Chip gián điệp Trung Quốc được tìm thấy trong phần cứng của Apple, Amazon

Bloomberg cho biết con chip gián điệp này cho phép Trung Quốc xem thông tin mạng của một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, Apple, Amazon và Super Micro bác bỏ mạnh mẽ bài báo này của hãng tin tài chính.

Chip gián điệp Trung Quốc được tìm thấy trong phần cứng của Apple, Amazon

Bài báo trên tạp chí Business Week của Bloomberg

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, thiết bị trung tâm dữ liệu của Amazon Web Services (AWS) và Apple có thể là đối tượng bị theo dõi của chính phủ Trung Quốc thông qua con chip siêu nhỏ được cài vào trong quá trình sản xuất. Con chip có kích thước không lớn hơn hạt gạo, ẩn mình trong bảng mạch chính của máy chủ và không thuộc thiết kế gốc.

Một quan chức tiết lộ điều tra viên phát hiện con chip ảnh hưởng đến gần 30 công ty, bao gồm một ngân hàng lớn, các nhà thầu chính phủ và Apple, hãng công nghệ giá trị nhất thế giới. Apple từng là khách hàng quan trọng của Super Micro, một công ty máy chủ của Trung Quốc.

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, thiết bị trung tâm dữ liệu của Amazon Web Services (AWS) và Apple có thể là đối tượng bị theo dõi của chính phủ Trung Quốc thông qua con chip siêu nhỏ được cài vào trong quá trình sản xuất. Con chip có kích thước không lớn hơn hạt gạo, ẩn mình trong bảng mạch chính của máy chủ và không thuộc thiết kế gốc.

Con chip được Bloomberg nhắc đến là đối tượng của cuộc điều tra tối mật được chính phủ Mỹ khởi xướng từ năm 2015. Nó được dùng để thu thập bí mật thương mại và tài sản sở hữu trí tuệ từ các công ty Mỹ và có thể đã Super Micro cấy vào trong khi lắp ráp máy móc dùng trong trung tâm. 

Đồ họa cho thấy vị trí của con chip tí hon trong bảng mạch chính của máy chủ

Apple, AWS và Super Micro phủ nhận bài báo. Apple nói không tìm thấy con chip được cấy như lời của Bloomberg. Super Micro cũng bác bỏ việc họ cấy con chip trong quá trình sản xuất.

Trong một tuyên bố, Apple bày tỏ “sự thất vọng sâu sắc” khi trong quá trình trao đổi, các phóng viên của Bloomberg không cởi mở về khả năng họ hoặc nguồn tin của họ có thể sai hoặc bị nhầm lẫn thông tin.

“Chúng tôi đoán rằng họ đang nhầm lẫn câu chuyện của mình với một sự cố năm 2016 trong đó chúng tôi phát hiện một driver bị ảnh hưởng trong một máy chủ đơn của Super Micro tại 1 trong các phòng thí nghiệm. 

Ảnh minh hoạ cho thấy kích thước bé nhỏ của con chip gián điệp (khoanh trắng) bên trong một bảng mạch. Ảnh: Bloomberg.

Sự kiện ấy được xác định là tai nạn và không phải cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào Apple”. AWS khẳng định “không tìm thấy bằng chứng” về con chip độc hại hay có sự can thiệp về phần cứng.

Vẫn theo Bloomberg, vấn đề được phát hiện năm 2015 và được xác nhận bởi các điều tra viên độc lập được các nhà cung cấp đám mây thuê. Máy chủ Super Micro bị Apple loại bỏ vào năm này và hãng cũng cắt đứt quan hệ với Super Micro năm 2016.

Cuộc điều tra tiếp theo liên quan đến các tổ chức chính phủ được thực hiện. Apple và AWS phủ nhận những động thái đối với Super Micro có liên hệ đến lo ngại về con chip gián điệp. Không có dữ liệu người dùng nào bị đánh cắp.

