Nhưng khoan hãy nói đến việc đó vì bây giờ theo Dailydot, người dùng lại đang tranh luận về một thứ 'thú vị' hơn: Biểu tượng cảm xúc hình bánh Hamburger.
Cụ thể vào ngày 29/10, trên mạng xã hội Twitter, nhà phân tích Thomas Baakdel đã bắt đầu một cuộc tranh luận bằng cách đăng tải bức ảnh chứa biểu tượng bánh Hamburger của Apple và Google sau đó nói rằng:
'Chúng ta cần có một cuộc thảo luận về cách sắp xếp đúng đắn các thành phần của một chiếc bánh burger. Google đặt miếng phô mai ở dưới cùng nhưng sao Apple lại đặt nó gần trên đỉnh?”.
Apple đã sắp xếp thứ tự các thành phần là cà chua trên cùng – phô mai – thịt bò, rau xà lách ở dưới. Còn Google thì chọn cách đặt rau xà lách trên cùng, rồi đến cà chua, thịt bò, cuối cùng là phô mai.
Việc bố trí các thành phần này đã gây ra một cuộc thảo luận dữ dội trên Twitter của Baekdal. Hầu hết, mọi người dường như đồng tình với cách tiếp cận của cả Apple lẫn Google.
Sau khi thông tin lan rộng, CEO của Google - ông Sundar Pichai đã vào bình luận và hóm hỉnh cho biết: “Google sẽ bỏ hết mọi thứ đang làm và sẽ giải quyết vấn đề vào thứ hai”.
Baekdal cho biết, ông đã tìm kiếm một số công thức làm bánh burger từ các đầu bếp nổi tiếng nhưng phát hiện ra rằng mọi người tạo ra chiếc bánh với công thức khác nhau.
Có một bình luận của một người dùng trên Twiiter cho rằng: “Rõ ràng, phô mai phải xếp trên miếng thịt. Nhưng rau xà lách phải được xếp cạnh cà chua. Nên cả hai emoji đều sai”.
Một số cách sắp xếp nguyên liệu trong bánh hamburger của các hãng công nghệ
Trang Emojipedia nói rằng, chỉ có Microsoft và Facebook là đều chọn một công thức chung để tạo nên emoji bánh burger đúng thực tế. Trong khi đó, các hãng sản xuất khác lại thiết kế chưa giống với ngoài đời, bất chấp các quy tắc ẩm thực đơn giản (ví dụ như LG quên không để cà chua vào).
Vừa rồi là một số thông tin liên quan đến cuộc tranh luận về bánh mỳ kẹp thịt của dân mạng phương Tây. Không biết bạn thấy thế nào?
Ví dụ là mình, mình sẽ chẳng mấy khi quan tâm về vấn đề này bởi đơn giản nó chỉ là một cái icon, miễn sao người khác có thể hiểu được hàm ý của nó là ổn rồi.
Nguyễn Nhật