Ông đã đặt mua chiếc tai nghe này và chờ đợi, nhưng thời gian giao hàng dự kiến đã trôi qua mà ông vẫn chưa nhận được món hàng. Thế là ông gọi tới số dịch vụ khách hàng trên trang web của cửa hàng này, nhưng số điện thoại đó không thể liên lạc được.
Kết quả ông không nhận được chiếc tai nghe bluetooth đã đặt mua và còn bị mất một khoản tiền.
Trên thực tế, người bán này không hề ở Mỹ như thông tin trên trang web của họ. Google Shopping đã kết nối người mua (nhà điều hành của Google) từ khoảng cách 8000 dặm với một người bán không có thật ở Việt Nam. Người bán hàng giả mạo này đã sử dụng thông tin thẻ tín dụng của nhân viên Google này mà không hề có ý định gửi chiếc tai nghe Bluetooth cho ông.
Thế là nhà điều hành của Google đã cùng với đồng nghiệp của mình mở ra một cuộc điều tra về mưu đồ lừa đảo trên.
Tuy nhiên, thay vì đơn giản cấm người bán giả mạo kia đưa sản phẩm mới lên trang web, nhóm phụ trách bộ phận an ninh của Google Shopping đã bắt đầu dò xét trên quy mô toàn cầu, và phát hiện ra 5000 tài khoản người bán có liên quan tới một kế hoạch rất tinh vi để lừa gạt người dùng.
Saikat Mitra, Giám đốc phụ trách vấn đề tin tưởng và an toàn của Google Shopping nói với CNBC: “Tôi nghĩ chúng tôi đã bắt quả tang ngay khi họ dự tính mở rộng quy mô”.
Câu chuyện trên cũng thể hiện phần nào về cuộc chiến không có hồi kết của Google chống lại mưu đồ lừa đảo người dùng, một cuộc chiến đòi hỏi các kỹ sư và các công cụ học máy của họ trở nên tinh vi hơn rất nhiều.
Ngoài ra, ví dụ thực tế trên còn minh họa cho các rủi ro mà người tiêu dùng phải đối mặt, họ đang cố gắng thuyết phục người dùng sử dụng dịch vụ của mình thay vì Amazon, và cố gắng hòa mình vào tương lai của thương mại điện tử.
Hơn nữa, Google Shopping trông có vẻ giống với một nơi mua bán (marketplace) nhưng thực tế thì không phải vậy. Amazon và eBay vận hành các nền tảng mua sắm kết nối người bán với người mua, và cung cấp các biện pháp bảo vệ như đảm bảo hoàn tiền cho người tiêu dùng.
Trong khi đó, Google thì lại cho phép người mua sắm vào trực tiếp trang web của cửa hàng bằng cách nhấn chuột vào một món hàng nào đó (tức không phải mua sắm trên trang web Google), và do đó không có khả năng nhận thấy được những gì sẽ diễn ra sau giao dịch.
Chưa hết, Google cũng không chịu trách nhiệm về các mưu đồ lừa đảo. Nếu bạn đặt một thứ gì đó từ trang web sơ sài mà bạn tìm thấy thông qua Google Shopping và không thanh toán dịch vụ như PayPal (vốn có quy trình kiểm tra gian lận rất nghiêm ngặt) thì có khả năng là bạn sẽ mất tiền.
Cũng như công cụ tìm kiếm nổi tiếng của Google, Google Shopping chỉ là trang web quảng cáo mà thôi. Nếu bạn muốn mua một chiếc camera mới, một đôi giày Comme des Garcons hoặc một chiếc ba lô và bạn tìm kiếm trên Google thì bạn sẽ bắt gặp một danh sách dài các quảng cáo.
Và nếu bạn nhấn vào tab “Shopping” của Google, thì bạn sẽ được hướng thẳng tới một trang web chuyên hơn về mua sắm, nơi bạn có thể tìm kiếm sản phẩm bằng giá, màu sắc hoặc kích cỡ.
Có thể bạn không để ý cái nhãn bé xíu “Sponsored” ở góc của trang web, thì bạn chắc cũng không nhận ra những sản phẩm trên trang này đều được đăng dưới dạng quảng cáo.
Mô hình này giúp Google trở thành nhà cung cấp quảng cáo trực tuyến có lợi nhuận cao, tránh xa quy trình quản lý hàng tồn kho, kiểm soát logistics và mạng lưới vận chuyển đầy tốn kém. (Google cũng có một sản phẩm chuyên dành cho mua sắm có tên Express, chỉ hợp tác với những nhà bán lẻ nhất định và có đảm bảo cho việc mua sắm).
Thương mại điện tử là một thị trường Google không được phép đánh mất, công ty Merkel cho biết: Trong quý 1/2018, các khách hàng của họ đã gia tăng chi tiêu trên Google Shopping thêm 40% so với cùng kỳ năm trước, và số lần hiển thị quảng cáo trên trang web Google Shopping tăng vọt 47%.
Với việc không sở hữu và vận hành một nền tảng mua sắm, Google ít kiểm soát về vấn đề ai là người lập ra cửa hàng. Để một doanh nghiệp tạo quảng cáo trên Google Shopping, họ phải tuân theo vài chính sách được lập ra để bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng.
Thế nhưng, câu chuyện tai nghe Bluetooth ở trên vẫn còn khả năng cho những kẻ lừa đảo lợi dụng sự lỏng lẻo của hệ thống Google để đánh lừa người tiêu dùng.
Tech Funny