Trung Quốc từ lâu luôn bị nghi ngờ – nhưng hiếm khi bị chỉ đích danh – trong các chiến dịch gián điệp dựa trên phần cứng sản xuất tại đây.

Phần lớn các linh kiện điện tử dùng trong công nghệ Mỹ đều sản xuất ở Trung Quốc. Các hãng như Huawei, ZTE hay nhà sản xuất camera giám sát Hikvision đều bị ảnh hưởng không ít và bị chính phủ Mỹ giám sát chặt chẽ trong năm qua. 

Đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ cũng là một trong những lập luận cốt lõi dẫn đến hạn chế thương mại khắc nghiệt đối với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Bloomberg miêu tả toàn bộ quá trình cấy chip gián điệp như sau:

1. Một đơn vị quân đội Trung Quốc thiết kế và sản xuất các con chip siêu nhỏ, tương đương đầu bút chì vót nhọn. Chúng kết hợp bộ nhớ, khả năng kết nối mạng và sức mạnh xử lý hiệu quả cho một cuộc tấn công.

2. Microchip được đưa vào nhà máy Trung Quốc cung ứng cho Super Micro, một trong những người bán bảng mạch chính máy chủ lớn nhất thế giới.

3. Các bảng mạch chính này sau đó được đưa vào máy chủ do Super Micro lắp ráp.

4. Các máy chủ này được đưa vào sử dụng trong các trung tâm dữ liệu của nhiều công ty.

5. Khi máy chủ được cài đặt và bật lên, microchip thay đổi nhân của hệ điều hành để nó chấp nhận sự điều chỉnh. Con chip cũng có thể liên hệ đến máy tính được điều khiển bởi kẻ tấn công để tìm kiếm các đoạn mã và chỉ thị khác.

Theo Bloomberg, CNBC

TIN LIÊN QUAN

Facebook và Apple xác nhận đã tìm thấy phần mềm độc hại Trung Quốc trong máy chủ của họ

Dù mới phủ nhận thông tin bị “hack” trong phản hồi trước đó, cả Facebook và Apple giờ đây lại xác nhận họ đã tìm thấy phần mềm độc hại (malware) trong máy chủ của họ được cung cấp bởi Supermicro.

Apple gửi thư đến Quốc hội phủ định thông tin bị gắn chip nội gián

Reuter cho biết họ đã nhận được một bức thư mà Apple đã gửi đến Ủy ban Thương Mại của Thượng Viện Mỹ lẫn Nhà Trắng Mỹ. Bức thư được viết bởi George Stathakopoulos - phó chủ tịch an toàn thông tin Apple. Trong bức thư được viết, ông nói rằng: 'Các

Apple sẽ bỏ chip Intel tự xài CPU của riêng mình cho máy Mac từ năm 2020?

Theo Bloomberg, sớm nhất là vào năm 2020 Apple sẽ không còn sử dụng CPU Intel cho các máy Mac của mình, thay vào đó họ sẽ dùng chip 'nhà trồng'. Dự định này đã bắt đầu từ lâu, nghe đồn cũng nhiều nhưng giờ mới được một trang lớn như Bloomberg khẳng

Chip xử lý A12 dựa trên tiến trình 7nm đã bắt đầu sản xuất cho iPhone 2018

Bloomberg cho biết chip A12 của Apple sẽ được xây dựng trên tiến trình 7nm nên sẽ nhỏ hơn, nhưng đem lại hiệu năng cao hơn đồng thời tiết kiệm điện hơn so với chip A11 Bionic trên tiến trình 12nm được tìm thấy trên iPhone 8 và iPhone X. Và khi thế

Apple sẽ tự làm chip cho các sản phẩm của mình

Hơn nữa, cuối năm nay Apple cũng sẽ tung ra thị trường một chiếc iPad mới. Thông tin chi tiết về thiết bị hiện chưa được tiết lộ vì chiếc iPad này được nhắc đến ngắn gọn thông qua một bài viết về chip của Apple.

