1. Quá đắt
650 USD là giá khởi điểm của Google Pixel. Đó cũng chính là mức giá khởi điểm của một chiếc iPhone 7. Trên thực tế, từng model của Google Pixel và Pixel XL có giá tương ứng với các model của iPhone 7 và iPhone 7 Plus.
Pixel 32GB, iPhone 7 32GB: 649 USD
Pixel 128GB, iPhone 7 128GB: 749 USD
Pixel XL 32GB, iPhone 7 Plus 32GB: 769 USD
Pixel XL 128GB, iPhone 7 Plus 128GB: 869 USD
Sự khác biệt duy nhất đó là Google không cung cấp model bộ nhớ 256GB. Nhưng nếu bạn mua một chiếc Google Pixel XL 128GB, kèm theo Google Live Case, Pixel Protect, bạn sẽ tốn tổng cộng 1.000 USD, đó là còn chưa kể đến thuế.
Nếu bạn thấy mức giá như vậy chẳng đáng là bao thì có lẽ không cần đọc mục này nhưng nếu bạn cho rằng chiếc Nexus 6P có giá 499 USD là đắt thì có lẽ mức giá của Pixel và Pixel XL quả thực là “đắt khó chấp nhận”.
2. Không có khả năng chống nước
Như được đề cập ở bài viết gần đây, Google Pixel và Pixel có chỉ số chống nước và bụi ở mức IP53 , tức là gần như không thể chống được nước. Nếu bạn phải bỏ ra tới 650 USD++ cho một chiếc điện thoại năm 2016, chắc chắn nó nên có khả năng chống nước. Cả Apple và Samsung đều cho ra đời những siêu phẩm có khả năng chống nước rất tốt trong năm nay. Nếu Apple và Samsung chống nước mà Google lại không thì ai còn muốn mua Pixel? Nguyên nhân được đưa ra là thực chất Google không có đủ thời gian để làm việc với HTC để thiết kế tính năng chống nước cho máy. Chiếc Pixel hiển nhiên là được lắp ráp khá nhanh và để tạo ra một chiếc điện thoại có tính năng chống nước là nằm ngoài khả năng của hai bên với thời gian gấp gáp như vậy
Nếu bạn muốn một chiếc điện thoại chống nước, chớ nên chọn Pixel. Phần loa, mic và jack cắm tai nghe của sản phẩm sẽ không chịu nổi khi bị nhúng trong nước. Đừng dại dột thử vì Google không hề bí mật trang bị thêm tính năng chống nước cho chiếc điện thoại này đâu!
3. Vị trí loa không hợp lý
Bạn có thường xuyên đè tay vào lỗ loa khi đặt chiếc điện thoại nằm ngang để xem phim không? Nếu bạn từng bị như vậy thì sau khi mua Pixel, điều này vẫn tiếp diễn. Đôi loa của sản phẩm được đặt đúng ở vị trí mà bàn tay bạn thường xuyên đè vào khi bạn cầm điện thoại lên bằng một tay, khi xoay ngang máy để chơi điện tử hoặc xem phim. Chính vì điều này, chất lượng âm thanh của sản phẩm luôn bị ảnh hưởng và bạn phải xoay sở tìm cách “né” lỗ loa.
Nếu bạn từng sử dụng một chiếc Nexus 6P đời 2015 và Nexus 6 đời 2015, chắc bạn sẽ thấy nhớ đôi loa ở mặt trước vô cùng vì thiết kế này đơn giản là hợp lý.
4. Khả năng chống rung cho video không tốt
Chống rung cho video sử dụng thuật toán là một công nghệ tuyệt vời của Google. Nó giúp các video ổn định hình ảnh một cách đáng ngạc nhiên, thế nhưng công nghệ này lại gây ra một số vấn đề không như mong muốn. Nó khiến độ nhiễu kỹ thuật số của video bị tăng lên và cả vấn đề khi lia máy châm.
Trong đoạn này của video bạn sẽ có cảm giác người quay bất thình lình lia mạnh máy về bên trái, nhưng trên thực tế, tác giả video nói rằng mình chỉ muốn thử lia máy chậm và nhẹ nhàng mà thôi. Chính thuật toán EIS của Google cho rằng đây là một chuyển động rung không mong muốn và cần được 'làm mượt' lại. Kết quả là nó tạo nên một hiệu ứng 'giật' khi phần khung hình chạm đến cạnh của cảm biến và các ngưỡng ổn định hình ảnh được thiết lập lại.
Hy vọng vấn đề này sẽ được khắc phục bằng một bản cập nhật. Vấn đề nhiễu kỹ thuật số có thể được nhận thấy một cách rõ ràng khi đem so sánh hai video cạnh nhau. Tóm lại là mặc dù công nghệ EIS mới của Google rất ấn tượng theo cách nào đó thì vẫn có nhiều điều Google cần làm để cải thiện nó.
5. Càng nhiều kính thì càng dễ vỡ và dễ xước
Một điều chúng ta đều phải khẳng định: Những chiếc điện thoại trang bị kính ở mặt sau rất dễ xước và thậm chí là vỡ nát. Chẳng ai muốn phải đi sửa điện thoại chỉ vì một lần rơi. Bạn cũng có thể phản bác lại rằng S7, S7 Edge cũng được trang bị kính ở mặt sau mà. Thế nhưng, nhìn lại mặt sau của Pixel và Pixel XL rồi đem so nó với S7 và S7 Edge mà xem. Bạn có cho rằng cùng là thiết kế kính nhưng trông mặt lưng của Pixel rất thô và xấu xí. Và một điều nữa: Tên điện thoại là Pixel, tại sao biểu tượng phía sau lại là hình chữ G mà không phải là logo của Pixel?
Theo ICT News