State of Decay 2 – Sấp mặt với đại dịch zombie khắc nghiệt

State of Decay 2 cuối cùng cũng đã ra mắt sau phần 1 để lại ấn tượng sâu đậm với game thủ. Tuy nhiên lần trở lại này đi kèm với những điểm mạnh đầy hấp dẫn lại kèm theo những điểm dở không đáng có. Nó khiến những nỗ lực của nhà phát triển không phát huy được hết hiệu quả.

Cốt truyện mở trong một thế giới mở

Khác với phần đầu, State of Decay 2 có cốt truyện mở và chú trọng phát triển thế giới mở hơn. Người chơi sẽ không “cảm nhận” được dòng chảy của cốt truyện như phần 1. Theo diễn biến của phấn chơi hướng dẫn khi lần đầu tiên bạn tạo một game mới thì bạn và một người đồng hành nữa nghe được tín hiệu radio từ quân đội kêu gọi họ đến trại tập trung do quân đội thành lập để tránh đại dịch zombie. Thời điểm này đã được khoảng nửa năm sau cái ngày định mệnh bùng phát zombie và cuộc sống khó khăn hơn bao giờ hết đối với những người sống sót lang thang. 

State of Decay 2 – Sấp mặt với đại dịch zombie khắc nghiệt

Doanh trại quân đội bị bao vây bởi zombie

Đón chào bạn là một vòng vây zombie bên ngoài khu trại và khi vào bên trong bạn và người đồng hành nhận ra rằng nó cũng… chả khác bên ngoài mấy. Quân đội đã thất thủ và rút chạy, khu trại tập trung trở nên hoang tàn và zombie đã xâm nhập phần lớn các khu vực, hoặc có thể đó chính là những người từng ở trong trại này, ai mà biết được.

Trong khi đang lần mò thu gom những gì còn sót lại, người bạn đồng hành bị một con zombie có quầng máu quanh người tấn công và bị nhiễm bệnh. Hai người được một quân nhân cứu và mang về khu an toàn duy nhất còn lại, họ gặp một bác sĩ quân đội còn ở đây. Cả 2 người lạ này cho biết họ chỉ là những kẻ cứng đầu muốn ở lại sau khi quân đội có lệnh rút đi và họ biết cách chữa cái mà bạn đồng hành của người chơi đang mắc, nó gọi là “blood plague”

Hai người được một quân nhân còn ở lại cứu thoát

Đúng lúc này, đám zombie bên ngoài đã phá được rào cản và đang tràn vào nơi an toàn cuối cùng này, mọi người đành phải rút đi. Anh quân nhân cho bạn lựa chọn 1 trong 3 nơi để đến trú ẩn bao gồm 1 thành phố ở đồng bằng, một thị trấn ở chân đồi và 1 đô thị ở giữa thung lũng. Họ bắt đầu hành trình của mình đi tìm nơi trú ngụ mới cũng như chữa bệnh cho người đồng đội của mình. 

Giới thiệu về Blood Plague và chủng zombie mới này

Đây là cốt truyện dẫn nhập, tuy nhiên nếu bạn tạo thêm một game mới bỏ qua phần hướng dẫn ban đầu thì cốt truyện chỉ là một nhóm sống sót lang thanh trên đường và xe của họ bị hết xăng phải dừng lại một thành phố lạ và từ đây bắt đầu dựng nơi trú ngụ mới.

Blood Plague và Infestation

Nâng cấp đáng kể nhất về gameplay chính là blood plague và cơ chế đi kèm với nó. Các blood plague là một cộng đồng zombie đặc biệt có mắt màu đỏ và trên người nổi vệt máu đỏ, chúng tập hợp đông đảo thành một hang ổ trong một tòa nhà ngẫu nhiên gọi là Plague Heart. Trung tâm của Plague Heart là một đống bùi nhùi màu đỏ khổng lồ rất gớm ghiếc, muốn phá hủy hang ổ blood plague bạn phải hủy diệt cấu trúc này. Tất nhiên chúng cực kỳ cứng và chỉ cần bạn gây ra tiếng động trong khi tiêu diệt chúng là bọn plague zombie xung quanh sẽ tràn hết vào trong để “thịt” bạn. 

