Thiệt hại "khủng" vì vi phạm dữ liệu

Thiệt hại kỷ lục


Nhóm Bảo mật của IBM đã công bố báo cáo toàn cầu về các thất thoát về chi phí do hành vi rò rỉ dữ liệu của doanh nghiệp, cụ thể, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) tham gia khảo sát đã thiệt hại trung bình 4,24 triệu USD chỉ riêng trong năm 2020, cao nhất trong 17 năm trở lại đây.


Dựa trên các phân tích chuyên sâu về các hành vi rò rỉ dữ liệu thời gian thực của hơn 500 tổ chức trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, báo cáo chỉ ra các lỗi an ninh mạng ngày càng khiến DN thất thoát nhiều hơn, và khó khăn trong việc khắc phục. Một trong những lí do là hầu hết các hoạt động vận hành của DN phải lập tức thay đổi để đối phó với đại dịch, điều này khiến cho chi phí cho các lỗi rò rỉ dữ liệu tăng 10% so với năm trước.


Thiệt hại "khủng" vì vi phạm dữ liệu


Năm 2020, các DN đã buộc phải nhanh chóng thích ứng với các phương pháp tiếp cận công nghệ trong thời kỳ bình thường mới, cụ thể nhiều công ty khuyến khích hoặc yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà và 60% các tổ chức ứng dụng sâu hơn các hoạt động dựa trên đám mây trong thời kỳ đại dịch, Báo cáo mới nhất này từ Nhóm Bảo mật của IBM cho thấy, bảo mật cũng có thể đã bị tụt hậu so với những thay đổi CNTT nhanh chóng, cản trở khả năng ứng phí của các tổ chức với các vi phạm dữ liệu.


Báo cáo về Chi phí vi phạm dữ liệu hàng năm, do Viện nghiên cứu Ponemon thực hiện khảo sát và được tài trợ và phân tích bởi Nhóm Bảo mật IBM, có các điểm đáng chú ý như sau:


Tác động do làm việc từ xa: Sự chuyển đổi nhanh chóng sang các hoạt động từ xa trong thời kỳ đại dịch đã dẫn đến những vi phạm dữ liệu tốn kém hơn. Các vụ vi phạm có yếu tố làm việc từ xa có chi phí trung bình cao hơn 1 triệu USD so với các công việc không có yếu tố này (4,96 triệu USD so với 3,89 triệu USD).


Các vi phạm dữ liệu trong ngành y tế tăng cao: Nhiều ngành nghề phải đối mặt với những thay đổi lớn trong thời kỳ đại dịch (chăm sóc sức khỏe (CSKH), bán lẻ, khách sạn, sản xuất và phân phối tiêu dùng), đồng nghĩa phải chịu mức tăng đáng kể về chi phí vi phạm dữ liệu so với năm ngoái. Cho đến nay, các vụ vi phạm trong lĩnh vực CSSK đạt mức cao nhất, tương đương 9,23 triệu USD cho mỗi sự cố, tăng 2 triệu USD so với năm trước.


Thông tin đăng nhập bị xâm phạm dẫn đến dữ liệu bị xâm phạm: Thông tin đăng nhập của người dùng bị đánh cắp là nguyên nhân phổ biến nhất của các vi phạm. Đồng thời, dữ liệu cá nhân của khách hàng (như tên, email, mật khẩu) là loại thông tin phổ biến nhất bị lộ trong các vụ vi phạm dữ liệu - chiếm 44% các vụ vi phạm. Sự kết hợp của các yếu tố này có thể gây ra hiệu ứng xoắn ốc, với việc vi phạm tên người dùng và mật khẩu đã cung cấp cho kẻ tấn công cơ hội vi phạm dữ liệu bổ sung trong tương lai.


Các phương pháp tiếp cận hiện đại giúp giảm chi phí: Việc áp dụng AI, phân tích bảo mật và mã hóa là ba yếu tố giảm thiểu hàng đầu đã được chứng minh để giảm chi phí vi phạm, tiết kiệm cho các công ty từ 1,25 triệu USD đến 1,49 triệu USD so với những tổ chức không sử dụng triệt để những công cụ này. 

Bên cạnh đó, các tổ chức đã triển khai phương pháp tiếp cận đám mây lai có chi phí vi phạm dữ liệu thấp hơn (3,61 triệu USD) so với những tổ chức chủ yếu sử dụng đám mây công cộng (4,8 triệu USD) hoặc chủ yếu là phương pháp đám mây riêng (4,55 triệu USD).



Ông Chris McCurdy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Nhóm Bảo mật IBM cho biết: 'Chi phí vi phạm dữ liệu cao hơn tạo ra một khoản chi phí bổ sung cho các DN do sự thay đổi công nghệ nhanh chóng trong đại dịch. Bên cạnh việc các chi phí vi phạm dữ liệu đạt mức cao kỷ lục trong năm qua, báo cáo cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực về tác động của các chiến lược bảo mật hiện đại như AI, tự động hóa và việc áp dụng chính sách tuyệt đối không tin tưởng - có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm chi phí thất thoát cho DN.'


