Theo đó Kaspersky sẽ mở mã nguồn sản phẩm và cho phép các tổ chức độc lập đánh giá mã nguồn kể từ quý 1 năm 2018.
Theo một thông cáo báo chí gởi đi hôm nay, nhà sáng lập Kaspersky Lab - Eugene Kaspersky cho biết: 'Chúng tôi muốn cho mọi người thấy chúng tôi sẽ 'mở và minh bạch' hoàn toàn như thế nào. Chúng tôi không có gì để giấu diếm và tôi tin rằng với hành động này, chúng tôi sẽ có thể vượt qua những ngờ vực và tiếp tục cam kết bảo vệ người dùng tại mọi công ty trên hành tinh này.'
Là một phần của chương trình, Kaspersky Lab sẽ mở cửa 3 trung tâm minh bạch, 1 tại Mỹ, 1 tại châu Á và 1 tại châu Âu. Tương tự như các trường hợp mà Microsoft và nhiều công ty công nghệ lớn khác từng gặp phải về tính minh bạch sản phẩm, Kaspersky sẽ cho phép các khách hàng chính phủ mổ xẻ mã nguồn trong một môi trường có kiểm soát. Kaspersky không phải là hãng đầu tiên bị cáo buộc cung cấp công cụ gián điệp cho các cơ quan chính phủ, trước đó Huawei cũng từng bị điều tra tại VQ Anh và cách hãng sản xuất phần cứng mạng của Trung Quốc làm cũng tương tự tại Úc và Mỹ nhưng cuối cùng giải pháp này bị từ chối và sản phẩm của Huawei bị cấm sử dụng hoàn toàn trên các hạ tầng mạng viễn thông nhạy cảm bởi Quốc hội Mỹ.
Ngoài việc cung cấp mã nguồn, Kaspersky Lab cũng công bố sẽ thúc đẩy chương trình 'săn lỗi kiếm tiền thưởng' và hứa hẹn sẽ tăng mức thưởng lên đến 100 ngàn đô la cho 'các lỗ hổng nghiêm trọng nhất' được đệ trình lên hệ thống hợp tác phát hiện lỗ hổng của Kaspersky. Mục tiêu là nhằm khuyến khích các nhà nghiên cứu bảo mật độc lập tiếp tục hỗ trợ cho các nỗ lực tìm kiếm và giảm nhẹ tác động của các lỗ hổng từ phần mềm của Kaspersky.
Eugene Kaspersky cũng cáo buộc giới truyền thông đang đưa ra những thông tin sai lệch về công ty. Trên trang blog cá nhân, ông nói: 'Các phương tiện truyền thông liên tục tấn công chúng tôi một cách dữ dội và dai dẳng. Tấn công nhiều đến nối chúng tôi buộc phải im lặng để hít thở và nghiên cứu những gì đang xảy ra.' Ông cũng thừa nhận rằng 'một số người cho rằng 'Công ty bảo mật Nga' là 3 từ không nên xuất hiện trên cùng một câu, đặc biệt là trong thời gian này.' nhưng Kaspersky gợi ý có thể đằng sau những cáo buộc nhằm vào công ty của mình có chứa những độ cơ nhất định.
Kaspersky nói: 'Sự rò rỉ đều đặn về thông tin trên mặt báo dường như là một hành động có chủ đích nhằm làm tổn hại danh tiếng của chúng tôi mà không hề cho chúng tôi bất cứ một cơ hội thật sự nào để giải quyết các mối quan ngại. Hành động này có thể đã được giật dây trước khi chúng tôi bị cuốn vào.' Ông bày tỏ sẽ có những ý kiến cho rằng chính phủ Mỹ đã đưa ra các giải pháp đền bù cho Kaspersky để hãng này có cớ theo đuổi vụ việc. Thế nhưng điều ông nhấn mạnh là cơ hội để bảo vệ mình và quyền được xem những chứng cứ trước khi một phán quyết nào đó được thực hiện (ý nói Mỹ đã ban hành các lệnh cấm sử dụng phần mềm của Kaspersky mà chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục về sự dính líu giữa công ty này và tình báo Nga); nó không yêu cầu bạn phải phản biện khi phán quyết đó đã được thực thi.'
Theo: ArsTechnica