Những điều thú vị về Covidmaps Đà Nẵng

Từ vùng đỏ - vàng - xanh, thông tin bệnh nhân, khu vực cảnh báo, định vị địa điểm phong tỏa gần nhà, đến vị trí các chốt kiểm soát, số điện thoại, điểm bán hàng thiết yếu… đều được thể hiện dễ hiểu, dễ tìm trên tấm bản đồ điện tử với li ti điểm màu, biểu tượng này. Covidmaps trở thành công cụ hữu ích và gần gũi dù được đưa vào hoạt động cách đây chưa lâu.

Covidmaps Đà Nẵng do Cổng thông tin dịch vụ công thành phố 1022 (Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng) và ứng dụng BusMap thực hiện. Đằng sau tấm bản đồ thú vị này là những câu chuyện đầy lý thú.

Lê Yên Thanh, nhà sáng lập, Giám đốc điều hành BusMap - Xe buýt thành phố được nhiều người biết đến là “chàng trai sinh năm 1994 từ chối Google và gọi vốn khởi nghiệp triệu đô thành công” chính là người chịu trách nhiệm phần công nghệ cho Covidmaps Đà Nẵng. Chia sẻ với Báo Đà Nẵng về quá trình và cảm xúc khi tạo ra một sản phẩm có ý nghĩa xã hội, hỗ trợ đắc lực chính quyền và người dân trong phòng, chống dịch, Lê Yên Thanh cho biết, đó vừa là áp lực, vừa là động lực rất lớn để Covidmaps ngày càng hoàn thiện.

Những điều thú vị về Covidmaps Đà Nẵng


Lê Yên Thanh, sinh năm 1994, quê An Giang, hiện sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Người sáng lập, Giám đốc điều hành của Phenikaa MaaS

- Nhà cung cấp giải pháp công nghệ giao thông

- Người sáng lập, Giám đốc điều hành của BusMap - Xe buýt thành phố

- Từng làm kỹ sư phần mềm tại Google

- Từng làm kỹ sư phần mềm tại Zalo

- Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015

Tháng 8-2019, BusMap được thành lập (nay đổi tên công ty là Phenikaa MaaS; trong đó, ứng dụng Xe buýt thành phố vẫn có tên BusMap) và bắt đầu mở rộng ra thành phố Đà Nẵng từ tháng 3-2020. Trong quá trình làm việc, BusMap hợp tác với Cổng 1022 Đà Nẵng để triển khai một số dịch vụ. Tháng 8-2020, thành phố bùng phát đợt Covid-19 lần thứ hai. Thời điểm đó, Đà Nẵng mong muốn tìm một giải pháp hữu hiệu để thông tin nhanh tình hình dịch bệnh và các vùng nguy hiểm đến với người dân thay vì thông báo thủ công qua văn bản. Và “bài toán” này đã được trao vào BusMap.

Sau một buổi thảo luận, ý tưởng về Covidmaps Đà Nẵng được hình thành. Đội ngũ BusMap gồm 3 lập trình viên xây dựng bản đồ và Cổng 1022 Đà Nẵng gồm hơn 20 nhân sự có nhiệm vụ nhập thông tin lên hệ thống. Sau 1 tuần, phiên bản hoàn thiện đầu tiên ra đời và đưa đến người dân Đà Nẵng sử dụng, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dùng.

PV: Xin chào Thanh, điều thú vị của Covidmaps Đà Nẵng đối với bạn là gì?

Lê Yên Thanh: Thành phố Đà Nẵng là địa phương đầu tiên triển khai Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 và cũng là nơi Covidmaps được hoàn thiện đầy đủ nhất. Các phiên bản của các địa phương khác tùy biến theo yêu cầu của từng tỉnh nhưng đều xuất phát từ ý tưởng và cách vận hành của Covidmaps Đà Nẵng. Phiên bản Covidmaps Đà Nẵng có rất nhiều thành phần và tính năng mới liên tục cập nhật để phục vụ công tác phòng, chống dịch của chính quyền và thông tin cho người dân.