Vật trung tâm của Blood Plague

Cái nguy hiểm của blood plague là chỉ cần bị 1 con zombie dạng này chạm vào người thôi, bạn sẽ bắt đầu tích thanh blood plague, dấu hiệu của nhiễm bệnh. Khi thanh này đầy, nhân vật sẽ chết. Cách chữa duy nhất là xây phòng y tế trong nhà và giết bọn plague zombie và plague heart để lấy các mẫu vật rơi ra mang về bào chế thuốc giải. Việc này cực khó vì mẫu rơi ra khá hiếm, không phải con nào cũng rơi mà có khi cả chục con mới rơi 1 mẫu. 

Plague zombie có quầng máu bao quanh người

Nếu bạn chơi qua phần đầu rồi thì bạn sẽ nhận ra ngay Blood Plague có vận hành tương tự như Infestation. Tất nhiên trong phần này Infestation vẫn được giữ lại và hoạt động không khác gì bản trước. Bạn vẫn phải đi tiêu diệt chúng, tiêu diệt bọn screamer trung tâm và dọn sạch khu lây nhiễm trước khi chúng… kéo đến nhà tìm bạn. 

Zombie tấn công căn cứ

Khi xung quanh nhà có càng nhiều ổ Infestation thì tần suất zombie tấn công vào nhà bạn sẽ dày hơn. Mỗi đợt tấn công bạn sẽ phải trấn thủ ở nhà khá phiền phức. Vì vậy tốt nhất hãy dọn sạch các hang ổ ở gần nhà vừa được điểm vừa tăng tinh thần sĩ khí cho anh em.

Gameplay chuẩn hóa State of Decay phần đầu

Có thể nói gameplay của State of Decay 2 chuẩn hóa những gì phần đầu làm chưa “tới”. Rất nhiều tinh chỉnh trong cách chơi khiến fan của phần 1 cảm thấy hài lòng vì nó chi tiết hóa những thứ mà người tiền nhiệm còn làm quá chung chung. 

Kỹ năng khi max sao sẽ được nâng cấp lên theo nhánh

Đầu tiên có thể nói đến kỹ năng. Nếu một nhân vật ở phần 1 chỉ thăng level các kỹ năng như chiến đấu, sức khỏe và tăng chỉ số đi kèm thì ở phần này bạn có thể nâng cấp kỹ năng. Nghĩa là khi 1 kỹ năng đã max, nó sẽ cho bạn chọn 1 trong nhiều hướng phát triển lên cao theo nhánh kèm theo lợi ích khác nhau. Vì dụ kỹ năng về sức bền sẽ cho bạn lựa chọn tăng sức mang vác hay giảm tiêu hao stamina trong các hoạt động, bạn chỉ được chọn 1. 

Nâng cấp trạm radio cần có người biết về computer

Xây dựng căn cứ cũng được làm quy củ hơn, bạn sẽ mang các túi nguyên liệu về nộp vào kho thay vì bỏ vào két như trước. Bạn có thể điều hành từng nhà chức năng trong bảng điều khiển hoặc đến trực tiếp nhà đó để truy cập. Việc nâng cấp nhà cũng đòi hỏi những người có kỹ năng về chuyên môn rõ ràng hơn bên cạnh các nguyên liệu về vật chất. Ví dụ muốn nâng cấp phòng radio cần phải có thành viên có kỹ năng về điện toán computer trong nhóm. 

Số slot xây dựng rất hạn chế

Các căn nhà trú ẩn chỉ có một vài slot trống nhưng số lượng nhà xây được lên đến hàng chục loại và chúng liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ phải xây máy phát điện mới có điện cho các công trình cao cấp như kho đông lạnh, phải xây trạm bơm nước mới có nước cấp cho vườn trồng trọt… Bạn sẽ phải chọn đi theo hướng nào để xây nhà bổ trợ tương ứng chứ không thể xây tất cả các loại, chưa kể phải tìm thành viên có kỹ năng chuyên môn tương ứng để nâng cấp nhà.

