Làm anh – đôi khi có danh mà không hề có phận…
“Các mày có ai sở hữu một thằng em như tao không? Tao chỉ nhờ nó mua thẻ thôi mà nó chửi tao vậy đấy. Cuộc sống này khó lường quá. Làm anh? Có danh mà không có phận”.
Như lời chia sẻ, vị chủ thớt nhờ người em trai của mình mua hộ thẻ game. Người em đồng ý với vẻ miễn cưỡng và không quên kèm theo ý cằn nhằn “suốt ngày game”. Và điều khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên là lời dạy dỗ phía sau của “người em của năm” này: “Nuôi cho ăn học đến nơi đến trốn mà suốt ngày điện tử. Mày nhìn thằng Cường Quang với thằng Khương Khoa xem” khiến người anh chỉ biết câm nín “tao không có đứa em như mày”. Nếu không được nói trước rằng đây là em trai thì có lẽ nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng đây là một ông bố hay bà mẹ khó tính nào đó đang răn dạy con mình.
Chính nhờ những phát ngôn này mà cậu em được vinh danh là “người em của năm”.
Thứ nhất, phận làm em nhưng “thanh niên rất cứng” dám xưng mày – tao ngang hàng bật lại người anh. Như nhiều ý kiến phản hồi sau đó tỏ ra bất bình thay cho vị chủ thớt khi em chẳng ra em, anh chẳng ra anh: “Chả hiểu các ông thế nào chứ em tôi mở mồm xưng tao một câu thôi là tôi đạp cho bung răng, em út mất dạy” hay như “Nó sắp ngồi lên đầu rồi đấy”…
Thứ hai, làm em nhưng lại có những suy nghĩ và chí khí “rất người lớn”, thấy anh sai là phải “chửi” ngay lập tức cho sáng dạ ra.
“Chửi là đúng rồi”.
“Nó chửi đúng, có gì sai? Không thấy nhục để em nó chửi à?”
“Lớn rồi bỏ game đi để thằng em nó chửi như thế kia à. Em trai có tâm ý, em trai thớt có bạn trai chưa?”.
Giả thiết anh em hơn kém nhau 1, 2 tuổi nói chuyện ngang hàng cũng là điều thường thấy ngoài đời. Nhưng nếu nói về vị chủ thớt này, mải chơi game quên học đã là không đúng, chơi game xong nhờ em mua thẻ game lại càng không đúng.
Bởi vậy rút kinh nghiệm cho các người anh em là, chớ nên nhờ em trai mua thẻ. Hoặc nếu không thì chơi game thì chơi nhưng vẫn chú ý học hành cho tử tế để các em ún đỡ khinh nhé!