Trong thời gian tới, Covidmaps mong muốn triển khai thêm các tính năng hướng đến giai đoạn “bình thường mới” như trở thành bản đồ sức khỏe, bản đồ tiêm chủng và hy vọng có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác sau khi chúng ta đẩy lùi dịch bệnh và phục hồi kinh tế.

PV: Thông tin mới nhất và chính xác nhất là nội dung quan trọng hàng đầu của bản đồ trong khi thông tin dịch tễ thay đổi rất nhanh và liên tục. Vậy các bạn đã xử lý vấn đề này như thế nào?

Lê Yên Thanh: Cập nhật dữ liệu là khâu rất quan trọng để bảo đảm thông tin chính xác. Khâu này 1022 Đà Nẵng đảm nhiệm rất tốt và luôn cập nhật kịp thời. Nhờ đó BusMap chỉ cần tập trung vận hành mặt công nghệ để bảo đảm độ ổn định của bản đồ. Có những thời điểm lượng người truy cập trong một ngày rất lớn, hơn 800.000 người (hơn 50% dân số tại Đà Nẵng). Do đó, BusMap phải thực hiện công nghệ đủ tốt để đáp ứng vận hành trơn tru.

Ngoài ra, BusMap được 1022 hỗ trợ để có thể vận hành bản đồ thường xuyên. Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố cũng có nhiều góp ý để cải thiện tính năng, nâng cấp Covidmaps ngày một tốt hơn. Toàn bộ cơ sở hạ tầng triển khai Covidmaps đều được hỗ trợ bởi Trung tâm dữ liệu thành phố Đà Nẵng.

Lập trình viên đang xây dựng Covidmaps. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

PV: Tiêu chí quan trọng các bạn đặt ra khi thực hiện Covidmaps Đà Nẵng là gì?

Lê Yên Thanh: Người dân là đối tượng chính cần hướng đến của Covidmaps, do đó bản đồ được thiết kế dễ thao tác và sử dụng. Đặc biệt, Covidmaps thiết kế dưới dạng webapp - không cần người dân phải cài đặt thêm ứng dụng, dễ dàng truy cập và sử dụng ngay cả trên điện thoại thông minh. Covidmaps cũng thường xuyên cập nhật theo ý kiến mà người dân phản hồi thông qua tính năng góp ý trên bản đồ.

Công nghệ cốt lõi làm nên Covidmaps Đà Nẵng là công nghệ bản đồ - bMap, một trong những công nghệ bản đồ do Phenikaa MaaS phát triển. Chính nhờ sử dụng công nghệ bản đồ này mà Covidmaps có thể vận hành và đáp ứng được lượng truy cập lớn hằng ngày, có thể giúp hiển thị các địa điểm dịch tễ theo thời gian thực mỗi khi 1022 nhập liệu.

Nếu không có công nghệ bản đồ này, Covidmaps sẽ phải tốn chi phí vận hành rất lớn về mặt bản đồ và dữ liệu (ví dụ sử dụng bản đồ của Google Map có thể phải trả phí bản quyền lên tới hàng tỷ đồng mỗi tháng). Trong khi đó, Phenikaa MaaS tài trợ miễn phí công nghệ này cho Đà Nẵng, giúp thành phố tiết kiệm rất nhiều về kinh phí vận hành Covidmaps.

PV: Việc ứng dụng công nghệ giúp ích rất lớn trong công tác phòng, chống dịch hiện nay. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến đặt ra rằng, nên thống nhất một nguồn tra cứu hoặc khai báo thay vì có nhiều ứng dụng, nhiều phần mềm. Ý kiến của Thanh về vấn đề này như thế nào?