DN tại Đông Nam Á mất khoản chi phí lên đến 2,64 triệu USD mỗi sự cố


Dựa trên phân tích chuyên sâu về các vụ vi phạm dữ liệu trong thế giới thực được tại 25 DN của Đông Nam Á (ASEAN) đặt tại Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cho thấy:


• Các vụ vi phạm dữ liệu hiện gây thiệt hại cho các công ty ở ASEAN trung bình là 2,64 triệu USD cho mỗi sự cố, thấp hơn mức trung bình toàn cầu là 4,24 triệu USD.


• Trên toàn cầu, nghiên cứu cho thấy rằng các sự cố an ninh trở nên tốn kém hơn và khó ngăn chặn hơn do sự thay đổi hoạt động mạnh mẽ trong đại dịch, nhưng ASEAN đã chứng kiến chi phí giảm khoảng 6% so với năm trước.


• Taị ASEAN, Top 3 ngành chịu chi phí vi phạm dữ liệu lớn nhất là tài chính (231 triệu USD), giao thông vận tải (178 triệu USD) và CNTT (172 triệu USD).


• Tại ASEAN, chi phí vi phạm cao hơn 430.000 USD so với mức trung bình tại các tổ chức chưa trải qua bất kỳ chuyển đổi kỹ thuật số nào do COVID-19.


• Các tổ chức trong ASEAN chưa triển khai/chưa bắt đầu chính sách tuyệt đối không tin tưởng có chi phí vi phạm dữ liệu trung bình là 2,29 triệu USD.


• Thời gian trung bình để phát hiện và ngăn chặn một vi phạm dữ liệu là 307 ngày (223 để phát hiện, 84 để ngăn chặn) - dài hơn 20 ngày so với báo cáo năm trước của ASEAN.


• So sánh ba cấp độ triển khai, 29% người được hỏi đã triển khai tự động hóa bảo mật hoàn toàn, so với 37% đã triển khai một phần và 34% chưa triển khai vào năm 2021 ở ASEAN.


• Ở ASEAN, một vụ vi phạm có tổng thời gian xử lý sự cố trên 200 ngày trị giá trung bình 3,09 triệu USD vào năm 2021, so với 2,19 triệu USD cho một vụ vi phạm có tổng thời gian xử lý sự cố dưới 200 ngày.


Sự ảnh hưởng của làm việc từ xa và chuyển đổi lên đám mây


20% DNp tham gia khảo sát cho biết làm việc từ xa là nguyên nhân dẫn tới vi phạm dữ liệu và các vi phạm này khiến trung bình DN thất thoát 4.96 triệu USD trong năm qua.



Các DN bị thất thoát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi lên đám mây cũng chịu thiệt hại cao gấp 18.8% so với mức trung bình. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, các tổ chức DN đã hoàn toàn 'lên mây' có khả năng khắc phục sự cố nhanh hơn so với các DN đang trong quá trình chuyển đổi, cụ thể là nhanh hơn trung bình 77 ngày.


Dữ liệu bảo mật của khách hàng lỏng lẻo cũng tiềm ẩn nguy cơ


Dữ liệu cá nhân bị đánh cắp nhiều nhất: 44% trong tổng số các vụ vi phạm là liên quan tới các dự liệu cá nhân, bao gồm tên, email, mật khẩu và cả dữ liệu y tế cá nhân.


Làm lộ dữ liệu cá nhân của khách hàng (Personal identifiable information - PII) có chi phí cao nhất, lên tới 180 USD cho mỗi thất thoát.


Lỗ hổng lớn nhất của các vụ thất thoát dữ liệu nằm ở chỗ khách hàng quá dễ dãi trong việc sử dụng lặp đi lặp lại tên đăng nhập và mật khẩu trên các ứng dụng khác nhau.


Các tác vụ khắc phục xâm phạm dữ liệu cá nhân cần tới 250 ngày để khắc phục hoàn toàn.


DN càng hiện đại hoá càng tiết kiệm chi phí vi phạm dữ liệu


Những DN đã nhanh chóng áp dụng chính sách tuyệt đối không tin tưởng chịu mức chi phí thất thoát dự liệu trung bình là 3,28 triệu USD, thấp hơn khoảng 1,76 triệu USD so với các DN chưa triển khai chính sách này.


Điểm sáng trong báo cáo năm nay là ngày càng nhiều các DN tích cực ứng dụng tự động hoá bảo mật so với những năm trước. Các DN đã hoàn toàn ứng dụng tự động hoá bảo mật chịu mức chi phí vi phạm dữ liệu trung bình là 2,9 triệu USD, trong khi các DN chưa tự động hoá bảo mật chịu mức phí khổng lồ lên tới 6,71 triệu USD./.


