
Tuy nhiên kể từ khi nó ra đời hồi tháng 11/2014 đến nay nó chưa từng được xem là một game được phát hành trọn vẹn. Phần chơi mạng vốn là thế mạnh làm nên tên tuổi của dòng game gần như không hoạt động ổn định bao giờ. Hàng loạt lỗi kỹ thuật đã khiến việc vào trận chơi rất khó khăn chưa nói đến việc kết thúc một trận.
Microsoft không bao giờ công bố doanh số bán của tựa game này, một dấu hiệu cho thấy nó chẳng có gì đáng tự hào để khoe khoang. Một lần nữa bài học chơi ngu của Warner Bros. lại hiển hiện: đừng làm ra cái gì mà nó chưa chạy ổn đã vội đem bán. Lần này trớ trêu thay cho Microsoft là bản gốc họ làm rất tốt, đến khi làm lại thì… tạch.
Pháo bông đòi đấu với pháo binh
Đó là trường hợp của Gearbox và đứa con cưng Battleborn. Trước đó, hãng Gearbox khá thành công với series Borderlands với sự kết hợp giữa game bắn súng, nhập vai, chất hài hước và đồ họa kiểu truyện tranh. Lần này họ bắt tay vào ý tưởng mang chúng lên MOBA với một game kết hợp giữa bắn súng và MOBA mang tên Battleborn ra mắt tháng 5/2016.
Vậy họ chơi ngu chỗ nào? Câu trả lời là Overwatch ra mắt chính xác vào tháng 5/2016, họ đã ra mắt game cùng lúc với siêu phẩm của Blizzard mang cùng một phong cách chơi như vậy. Tất nhiên Battleborn không tệ nhưng so với Overwatch thì làm sao cạnh tranh nổi. Đối với Battleborn, mọi thứ đều tốt trừ thời điểm ra mắt quá nhọ, người ta đắm chìm vào đối thủ Overwatch chẳng ai còn nhớ Battleborn là cái gì cả.
Nếu Gearbox tinh ý hơn, ra mắt Battleborn vào thời điểm khác có thể nó đã “có chút cháo” chứ không phải rơi vào cảnh pháo bông bắn nhau với pháo binh kiểu này.
EA nhanh nhẩu lại còn hứa lèo với Simcity
Simcity là một siêu phẩm được chờ đợi từ rất lâu, vì vậy phiên bbản mới của nó khi được EA công bố năm 2013 đã gây sốt không ít cho cộng đồng game thủ. Có lẽ vì sốt như vậy nên EA quyết không cho đám xài game lậu có chút cháo nào, họ công bố cơ chế chơi “luôn online” buộc game thủ phải đăng nhập vào server EA mới được chơi Simcity.
Tất nhiên đăng nhập vào server chỉ để chơi một game offline tự kỷ là một điều rất thừa và bất tiện lại rủi ro cao. Game thủ đã cảnh báo EA rằng “động tác thừa” này có thể đem lại những rủi ro khó lường nhưng ông lớn này vội trấn an rằng họ đang chuẩn bị rất tốt, sẽ không có gì xảy ra đâu!
Mà thực sự là có. Ngày khai mở, server EA sập cái rầm, chẳng có mấy người đăng nhập vào được để chơi Simcity, tình trạng treo server kéo dài sang ngày hôm sau khiến cộng đồng phản ứng dữ dội. Thậm chí các trang báo game lớn thẳng thừng cho Simcity 0/10 điểm với lý do “tui có vào được game đâu mà đáng giá”. Tuy nhiên họ cũng nể mặt nên nối thêm một câu là “khi nào vào game được bọn này sẽ sửa điểm và đánh giá nghiêm túc”.
Tuy nhục mặt vì trò chơi ngu này nhưng EA vẫn bảo lưu quan điểm và duy trì việc bắt buộc đăng nhập đến tận 1 năm sau mới gỡ bỏ. Hiện tại có một game khác đang bảo lưu trò chơi ngu này là Diablo 3 của Blizzard và tất nhiên, bạn chẳng thể nào chơi game này lúc “đứt cáp” vì disconnect là bạn ngay lập tức bị đuổi khỏi game.
Giải thưởng chơi ngu nhất mọi thời đại thuộc về…
Vâng, Atari chứ ai, màn chơi ngu vô tiền khoáng hậu dẫn đến phá sản cả hãng game. Câu chuyện bắt đầu từ năm một ngàn chín trăm hồi đó tám mươi hai. Năm đó đánh dấu sự ra đời của một bộ phim nổi tiếng từ nhà làm phim huyền thoại Steven Spielberg, chính là E.T.: The Extra-Terrestrial. Bộ phim thành công đến nỗi hãng Atari vác tiền mua ngay quyền phát triển game, tốn hẳn 22 triệu USD (những năm đó con số này rõ cao kinh khủng).
Sau khi có bản quyền họ giao cho 1 lập trình viên phát triển game trong… 5 tuần. Có bản game trong tay, Atari lập tức cho in 4 triệu băng game và tung ra thị trường. Cần phải lưu ý với các bạn thời điểm 1982 làng game vẫn còn sơ khai và cộng đồng không đông như bây giờ, con số 4 triệu bản nếu bán ra thành công thì đó chắc chắn là kỷ lục thế giới. Tất nhiên 4 triệu cái băng game đó của Atari chả thể nào bán hết được. Có tin đồn cho rằng con số này còn lớn hơn số máy chơi game mà Atari đã bán ra.
Chẳng có thằng ngu nào có 1 máy chơi game lại mua một lúc 2 – 3 băng game của cùng 1 game cả. Chỉ có thằng chơi ngu đi in số lượng băng mà mình không thể bán hết nổi rồi ôm hàng mà thôi. Kết cục là Atari phá sản sau hậu quả của E.T và một số tựa game phát hành kiểu in cho cố xác rồi bán không hết khác như Pac-Man. Nếu 3D Realms phá sản vì đổ tiền cho 1 sản phẩm hoàn hảo thì Atatri xem ra còn tệ hơn khi đổ tiền sản xuất một món mà bán chả bao giờ hết, để hàng bán ế chất tới nóc nhà ngắm chơi vậy đó.
Nguồn : https://motgame.vn/nhung-pha-choi-ngu-trieu-cua-cac-hang-game-p2.game