Lê Yên Thanh: Điều quan trọng nhất là làm sao xây dựng được một trung tâm dữ liệu chung để tất cả dữ liệu của các ứng dụng có thể liên thông với nhau. Nếu chúng ta làm được điều đó thì dù có nhiều ứng dụng cũng không là vấn đề, bởi người dùng có thể chọn ứng dụng này và sử dụng được tính năng của ứng dụng khác một cách đồng bộ. Họ cũng chỉ cần khai báo một lần duy nhất. Như vậy, người dân có thể lựa chọn ứng dụng tốt nhất dành cho họ và xóa các ứng dụng khác đi. Nhiều ứng dụng vẫn sẽ tốt về mặt có nhiều lựa chọn cho người dùng, miễn là chúng ta có thể liên thông dữ liệu của tất cả ứng dụng đó.

PV: Bạn có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi chung tay cùng cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng phòng, chống dịch?

Lê Yên Thanh: Đà Nẵng là thành phố rất năng động. Chính quyền thành phố luôn chủ động ứng dụng các công nghệ mới vào đời sống để giúp thành phố trở nên thông minh hơn. Áp lực, đồng thời là động lực lớn nhất đối với cả đội là làm sao để Covidmaps thật sự hữu ích và giúp được người dân cũng như chính quyền phòng, chống dịch bệnh. Vì ý nghĩa đó, các bạn lập trình viên phải làm thêm giờ để có thể hoàn thiện các tính năng cho người dân sử dụng, nhưng các bạn vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình. Hy vọng sau khi đẩy lùi được dịch bệnh, chúng ta có thể nhanh chóng phối hợp triển khai thêm nhiều giải pháp hữu ích với thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Cảm ơn bạn về cuộc trao đổi này!

Covidmaps vào top 10 cuộc thi Giải pháp hữu ích phòng, chống Covid-19 HIS 2021 (do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phát động). Ngoài giải thưởng này, Phenikaa MaaS còn nhận được bằng khen của UBND thành phố Đà Nẵng vì góp phần trong công tác phòng, chống dịch.

Phenikaa MaaS đang phối hợp với 1022 Đà Nẵng triển khai giải pháp Camera không dây quét mã QR giấy đi đường, giúp công tác kiểm soát giấy đi đường có thể diễn ra mà không cần tiếp xúc gần giữa cán bộ kiểm tra và người đi đường.


Nguồn: baodanang.vn

TIN LIÊN QUAN

Những chiếc đầu “lạnh” đằng sau đường dây “nóng” 1022

Mỗi ngày phải lắng nghe hàng trăm cuộc gọi, với ngần ấy mảnh đời, số phận khó khăn đằng sau đường dây nóng, nếu không có sự vững vàng, không có một cái đầu lạnh và một trái tim nhiệt huyết thì các tổng đài viên TĐV 1022 không thể hoàn thành tốt

Dịch vụ đô thị thông minh hỗ trợ Bình Phước trong công tác phòng, chống Covid-19

Sau gần hai năm hợp tác với Tập đoàn VNPT để xây dựng đô thị thông minh ĐTTM, Bình Phước đã có những thay đổi mạnh mẽ và đang hướng tới trở thành ĐTTM lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ.

Triển khai ứng dụng 1022 để tiếp nhận hỗ trợ của người dân gặp khó khăn tại TP. HCM

Sở TTTT TP. HCM phối hợp cùng Zalo triển khai ứng dụng Zalo 1022 để tiếp nhận, xử lý thông tin yêu cầu hỗ trợ của người dân khi gặp khó khăn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp DN vận tải hành khách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số thông qua các sản phẩm, ứng dụng có hàm lượng công nghệ cao, công ty Phenikaa MaaS - thành viên của Tập đoàn Phenikaa đã phát triển gói giải pháp quản lý xe công

Hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tỉnh Lai Châu phát huy hiệu quả tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh

Nhờ ứng dụng CNTT, hệ thống đài truyền thanh, loa truyền thanh trên địa bàn tỉnh đã giúp truyển tải nhanh nhất, chính xác và kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới đồng bào. Đặc biệt, từ hệ thống loa này, đã giúp