Về tài nguyên các loại, State of Decay 2 đã chuẩn hóa hơn phần trước, chuẩn hóa ở đây là theo hướng khó hơn và “thực” hơn. Bạn sẽ không ngập tràn trong tài nguyên như phần đầu. Ngay cả xe cộ cũng rất hiếm, các nhà dân cho tài nguyên khó lường hơn và khi cần loại tài nguyên nào đó phải tìm một công trình tương ứng. Ví dụ muốn tìm xăng thì đến trạm xăng, muốn thu thập thực phẩm thì tìm các nhà hàng bỏ hoang. Nhưng chúng sẽ nhanh chóng hết sau vài ngày và lúc đó thực sự là nhức đầu. 

Xe cộ tốn xăng để chạy và tốn Repair Kit để sửa

Một thứ nhức đầu khác là kho chứa, khi kho chưa đủ hiện đại thì tài nguyên của bạn sẽ hao hụt vì bảo quản kém. Thức ăn sẽ bị gián với kiến làm hỏng, đạn dược sẽ bị ẩm mốc, thuốc men cũng có nguy cơ bị hư hại. Tuy nhiên để nâng cấp kho lên cao lại cần người có chuyên môn, không có thì phải chịu hao tài nguyên vô cớ như vậy.

Xe cộ cũng trở nên thực hơn khi bạn phải… đổ xăng để chạy, chạy một thời gian tông zombie nhiều xe sẽ móp méo hư hỏng bạn lại phải tìm các hộp dụng cụ để sửa xe. Xe đã ít, dụng cụ và xăng lại khó kiếm vì vậy bạn phải suy tính rất kỹ trước khi đi đâu đó xa nhà.

Cộng đồng và những rủi ro

Một khu nhà được gọi là “cộng đồng” với một nhóm ở cùng nhau, ngoài nhóm của bạn sẽ còn nhiều nhóm khác xung quanh và quan hệ đồng minh – kẻ thù đôi khi còn nguy hiểm hơn cả bọn zombie. Đánh ma chết đã mệt, đối phó với ma sống còn ác mộng hơn. 

Cộng đồng của bạn sẽ khởi đầu khá khiêm tốn

Những cộng đồng này sinh ra vô vàn rắc rối mà bạn phải giải quyết, với đồng minh thì đó là những lời yêu cầu giúp đỡ khi khó khăn như chia sẻ đạn dược, thuốc men, thực phẩm. Sâu hơn sẽ là bảo vệ đồng minh trước những cộng đồng đối nghịch. Sẽ có những nhiệm vụ bạn phải dẫn đồng minh đến “nói chuyện phải quấy” với kẻ địch. Nếu cuộc nói chuyện không tốt, bạn sẽ bị bọn chúng “úp sọt” tại chỗ (nhà của chúng) và nếu bạn không chuẩn bị kỹ vũ khí trang bị mạnh có thể sẽ bị họ giết chết.

Nhắc chuyện chết, trong game chết là chết hẳn. Bạn có thể sẽ ngồi thẫn thờ khi con nhân vật yêu quý có kỹ năng cao cấp luyện mấy ngày trời bỗng dưng lăn ra chết vì một sai lầm của mình. Có thể bạn quá tự tin khi nhảy vào bầy zombie, có thể đi đàm phán với kẻ địch mà không mang súng để bị chúng bắn chết. Nhưng chết là chết luôn, bạn mất vĩnh viễn nhân vật đó. 

Thu nhận thêm thành viên làm cộng đồng lớn mạnh hơn

Cái chết của một người trong nhóm ngoài việc làm bạn thiếu nhân lực còn làm cho cả cộng đồng rơi vào tuyệt vọng. Chuỗi ngày sau đó bạn phải làm đủ thứ để tăng sĩ khí của nhóm lên. State of Decay 2 cho phép các nhân vật được quyền “phản biến”, nếu tinh thần quá thấp họ sẽ rời bỏ cộng đồng hoặc tệ hơn là có những hành động tiêu cực khiến thiệt hại càng nặng thêm. Chính vì vậy, hãy cẩn thận đừng để chết quá nhiều người vì nó dễ làm tan rã mọi thứ mà bạn không cách gì vãn hồi kịp.