Tuần tới Apple sẽ ra mắt loa Siri - âm ấn tượng?

Theo Bloomberg, Apple có thể sẽ ra mắt một chiếc loa tích hợp Siri vào sự kiện WWDC 2017 vào đầu tuần sau nhưng phải tới cuối năm nó mới bắt đầu giao hàng. Chiếc loa này là sản phẩm cạnh tranh với Amazon Echo và Google Home, nó có khả năng tích hợp

Qualcomm đề nghị cấm Apple nhập khẩu các thiết bị sử dụng chip và modem của Intel về Mỹ

Qualcomm đang đề nghị toà ra quyết định cấm Apple nhập khẩu các thiết bị sử dụng chip và modem của Intel về Mỹ. Và khách hàng tại Mỹ đang không thích điều này.

THỦ THUẬT HAY

Cách tải và cài đặt Windows Media Player 12 trên Windows 10

Một số phiên bản Windows 10 không có Windows Media Player được cài đặt sẵn. Nếu bạn đang thiếu tiện ích Windows cổ điển này, bài viết sau sẽ chỉ cho bạn cách lấy lại nó một cách nhanh chóng và miễn phí. Bài viết cũng

Một số giải pháp khôi phục Bookmark và lịch sử duyệt web đã bị xóa

Những bookmark quan trọng đã bị mất khi bạn xóa lịch sử duyệt web trên Chrome, hoặc cập nhật lên phiên bản mới, phải làm sao bây giờ?

Hướng dẫn tùy biến trình quay số trên iPhone theo phong cách tinh tế, đẹp mắt

Nếu bạn đã cảm thấy quá nhàm chán với giao diện mặc định của trình quay số trên iPhone, chúng ta vẫn có thể tùy biến lại theo phong cách thiết kế tinh tế và đẹp mắt hơn bằng tweak StripNumberPad. Tuy nhiên, yêu cầu sử

32 phím tắt Facebook giúp bạn thao tác nhanh hơn

Với những phím tắt này, bạn có thể thao tác mọi thứ với Facebook cực kỳ nhanh mà không cần phải sử dụng tới chuột. Giả sử nếu thích một Status nào đó, bạn chỉ cần nhấn phím 'L' để 'Like' hoặc phím 'C' để 'Comment'. Tùy

Thủ thuật tạo bản sao văn bản cho người nhận khi chia sẻ file Google Drive

Chỉ cần một lần dùng thử thủ thuật này, bạn sẽ nhận ra lợi ích tuyệt vời của nó khi chia sẻ tập tin cùng đồng nghiệp và bạn bè qua Google Drive.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh sự khác biệt về thiết kế và chất âm của đôi loa Edifier R980T và Edifier R1280T

Bàn về thiết kế, nhờ sử dụng tông màu vàng đậm vân gỗ cho 2 mặt của thùng loa kết hợp với màu xám nhạt của màng vải bảo vệ và 4 mặt gỗ còn lại, loa nghe nhạc Edifier R1280T trông sang trọng và nổi bật hơn hẳn so với

Suzuki Ertiga - Đơn giản, rộng rãi và bền bỉ

Là xe Nhật nhập khẩu nguyên chiếc nhưng Suzuki Ertiga có giá bán chỉ từ 639 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với đối thủ cùng phân khúc. Nhờ mức giá hợp lý và công nghệ tiết kiệm...

Đánh giá sức mạnh của Snapdragon 8+ Gen 1 trên Xiaomi

Thời gian trước khi Snapdragon 8 Gen 1 ra mắt đã gây thất vọng trong hầu hết các bài thử nghiệm do điều chỉnh quá nặng, hiệu suất kém và nhiệt kém. Chính vì thế NSX Qualcomm đã có sự điều chỉnh nâng cấp và hoàn thiện