"Hạt vàng Bưu điện" hỗ trợ hàng trăm ngàn người dân gặp khó

Sau 01 tháng triển khai, chương trình Hạt vàng Bưu điện do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam BĐVN và các đối tác Tổng công ty Chuyển phát nhanh EMS, Bảo hiểm PTI, Ngân hàng SeA Bank, Ngân hàng Nam Á đã trao tặng 820 tấn gạo đến người dân có hoàn cảnh

"Thành công và lòng tự mãn đã làm chậm bước tiến của FPT"

Đó là thừa nhận của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình trong sinh nhật 33 năm của FPT. Chủ tịch FPT cũng khẳng định, cuộc CMCN lần thứ 4 đã thổi vào FPT luồng sinh khí mới và FPT lại quyết tâm chinh phục đỉnh cao chuyển đổi số CĐS của thế giới.

Ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch, bảo đảm an ninh trật tự

Thực hiện chủ trương vì nhân dân phục vụ, thời gian qua, lực lượng Công an nhân dân CAND đã có nhiều đổi mới trong công tác bảo đảm an ninh trật tự và phòng, chống dịch. Nổi bật là, việc ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật thông tin điện tử để

THỦ THUẬT HAY

4 cách chuyển dữ liệu trên điện thoại iPhone và Android nhanh gọn và cực dễ dàng

Chuyển dữ liệu trên một thiết bị cũ sang một điện thoại mới thì làm như thế nào? Trong bài viết chính là 4 cách đơn giản và dễ làm nhất dành cho bạn.

Cách giảm sự lộn xộn về những thông báo trên iPhone

Điện thoại đã trở thành bạn đồng hành và trợ lý cá nhân cho hầu hết các chủ sở hữu trong vài năm trở lại đây. Dù là bất kỳ hệ sinh thái nào, các nhà sản xuất vẫn đang cố gắng tung ra nhiều hơn các ứng dụng để đáp ứng

Những lời khuyên về tạo chữ ký Email trong Doanh nghiệp

Đừng bỏ qua cơ hội quảng cáo hình ảnh cá nhân bằng cách tạo chữ ký email thật chuyên nghiệp bởi vì đây là cách để 'giao tiếp' với khách hàng rất hiệu quả.

Hướng dẫn gửi nhạc, bài hát qua tin nhắn Zalo cực nhanh chóng

Hướng dẫn bạn cách gửi nhạc, bài hát qua tin nhắn Zalo để bạn có thể chia sẽ những bài nhạc mà mình ưa thích cho bạn bè và người thân cùng thưởng thức. Click để xem ngay!

Làm thế nào để biết ai đó chặn số của bạn trên iPhone?

Bạn đang cố gắng gọi cho ai đó và cuộc gọi dường như không thực hiện được hoặc có vẻ như họ không bắt máy. Bạn cho rằng họ đã chặn số của mình, dưới đây là cách để kiểm tra điều đó.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Mitsubishi Outlander CKD 2018: Có cạnh tranh được với Mazda CX-5 và Honda CR-V không?

Phân khúc xe gầm cao trong tầm giá khoảng 1 tỷ đồng ở Việt Nam hiện đang cực kỳ sôi động với Honda CR-V, Mazda CX-5, Nissan X-Trail hay các đại diện Hàn Quốc như Kia Sorento, Hyundai Tucson. Trong bối cảnh rất

Đánh giá OPPO R17 Pro sau gần 2 tháng: Không dành cho tất cả, thăm dò thị trường!

Dù là sản phẩm cao cấp nhưng R17 Pro không được OPPO quảng báo rộng rãi giống như các thiết bị thuộc dòng F-Series đang nhận được rất nhiều sự yêu thích của người dùng với doanh số luôn nằm trong top 3 sản phẩm bán

Đánh giá Mitsubishi Outlander: crossover đẹp và chất, đẳng cấp Nhật Bản

Sau hành trình dài trải nghiệm khám phá, chúng tôi mới hiểu vì sao Mitsubishi Motors Việt Nam lại tự tin vào quyết tâm giành chiến thắng khi tung Outlander mới vào thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.