Giải pháp "kiềng ba chân" thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới và Việt Nam

Theo Capgemini World Payment Report 2020, chỉ trong 1 năm qua, thanh toán số đã tăng 53%. Thanh toán số tăng gần gấp 4 lần so với kênh thanh toán thông thường ở các điểm giao dịch.

Cũng theo khảo sát này, năm 2021, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tiếp tục tăng trên toàn cầu khoảng 12 - 13%. Riêng tại châu Á - Thái Bình Dương, con số này sẽ tăng trưởng rất nhanh khoảng 19,3% trong giai đoạn 2019 - 2023. Đặc biệt, khách hàng cũng đang sử dụng các kênh thanh toán mới nhiều hơn. Khoảng 41% người dùng tiền mặt bắt đầu chuyển sang sử dụng các thẻ thanh toán không tiếp xúc, 35% những người dùng đã có thẻ thì tích hợp vào một ví điện tử và 27% đã thử nghiệm các hình thức thanh toán qua mã QR.

Các kênh thanh toán đã thay đổi rất nhanh và mạnh một phần là do Covid-19. 71% người được khảo sát bắt đầu sử dụng thanh toán không tiếp xúc và 67% vẫn còn dùng thẻ. Thẻ bây giờ là thẻ thông minh, thẻ chip thay vì thẻ từ. Xu hướng này cũng dần phổ biến tại Việt Nam.

Internet banking cũng là kênh thanh toán số quan trọng, khi có tới 67% số người được khảo sát sử dụng. Một nửa số người được khảo sát đã dùng ví điện tử trong năm 2020.

Về phương thức thanh toán toàn cầu năm 2020 cũng như dự báo đến năm 2024, theo FIS Global Payment Report 2021, thanh toán số, ví điện tử trên điện thoại di động hoặc ví số đã và đang trở thành công cụ thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến, chiếm 44,5% vào năm 2020. Theo đó, xu hướng lâu dài, thanh toán qua ví điện tử, qua di động sẽ tiếp tục gia tăng. Năm 2024, dự kiến hai kênh thanh toán này sẽ chiếm khoảng 52%, còn thanh toán thẻ sẽ giảm nhẹ xuống mức khoảng 20 - 21%, thẻ tín dụng 12%...

Tại Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV chia sẻ, Covid-19 cũng là chất xúc tác, góp phần đẩy mạnh hoạt động thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ TT&TT, các trung gian thanh toán đang quyết tâm thúc đẩy tiến trình này. Số liệu từ NHNN cho thấy, số lượng và giá trị giao dịch qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đều tăng mạnh trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, cụ thể lượng thanh toán, giao dịch tăng 30 - 40%, giá trị giao dịch tăng 70 - 80%.

Dư địa lớn nhưng còn nhiều bất cập

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam được nhận định là đã gia tăng và còn dư địa rất lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn tồn tại một số bất cập. Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng giám đốc Samcombank cho biết,qua các con số có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh số, mở rộng hoạt động thanh toán online tăng nhưng việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt chưa cao. Những hộ kinh doanh nhỏ lẻ còn chưa sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Ông Cấn Văn Lực cho biết thêm tiền mặt vẫn còn là phương thức thanh toán phổ biến; hệ sinh thái, chia sẻ thông tin - dữ liệu và đặc biệt 'niềm tin' của khách hàng vẫn là những thách thức lớn đối với trung gian thanh toán.

Hiện nay, TMĐT đang phát triển rất nhanh trên thế giới và Việt Nam, tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, phương thức thanh toán TMĐT qua hình thức phát hàng thu tiền (COD) vẫn là phổ biến, chiếm khoảng 28% số lượng người được khảo sát, trong khi thế giới chỉ 3,3%; chuyển khoản qua ngân hàng là 22%, thế giới chỉ 7,7% và đặc biệt phương thức thanh toán qua ví số/điện tử trên di động ở Việt Nam chỉ chiếm 21%, trên thế giới là khoảng 44,5%. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán từ tháng 5/2020 - 4/2021 vẫn hơn 12%.

'Rõ ràng Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Chiến lược phát triển ngân hàng 2025 – 2030 mong muốn rút tỷ lệ này xuống 8%. Đây là một chiến lược tham vọng, đòi hỏi phải được thúc đẩy nhanh', ông Lực cho hay.

