Việt Nam còn khoảng trống pháp lý về chuyển giao dữ liệu cá nhân ra khỏi biên giới

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới

Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) vừa tổ chức tọa đàm “Dòng dữ liệu xuyên biên giới và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế.

Theo ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Internet đã xâm nhập sâu rộng và thay đổi cơ bản cách chúng ta sống, làm việc; thay đổi cách kinh tế vận hành và thay đổi cả cách thức quản trị quốc gia.

Tại Việt Nam, kinh tế số là lĩnh vực kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong 5 năm qua. Từ quy mô 3 tỷ USD vào năm 2015, đến năm 2020, Kinh tế số đạt khoảng 14 tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên đạt 52 tỷ USD vào năm 2025.

Việt Nam còn khoảng trống pháp lý về chuyển giao dữ liệu cá nhân ra khỏi biên giới

Tọa đàm Dữ liệu xuyên biên giới và vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số, kinh tế số đặt ra những vấn đề lớn về an toàn, an ninh mạng trong đó có vấn đề dữ liệu cá nhân. Các vấn đề về “đánh cắp danh tính”, mạo danh, lừa đảo… đang ngày càng trở nên phổ biến gây những phiền phức không nhỏ đến cuộc sống từng cá nhân.

Ông Nguyễn Minh Hồng cho rằng, các dữ liệu cá nhân hiện nay đều được số hoá. Do đó, nếu thiếu đi những cơ chế bảo vệ thoả đáng, nguy cơ bị lạm dụng dữ liệu và mức độ nguy hiểm của nó tạo ra với mỗi cá nhân, với mỗi cộng đồng, quốc gia.

Khi dữ liệu cá nhân ở một quốc gia này có thể chuyển đến, lưu trữ ở các trung tâm dữ liệu tại một quốc gia khác. Hệ quả là, nếu dữ liệu cá nhân bị xâm hại, làm thế nào để một cơ quan thực thi pháp luật ở quốc gia bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của cá nhân khi vi phạm đó, về mặt kỹ thuật, xảy ra ở một quốc gia khác.

Tại tọa đàm, ông Jeff Paine, Giám đốc điều hành Liên minh Internet Châu Á cũng đã nhấn mạnh các lợi ích mà dòng dữ liệu xuyên biên giới mang lại cho phát triển thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nhận định bên cạnh cơ hội, dữ liệu xuyên biên giới cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức về chính sách như bảo vệ quyền riêng tư của mỗi cá nhân, khả năng thực thi quyền tài phán của quốc gia, an ninh mạng. ông Jeff Paine cho rằng, tìm ra một hướng đi thích hợp lúc này là điểm 'then chốt' trong tiến trình phát triển kinh tế số của Việt Nam.

Cân bằng giữa quyền riêng tư và tự do dữ liệu

Theo đánh giá của ITU, trong nhiều năm, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có lượng dữ liệu luân chuyển xuyên biên giới lớn nhất thế giới. Với một nền kinh tế có độ mở thương mại cao; tỷ lệ lớn người dùng tham gia hoạt động tích cực trên môi trường số toàn cầu, xu thế này phản ánh một cách tích cực tiềm năng và cơ hội của Việt Nam.

Ông Nguyễn Minh Hồng cho rằng, xu thế này kèm theo thách thức lớn làm sao bảo vệ được an toàn dữ liệu cho người dùng, bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người mà không làm tổn hại đến dòng chảy dữ liệu - vốn là huyết mạch của nền kinh tế số. Do vậy, bài toán chính sách là tìm một điểm cân bằng giữa trao đổi dữ liệu (gồm dữ liệu cá nhân và dữ liệu xuyên biên giới) và bảo vệ được an toàn để tạo lập niềm tin số của người dùng.

Bảo vệ dữ liệu trong dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới

Theo bà Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp), trên thực tế ở Việt Nam vẫn còn những khoảng trống pháp lý trong vấn đề chuyển giao dữ liệu cá nhân ra khỏi biên giới quốc gia. Cụ thể là chưa có một văn bản pháp luật nào quy định việc chuyển giao dữ liệu cá nhân khỏi biên giới quốc gia; quy định ẩn danh/phi danh tính hóa dữ liệu cá nhân khi chuyển giao…

Tại tọa đàm, nhiều đại diện quốc tế đã mang đến các kinh nghiệm cũng như góc nhìn trong xây dựng chính sách quản trị dữ liệu, đặc biệt là các dữ liệu cá nhân.

Theo bà Lori Roussey, Trưởng Bộ phận chính sách quyền riêng tư của Oxfam International, hoạt động của tổ chức thông qua áp dụng chính sách và thực hành quản trị dữ liệu có trách nhiệm, đạo đức, minh bạch, tôn trọng quyền dữ liệu của công dân, trong đó có các nhóm dễ bị tổn thương, tương thích với khung chính sách bảo vệ dữ liệu châu Âu.

Đại diện Oxfam cũng chia sẻ cần có cơ chế quản trị dữ liệu mang yếu tố nhân văn, đáp ứng nhu cầu và lợi ích các bên, có sự tham gia của chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi các nhóm yếu thế. Các biện pháp chính sách quản trị dữ liệu xuyên quốc gia cần đảm bảo quyền dữ liệu của công dân được thực thi công bằng, thúc đẩy sáng tạo, trách nhiệm giải trình và an ninh mạng.