Định hướng mở và hút thời gian

Có một điều không biết là phúc hay họa cho State of Decay 2, đó là định hướng khai thác tối đa thế giới mở. Bạn sẽ bận tối mắt với hàng tấn nhiệm vụ, từ của cộng đồng nhà mình đến giúp đỡ cộng đồng bạn rồi thì thu gom tài nguyên, luyện nhân vật, nâng cấp nhà… Game không đặt nặng cốt truyện chính tuyến nữa mà chủ yếu đẩy người chơi vào cuộc sống bất tận của đại dịch zombie. 

Có thể mời tối đa thêm 3 người bạn cùng vào hợp tác

Ngoài ra, game cũng cho phép chơi co-op với mọi người, bạn có thể chọn public với bất kỳ ai hay chỉ host gói gọn trong danh sách bạn bè của mình. Những người bạn khác sẽ tham gia thế giới của bạn và cùng chung tay xây dựng cdộng đồng như một cộng đồng sinh tồn thật sự. Với 3 bản đồ lớn của 3 khu vực khác nhau, sẽ có rất nhiều thời gian để người chơi tiêu tốn trong thế giới bất tận này.

Những hạt sạn khó đỡ

Nếu như những ưu điểm của State of Decay 2 đã thể hiện bên trên thì dưới đây là những nhược điểm gây khó chịu của game này.

Đầu tiên là đồ họa quá tệ, sử dụng Unreal Engine 4 nhưng dường như Undead Lab tối ưu không tốt khiến game chạy khá nặng. Máy của Mọt tui chơi Far Cry 5 vẫn đẹp dù ở chế độ Medium nhưng đến State of Decay 2 để High mà vẫn trông bể bể xấu xấu chưa kể bị lag khung hình. Chưa kể phần giới thiệu do cố ý “làm màu” nên trông cực kỳ nhức mắt với khung cảnh buổi chiều đỏ máu vừa tối vừa khó chịu. 

Phần hướng dẫn đầu game rất nhức mắt với kiểu làm màu này

Điểm yếu thứ 2 cũng thuộc về phần kỹ thuật, đó là… bug. Mặc dù vận hành trước 5 ngày cho những người chơi mua bản cao cấp vào chơi trước nhưng cho đến lúc bản phổ thông ra mắt vẫn còn nhiều bug trong game. Đơn cử như cửa nhìn mở nhưng bạn không chạy qua được, hóa ra hình ảnh thì cho thấy cửa mở nhưng code đang chạy kiểu cửa đóng, phải bấm mở cửa thì cửa lại trở về vị trí đóng sau đó mở ra cho đúng. Một số cảnh hành động góc quay bị rơi xuống lòng đất làm giật cả mình tưởng crash game.

Một số tình huống đánh đố khiến người mới chơi chết oan như cái vật trung tâm của plague heart gần như không thể giết bằng vũ khí cận chiến, những người trong cộng đồng khác khi đánh nhau cũng gần như miễn nhiễm với dao búa gậy gộc. Nếu bạn nghĩ dao búa giết zombie dễ thì cũng có ảnh hưởng kha khá lên người sống thì bạn chết chắc. 

Gây hấn với nhóm khác khi chưa có vũ khí xịn trong tay là chết chắc

Các nhiệm vụ dành cho mỗi nhân vật cũng rất “troll”. Một nhân vật khi gia nhập vào cộng đồng thường sẽ có một nhiệm vụ đặc biệt chỉ làm được khi nào chọn điều khiển nhân vật đó. Một số nhiệm vụ độ khó khá cao trong khi nhân vật mới gia nhập kỹ năng còn rất thấp, không mạnh mẻ gì. Thế là nếu bạn tung tăng đi làm là có thể chết luôn nhân vật đó cộng với bất kỳ ai bạn dẫn theo. Mất một người đã thốn, mất một cặp còn đau hơn.