Các DN tổ chức có nhóm phản ứng sự cố chịu mức chi phí vi phạm dữ liệu trung bình là 3,25 triệu USD, trong khi các DN không xây dựng hoặc triển khai nhóm phản ứng sự cố gánh mức chi phí thất thoát dữ liệu lên tới 5,71 triệu USD./.

TIN LIÊN QUAN

52% tổ chức, doanh nghiệp chi trả tiền chuộc cho tấn công ransomware

Theo một cuộc khảo sát gần đây, khi các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền ransomware ngày càng thường xuyên, hơn một nửa số tổ chức được nhắm mục tiêu tại 7 thị trường lớn đã buộc phải chi trả tiền chuộc.

Sự sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp

Mỗi báo cáo sẽ nhìn nhận con đường chuyển đổi số Việt Nam dưới một góc nhìn khác nhau. Nhưng các con đường rồi cũng sẽ dẫn đến một điểm chung, đó là một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Các bước cơ bản đảm bảo an ninh trong quá trình chuyển đổi số hiện nay

Chuyển đổi số đang có những tác động đến cấu trúc cũng như cách thức hoạt động và cách thức tổ chức của doanh nghiệp. Cloud, IoT, Big Data và các vấn đề về tính di động đang tạo ra sự phát triển nhanh chóng của các mô hình, cơ sở hạ tầng và việc sử

Doanh nghiệp cần lưu ý gì để không chuyển đổi số thất bại sau đại dịch?

Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp DN chuyển đổi số CĐS, tăng tốc quá trình CĐS. Tuy nhiên, khi thế giới trở về bình thường mới, công cuộc CĐS sẽ diễn ra như thế nào và DN cần lưu ý gì

Ký kết điện tử sẽ là bước đệm cho quá trình CĐS trong tương lai

Với nhiều doanh nghiệp, việc ký kết điện tử không chỉ đảm bảo kinh doanh không gián đoạn mà sẽ là bước đệm cho quá trình chuyển đổi số CĐS trong tương lai. Ông Nguyễn Trí Anh, Tổng giám đốc MED GROUP khẳng định, chính ông là người yêu cầu phải áp

Tìm nút thắt để giải bài toán chuyển đổi số Việt Nam

Kỹ năng số của người dân, năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp và khả năng truy cập, chất lượng cũng như an ninh thông tin là những yếu tố quyết định liệu Việt Nam có thể bắt kịp và vượt các nước khác về chuyển đổi số.

FPT sẽ đưa ra giải pháp số hóa phù hợp cho Coca-Cola Việt Nam

Trong giai đoạn từ nay tới năm 2020, Tập đoàn FPT sẽ nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phù hợp cho Coca-Cola Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp này.

Cần nâng cao hiệu quả của chính phủ điện tử trong quản lý hành chính

Chính phủ điện tử là một trong những chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các tổ chức, các quốc gia trên thế giới. Liên Hợp Quốc cũng thực hiện xuất bản báo cáo thường niên 1 về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử

THỦ THUẬT HAY

Hạnh phúc đơn giản lắm, chỉ cần học cách quên và tha thứ thôi

'Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết. Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong

Đây là các cách để bạn hủy gói cước dịch vụ 4G của Viettel mới nhất

Ắt hẳn ai trong chúng ta ở đây đã ít nhất một lần vô cùng bực bội vì bị tự động gia hạn các gói cước 3G/4G của Viettel khi không còn nhu cầu sử dụng. Để tránh tình trạng này chúng ta phải hủy gói cước trước khi nó đến

Cách copy tất cả link trên Safari với iOS 15 để truy cập lại khi cần

Dùng Safari trên iPhone để duyệt web, có những lúc bạn mở rất nhiều tab khác nhau. Sau đây là cách copy tất cả link trên Safari với iOS 15 để truy cập lại khi cần nhé...

Hướng dẫn sử dụng chế độ “Dark Mode” hoàn thiện trên iOS 12

Chế độ Dark Mode thường sẽ thay đổi màu nền của các hoạt động hay ứng dụng sang màu tối để dễ theo dõi vào ban đêm và bảo vệ mắt người dùng. Trên hệ điều hành iOS, tính năng này có tên “Smart invert”. Chế độ này đã

Hướng dẫn kích hoạt bảo mật 2 lớp cho Apple ID

Xác thực 2 lớp là tầng bảo mật bổ sung được thiết kế để ngăn chặn truy cập trái phép vào tài khoản của bạn, đồng thời bảo vệ ảnh, tài liệu và các dữ liệu khác được lưu với Apple.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Sơ lược về Laptop Surface mới: Đáng để chờ đợi

Có ba điều mà hầu hết mọi người đã nghe về máy tính xách tay Surface. Trước tiên, trông rất giống MacBook Air. Thứ hai, nó có vải bao bọc. Thứ ba, nó chạy phiên bản hệ điều hành được gọi là Windows 10 S.

Đánh giá camera iPhone 7 Plus: chưa đến mức quá tốt

Giao diện ứng dụng camera của iPhone 7 Plus. Ưu nhược điểm Với một chiếc smartphone trang bị hai camera (chưa...