Còn ở Việt Nam, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng IPS cũng khuyến nghị, Việt Nam nên đặt mục tiêu kép thúc đẩy được dòng chảy dữ liệu tự do để phục vụ phát triển kinh tế số, đồng thời đảm bảo được an toàn và quyền riêng tư dữ liệu cho người dùng.


Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn

TIN LIÊN QUAN

Việt Nam tăng trưởng cao nhất về luân chuyển dữ liệu xuyên biên giới

Theo IPS, giai đoạn 2001-2019, trong số 11 quốc gia có dòng dữ liệu xuyên biên giới lớn nhất, thì Việt Nam là quốc gia có mức độ tăng trưởng cao nhất với 230.000 lần, gấp khoảng 30 lần so với Trung Quốc tăng 7.500 lần. Các quốc gia châu Á khác cũng

Dư địa tăng trưởng của Việt Nam nằm ở kinh tế số

Dư địa phát triển của các cấu phần kinh tế số Internet và kinh tế số ngành đang còn khá lớn.

Dự thảo Luật An ninh mạng: Không thể bỗng dưng chặn dịch vụ internet

(TBKTSG Online) - Giả sử các công ty cung cấp dịch vụ internet như Google, Facebook, Amazon… không đồng ý đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hành xử như thế nào?

Ưu tiên ứng dụng CNTT trong phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030

Để hòa nhập cùng các bước tiến trong thời đại mới, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn là vấn đề trọng tâm của đất nước. Dựa trên tình hình thực tại, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chính sách phù

Việt Nam đạt thành tích tốt nhất từ trước đến nay về phát triển kinh tế số

Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế số, coi đây là bước “đột phá” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

ASEAN hướng tới một không gian mạng tự cường

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động, cần thúc đẩy nhanh quá trình số hóa và nền kinh tế số trong khu vực, quá trình này cần được bảo vệ bởi một hệ thống mạng Internet an toàn, bảo mật cao.

Bảo mật giao dịch điện tử và ứng dụng di động trong nền kinh tế số

Sự bùng nổ của những công nghệ 4.0 đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu số, công cụ số vào trong môi trường làm việc và hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước hình thành nền kinh tế số.

Sổ tay thành phố thông minh Việt Nam: Tài liệu phục vụ tăng trưởng cho các đô thị

Ấn phẩm nhằm cung cấp thông tin thị trường, tăng các cơ hội hợp tác kinh doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực đô thị thông minh, thành phố thông minh ĐTTM/TPTM và chia sẻ những thực tiễn, kinh nghiệm phát triển, vận hành hiệu quả ĐTTM/TPTM tại Vương

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn bảo mật Gmail toàn diện

Làm sao để bảo vệ tài khoản Gmail an toàn trước tình hình tội phạm và an ninh mạng ngày càng tồi tệ? Hãy làm theo những hướng dẫn trong bài viết này để bảo mật Gmail toàn diện bạn nhé.

Cách chuyển dữ liệu từ iPhone cũ sang iPhone mới(iPhone X, iPhone 8, iPhone 7 )

Cách chuyển tất cả dữ liệu từ iPhone cũ sang iPhone mới hết sức đơn giản, tất cả là nhờ iCloud và iTunes. Đây là hướng dẫn chuyển dữ liệu từ iPhone cũ sang iPhone mới như iPhone X, iPhone 8/8 Plus, 6S/6S Plus, iPhone

Cách tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội trực tuyến

Giờ đây, chỉ cần có kết nối mạng Internet bạn có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), quá trình tham gia BHXH trực tuyến vô cùng nhanh chóng, mà không phải tốn công lên cơ quan BHXH như trước đây nữa.

Cách tạo file bat giúp xử lý lỗi 100% Disk Usage trên Windows 10

Bạn đang sử dụng Windows 10 và thường xuyên rơi vào tình trạng 100% Disk Usage? Hôm nay, TCN sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo file bat giúp xử lý lỗi 100% Disk Usage trên Windows 10.

Hướng dẫn đăng nhập Cốc Cốc Map trên điện thoại

Hiện nay có rất nhiều các phần mềm bản đồ để người dùng có thể sử dụng và phục vụ cho nhu cầu tìm địa điểm khác nhau trên Việt Nam, Cốc Cốc Map hay còn gọi là Nhà Nhà, là một ứng dụng hỗ trợ hoàn phù hợp với nhu cầu

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá máy tính bảng Kingcom Piphone Pluto: thiết kể đơn giản, hiệu năng đủ dùng

Kingcom Piphone Pluto là mẫu máy tính bảng chạy vi xử lý Intel SoFIA và có khả năng hỗ trợ nghe gọi, đàm thoại như những smartphone thông thường.

Tầm 7 triệu mua điện thoại nào cấu hình mạnh, thiết kế đẹp?

Nếu bạn đang có ý định mua một chiếc điện thoại ngoại hình bắt mắt cùng cấu hình mạnh mẽ trong tầm giá 7 triệu thì không nên bỏ qua bài viết bên ...

Xe Mazda 6 2016 – Dòng sedan mang phong cách thể thao với giá dưới 1 tỷ đồng.

Thiết kế KODO mang lại những kiểu dáng quyến rũ tựa như của một con mãnh thú đang phóng về phía trước. KODO được áp dụng cho dòng Mazda 6 nên mẫu xe sedan phân khúc D này mang phong cách thể thao, năng động.