Giải pháp nào để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, ông Cấn Văn Lực cho biết cần: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế số, chính phủ số và xã hội số tại Việt Nam, trong đó có lĩnh vực tài chính - tiền tệ số, bao gồm cả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính; Tiếp tục nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT, hạ tầng số, nhất là ở những vùng xa xôi, hẻo lánh để đảm bảo các hình thức thanh toán có thể được sử dụng ở mọi nơi và nâng cao nhận thức, ý thức, tăng niềm tin của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cần phát triển hệ thống ngân hàng mở (open banking), hệ sinh thái, đặc biệt cần có sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa ngân hàng thương mại, các công ty fintech với các nhà mạng để phát triển kênh thanh toán ví điện tử.

Ông Lực cũng cho rằng cần sớm đưa dịch vụ Mobile Money vào thí điểm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp để có thể chuyển tiền hỗ trợ cho người dân. Đồng thời đẩy mạnh giáo dục tài chính như là một trụ cột trong thực hiện chiến lược phát triển tài chính toàn diện.

Giải pháp "kiềng ba chân" thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Mobile Money góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Đồng quan điểm, bà Phạm Minh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ số, MobiFone cho rằng dư địa thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam vẫn còn nhưng là dư địa 'sỏi đá, khô cằn' và có thể nói là dành cho nhà mạng. Mặc dù là 'lính mới' tham gia thị trường với mobile money, nhưng dự báo các nhà mạng sẽ chiếm khoảng 30% thị phần.

Tháng 3/2021, Thủ tướng đã phê duyệt triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money. Đến thời điểm hiện tại, bà Tú cho biết 3 nhà mạng đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục xin giấy phép Mobile Money. MobiFone đang chuẩn bị sẵn sàng để tung ra sản phẩm. 'Nếu chúng ta đáp ứng được thị trường nông thôn thì sẽ đưa xã hội đến mức phát triển cao hơn, khả năng thanh toán cao hơn, thu hẹp khoảng cách thành thị và nông thôn. Người dân nông thôn có thể bán sản phẩm qua công cụ thanh toán, TMĐT thì họ có thể mang sản phẩm bán ra thế giới phẳng hơn', bà Tú cho hay.

Về khía cạnh hạ tầng số, bà Tú cho rằng đã đáp ứng thanh toán không dùng tiền mặt. Việt Nam hiện có 100 triệu thuê bao dùng ĐTDĐ, trừ người già, trẻ nhỏ thì gần như ai cũng có một vài số ĐTDĐ. 70% dân số đã sử dụng Internet. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT cũng như thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo bà Tú, vấn đề quan trọng là phải tạo ra các sản phẩm đáp ứng trải nghiệm khách hàng thật tốt. Khi có sản phẩm số tốt cho khách hàng thì họ sẽ sử dụng, thúc đẩy CĐS. Thêm nữa, sản phẩm đáp ứng trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt có tốt đến mấy mà không mang lại lợi ích cho khách hàng như thu phí chẳng hạn thì sẽ khó thu hút sử dụng.

Một điểm nữa, theo phân tích của bà Tú là chính sách phần nào chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ. Ví dụ, do chưa có CSDL định danh quốc gia nên các đơn vị như nhà mạng, ngân hàng… gặp nhiều khó khăn để tạo ra được sản phẩm. Bên cạnh đó, DN còn phải đầu tư mạnh về con người, hạ tầng CNTT, tập trung quy trình để đáp ứng được yêu cầu khắt khe của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh toán.

Mặt khác, theo bà Tú, thanh toán không dùng tiền mặt cũng giống như các hình thức thanh toán hay sản phẩm số khác đều cần quan tâm đến vấn đề an toàn thông tin để tạo niềm tin cho khách hàng.

Nêu quan điểm từ phía ngân hàng, ông Phạm Tấn Lộc, Giám đốc khối ngân hàng số Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank), cho biết ngân hàng này đang tập trung CĐS hai lĩnh vực để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt: (1) Về giải pháp kinh doanh, Vietbank cung cấp một giải pháp thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi khi giao dịch trên kênh ngân hàng số; (2) Xây dựng mô hình vận hành không tiếp xúc từ các khách hàng tiếp cận đến các dịch vụ ngân hàng hiện nay và sử dụng mô hình đó thông qua ngân hàng số.