Và trên hết, game không bán trên Steam mà bán trên Microsoft Store, điều này khiến nhiều game thủ bị mảng PC giới hạn bạn bè vì hầu hết họ đều sử dụng Steam nhiều hơn do tính tiện dụng và danh sách game đa dạng. State of Decay 2 chỉ thuận lợi với dân Xbox vì căn bản mọi thứ đều đã ở nền tảng này cả rồi.

Một tựa game nên chơi

Mặc dù game có khá nhiều hạt sạn nhưng công bằng mà nói, State of Decay 2 là một tựa game nên thử qua. Nhất là khi bạn là fan của phần 1. Bạn sẽ bắt nhịp rất nhanh vì cách chơi rất quen thuộc và cách vận hành của thế giới cũng tương tự phần cũ. Mặc dù game bán trên Microsoft Store nhưng giá chỉ có 670.000đ cho bản phổ thông, khá rẻ so với mặt bằng giá trên “1 củ” của những game tầm trung khác. 

Cách chơi có những đổi mới tích cực, khiến thế giới hậu tận thế trở nên khó khăn nhưng lại hấp dẫn hơn phần đầu. Bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian để nuôi cộng đồng của mình và sau đó lại có thể chơi lại từ đầu với những thay đổi sinh động về con người và hoàn cảnh. Một game không phải cực đỉnh nhưng cũng không phải là một sản phẩm quá tệ.

Bạn có thể mua game tại đây: https://www.microsoft.com/en-us/store/p/state-of-decay-2/9nt4x7p8b9nb

Cấu hình tối thiểu:

  • Hệ điều hành: Windows 10
  • CPU: AMD FX-6300 hoặc Intel i5-2500 @ 2.7GHz
  • VGA: NVIDIA GeForce GTX 760 hoặc AMD Radeon HD 7870
  • Bộ nhớ: 8GB RAM
  • DirectX: Version 11
Nguồn : https://motgame.vn/state-decay-2-sap-mat-voi-dai-dich-zombie-khac-nghiet.game

TIN LIÊN QUAN

State of Decay 2 sẽ thay đổi như thế nào?

Thay vì chỉ có thế chọn 3 nhân vật khởi đầu được “làm sẵn” như phần trước, ở phần 2 sẽ có đa dạng các nhân vật để lựa chọn với đủ những chi tiết từ giới tính, chủng tộc, quần áo, tên tuổi đến cả vũ khí ban đầu, kĩ năng cơ bản. Bên cạnh đó là tính

State of Decay 2 – Trảm ma thần kiếm nhập môn

State of Decay 2 thực ra mà nói cũng không quá chấn động nhưng với cái giá bằng một nửa các game pc-console khủng và sự cải tiến về gameplay so với bản trước cũng đủ để bạn bỏ thời gian trải nghiệm thử. Tất nhiên để thuận lợi hơn

Cốt truyện State of Decay – Sống sót là vận may và cũng là lời nguyền

Tất nhiên TCN sẽ không làm thêm bài review cho tựa game này nữa, nếu bạn bỏ lỡ bài viết trước thì có thể xem lại theo link bên trên. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng trải nghiệm cốt truyện của State of Decay để thấy rằng đại dịch zombie không giống

Cốt truyện State of Decay – Cuộc chiến vô vọng với số phận

Marshall là thành phố nhỏ ven sông, nhà cửa nhiều hơn thị trấn cũ nên các nơi để thu thập tiếp liệu cũng nhiều hơn. Bù lại zombie cũng nhiều hơn nên mọi người cũng vất vả hơn mỗi khi đi ra ngoài. Marcus lại tiếp tục lên đường khám phá thành phố,

State of Decay 2 – Trảm ma thần kiếm nâng cao

State of Decay 2 giới hạn NPC đi theo chỉ có 1 người, trừ khi bạn chơi nối mạng với bạn bè để có quân số cao hơn lên đến 4 người mỗi đội còn lại thì những người chơi đơn luôn đơn độc về quân số. Có một cách đơn giản để tạm thời tăng quân số để

