Theo đó, những vụ hư hỏng màn hình, hỏng phần cứng do vô tình làm rớt hoặc bị mất cắp thường xảy ra hơn khi dần đến thời điểm nhà sản xuất tung ra smartphone tiếp theo. Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiệu ứng “nâng cấp di động”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đôi khi tai nạn xảy ra không phải do sơ ý. Ảnh: Digital Trends.
Các hãng di động tiếp thị sản phẩm mới nhất của họ bằng việc so sánh chúng với các model cũ hơn. Những lí do đó bao gồm di động mới có cấu hình mạnh, kiểu dáng thiết kế đẹp mắt hoặc đáp ứng được nhu cầu nào đó của người dùng.
Về bản thân người dùng, họ cũng đáp trả lại các lời “mời gọi” này bằng cách vô tình khiến smartphone của họ có lỗi như trượt tay rơi vỡ màn hình, hoặc bất cẩn làm mất.
Dữ liệu của các nhà nghiên cứu Đại học Columbia Business thu thập được từ 3.000 chiếc iPhone bị mất cắp và 602 người dùng iPhone. Các đối tượng này bao gồm những người luôn cẩn thận với vật dụng cá nhân. Bên cạnh smartphone, người ta còn nhận thấy xu hướng tương tự đối với các vật dụng khác như mắt kính hay ly cốc.
“Chúng ta sẽ có cảm giác tội lỗi khi nâng cấp iPhone mới mà không có lí do. Khi chúng bị hư hỏng hoặc mất cắp, chúng ta sẽ nâng cấp di động mới mà không hề cảm thấy lãng phí”, nhà nghiên cứu Silvia Bellezza chia sẻ.
Theo Zing