Còn theo đại diện của đơn vị trung gian thanh toán, ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc kinh doanh VNPay-QR, có 3 thách thức lớn cần giải quyết để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Đầu tiên là thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Thứ hai là gia tăng được số lượng điểm chấp nhận thanh toán, bởi vì nếu người dân đã đồng ý sử dụng sản phẩm rồi mà không có được các đơn vị chấp nhận sử dụng thanh toán không sử dụng tiền mặt thì đấy là một cản trở lớn cho người dân. Hiện tại số điểm POS trên cả nước chưa đến 300.000, vì vậy, còn rất nhiều việc phải làm. Cuối cùng là các bên phải tham gia tối ưu sản phẩm và trải nghiệm sử dụng, bởi vì khi người dùng đã quan tâm đến thanh toán không dùng tiền mặt nhưng nếu sản phẩm vẫn còn khó tiếp cận thì sớm hay muộn người dùng sẽ quay lại phương thức thanh toán truyền thống.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Chủ nhiệm câu lạc bộ fintech Việt Nam cho biết cần giải quyết được 3 vấn đề để tạo ra giải pháp 'kiềng ba chân', từ đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Thứ nhất là tính pháp lý của nhà nước. Pháp lý phải đi trước một bước, trong pháp lý còn phải tính đến CSDL mở, kết nối đến CSDL quốc gia để thực hiện eKYC thuận tiện hơn.

Thứ hai, phải có hệ sinh thái không dùng tiền mặt gồm ngân hàng, fintech, nhà mạng để cung cấp được các giải pháp công nghệ thuận tiện, dễ dàng, an toàn nhất cho người dùng, kể cả từ khi tiếp cận cho đến các thanh toán trong hệ sinh thái như trả lương qua tài khoản, qua thẻ, TMĐT, logistics…

Thứ ba, thúc đẩy thói quen người dùng để ai cũng có thể tham gia vào môi trường thanh toán số.


Ông Thắng cũng lưu ý xu thế của thế giới thúc đẩy không dùng tiền mặt gói gọn trong 6 chữ: (1) Kết nối (kết nối khách hàng, hệ sinh thái); (2) Chia sẻ giữa nhà cung cấp với các đối tác, khách hàng; (3) Pháp lý để tạo điều kiện kết nối, chia sẻ và trải nghiệm cho khách hàng; (4) Công nghệ; (5) Hợp tác: Các fintech cần 'bắt tay' để có 1 hệ thống ví và thẻ dùng chung; (6) Thúc đẩy tiền số sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt được quản lý bằng blockchain, đảm bảo 100% thanh toán không dùng tiền mặt./.

TIN LIÊN QUAN

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công tại Việt Nam

Qua 05 năm thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 hoạt động TTKDTM tại Việt Nam nói chung và đối với dịch vụ công nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trước yêu cầu thực

Phát huy sức mạnh Việt Nam trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp DN và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ DN trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát

MISA EMIS đáp ứng quản lý giáo dục, dạy học từ xa vượt "bão" Covid-19

Hiện nay, việc triển khai giảng dạy trực tuyến, quản lý giáo dục từ xa không còn là giải pháp tạm thời mà được xem là phương án dài hạn và xu hướng mới để công tác giáo dục, đào tạo luôn được liên tục mà không bị ảnh hưởng gián đoạn bởi tác động

Doanh nghiệp Bắc Giang đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ thống tài chính - kế toán

Đại dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, kinh tế - xã hội. Các hoạt động kinh doanh, trao đổi thông tin hầu hết đều diễn ra trên không gian mạng. Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp DN phải thích nghi và tìm cho mình giải pháp số

Giao dịch công nghệ Đông Nam Á bùng nổ hậu đại dịch Covid-19

Các công ty Fintech và thương mại điện tử TMĐT ở Đông Nam Á đang huy động được số vốn khủng khi các nhà đầu tư toàn cầu đặt cược vào các triển vọng của ngành công nghệ hậu đại dịch.