Unturned: Sống sót giữa bầy Zombie theo phong cách Minecraft

Vậy tại sao lại nói Unturned mang hướng khoa học? Đó là vì người chơi cần phải có những nguyên liệu thực tế như trong cuộc sống hàng ngay mới làm ra được, khác rất nhiều với Minecraft – một tựa game mà chúng ta chỉ cần 4 cục gỗ vẫn có thể thể tạo

Những tựa game hay 2018 chuẩn bị ra mắt game thủ (phần cuối)

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đến với danh sách tiếp theo các game hay 2018, với tâm điểm là rất nhiều cái tên… không biết có xuất hiện kịp hay không.

Game sinh tồn săn zombie online Dead Frontier 2 vừa được phát hành miễn phí trên hệ thống Steam

Cũng tương tự như phần 1, Dead Frontier 2 là một tựa game sinh tồn với bối cảnh diễn ra trong thế giới tràn ngập zombie, và nhiệm vụ của người chơi là phải hợp tác cùng nhau, chiến đấu cũng như cố gắng sống sót trước thảm họa xác sống này. Về bản

THỦ THUẬT HAY

Cách tự theo dõi sức khỏe tại nhà bằng app Y Tế HCM trên điện thoại

Bạn có thể tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe khi cách ly tại nhà (F0) bằng ứng dụng Y Tế HCM. Sau đây là hướng dẫn cách tự theo dõi sức khỏe tại nhà trên ứng dụng Y Tế HCM...

Bộ nhớ ROM hoạt động như thế nào?

Bộ nhớ chỉ đọc ROM (Read-only memory) là mạch tích hợp được lập trình với dữ liệu cụ thể từ khi được sản xuất. ROM được sử dụng không chỉ trong máy tính, mà trong hầu hết các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin khác,

Microsoft đã phát hành Windows 10 Insider Preview build 17115 đến người dùng Insider Fast

Trong hai bản cập nhật được phát hành trước đó (Windows 10 build 17110 và 17112), hệ điều hành được cho là có khả năng cao bị reboot loop và một số lỗi liên quan đến Microsoft Store, do đó Windows 10 build 17115 hứa

Bật mí 10 tính năng mới trên phiên bản macOS 12 Monterey

Apple mới đây đã chính thức phát hành phiên bản macOS 12 Monterey dành cho các dòng máy Mac được hỗ trợ. Bản cập nhật đi kèm nhiều tính năng mới

Hướng dẫn khôi phục dữ liệu iPhone sau khi cập nhật lên iOS 12

Lời khuyên cho bạn là nên thực hiện sao lưu kể cả khi đang trên iCloud hoặc iTunes, nếu sao lưu thường xuyên thì bạn có thể sử dụng iPhone mà không phải sợ mất dữ liệu. Bạn nên tạo thói quen sao lưu thường xuyên để nếu

ĐÁNH GIÁ NHANH

Xiaomi Mi Max 3: Xứng đáng được xướng tên "ông trùm" ở tầm giá 6 triệu

Mi Max 3 vẫn sở hữu những điểm truyền thống của dòng Xiaomi Mi Max, nhất là ở màn hình - thứ đang ngày càng phát tướng qua các thế hệ Mi Max. Trên Mi Max 3, người dùng có cơ hội trải nghiệm một trong những màn hình

So sánh Galaxy S10 5G và Mi 11 Lite 5G: Flagship nào đáng mua nhất?

Galaxy S10 5G và Mi 11 Lite 5G là hai thiết bị cùng phân khúc được nhiều người quan tâm, thử mang lên bàn cân xem flagship nào đáng sở hữu nhất.

Đánh giá WD My Passport SSD 1 TB: USB-C, ruột là ổ M.2 SanDisk, hiệu năng khá nhưng giá quá cao

WD My Passport SSD là chiếc ổ SSD di động đầu tiên của Western Digital và cũng là đầu tiên trong dòng My Passport. Chiếc ổ này chỉ vừa được bán ra, có 3 tùy chọn dung lượng là 256/512 GB và 1 TB.