Triển khai ứng dụng 1022 để tiếp nhận hỗ trợ của người dân gặp khó khăn tại TP. HCM

Sở TTTT TP. HCM phối hợp cùng Zalo triển khai ứng dụng Zalo 1022 để tiếp nhận, xử lý thông tin yêu cầu hỗ trợ của người dân khi gặp khó khăn.

Internet vạn vật sẽ giúp thế giới vượt qua đại dịch COVID-19

Theo các chuyên gia của WEF, không chỉ là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, Internet vạn vật IoT là con đường để giải quyết những thách thức quan trọng nhất của nhân loại, đặc biệt trong công cuộc đối phó với đại dịch COVID-19 hiện nay.

Hệ thống phần mềm hỗ trợ học trực tuyến của VNPT đạt giải Vàng quốc tế 2021

Với tổng số 7 hạng mục đạt giải tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2021 Stevie International Business Awards, VNPT là đơn vị đạt nhiều giải thưởng lớn đối với các giải pháp công nghệ giúp đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

THỦ THUẬT HAY

Thủ thuật biến bàn phím thành công cụ hữu ích để thao tác với Google Chrome "nhanh như gió"

Có bao giờ bạn sử dụng trình duyệt mà không sử dụng chuột hay Touchpad chưa? Đa số các hacker điều có thói quen sử dụng bàn phím thay thế cho các thiết bị điều khiển như chuột, đó là cách làm việc chuyên nghiệp và ít

Hướng dẫn dùng video làm ảnh bìa Fanpage Facebook

Bạn muốn ảnh bìa Fanpage Facebook trở lên sống động và cá tính theo nét riêng của mình ? mới đây Facebook đã hỗ trợ người dùng có thể sử dụng video làm ảnh bìa Fanpage Facebook một cách dễ dàng tương tự như cách dùng

Hướng dẫn cách kích hoạt Facetime trên các thiết bị của Apple

Facetime là ứng dụng gọi thoại, gọi video miễn phí dành riêng cho các thiết bị của Apple qua internet (sử dụng Wifi hoặc 3G/4G). Vì là ứng dụng độc quyền của Apple nên chỉ có thể sử dụng Facetime và gọi Facetime đến

Đây là cách thay đổi tên và URL kênh YouTube của bạn

Nếu muốn đổi tên kênh YouTube của mình bằng 1 cái tên dễ nhớ và ấn tượng, thu hút người dùng subscribes, like và bình luận trên kênh YouTube của bạn. Tham khảo các bước thực hiện để thay đổi tên và URL kênh YouTube của

Cách tải App PC Covid: Ứng dụng chính thức tích hợp và thay thế các ứng dụng phòng chống Covid hiện nay

App PC Covid: Ứng dụng tích hợp và thay thế tất cả các ứng dụng phòng chống dịch do Bộ Y tế và Bộ Thông tin và truyền thông triển khai như: Bluezone, NCOVI, Tờ khai y tế, khai báo mã QR, quản lý xét nghiệm…

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Xiaomi Mi 8: Không có đối thủ trong cùng phân khúc

Có thể nói Mi 8 bắt chước rất nhiều điểm trên thiết kế của iPhone X và thực sự đã có lúc mình nhầm lẫn với cả iPhone X nếu không kịp nhận ra sau lưng Mi 8 là cảm biến vân tay. Mặc dù phần tai thỏ của máy được làm rất

Trên tay bo mạch chủ GIGABYTE H370 AORUS GAMING 3 và 4 điều bạn cần biết về thế hệ chipset H370

GIGABYTE H370 AORUS GAMING 3 là một trong số loạt bo mạch chủ sử dụng thế hệ chipset H370 mới nhất mà Intel vừa ra mắt, hướng đến đối tương là người dùng phổ thông không có nhu cầu ép xung. Thông qua sản phẩm này, mình

Nên mua Galaxy Z Fold3 5G, Z Flip3 5G màu gì vừa đẹp vừa sang lại không bị lỗi mốt?

Galaxy Z Fold3 5G và Galaxy Z Flip3 5G là bộ đôi smartphone màn hình gập mới nhất của Samsung. Năm nay, “ông lớn” Hàn Quốc đã bổ sung thêm nhiều màu mới trong bộ sưu tập hai thiết bị này. Chính điều này khiến nhiều