Trong 10 tháng đầu tiên của năm 2017, 'gã khổng lồ' của Hàn Quốc cũng đã mang về cho mình 30% trên tổng số 11 triệu chiếc smartphone được bán ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Hiện tại người dùng smartphone Samsung đang tập trung phần nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội & TP.HCM. Vì vậy để mở rộng sự ảnh hưởng, Samsung đang nhắm tới vùng quê hay nông thôn, nơi mà các đối thủ như Oppo, Xiaomi hay Huawei đã thiết lập một sự ảnh hưởng không nhỏ ở các khu vực này.
Và để làm được điều đó, Samsung sẽ phải thay đổi chiến thuật marketing của họ nếu muốn tăng cường sự hiện diện ở vùng quê nước ta. Ông Trần Tuấn Thông, đại diện từ phía Samsung chia sẻ với Nikkei Asian Review: 'Mục tiêu quan trọng nhất của Samsung là duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường, và các vùng nông thôn, vùng quê của Việt Nam sẽ là mục tiêu trọng yếu của chúng tôi trong những năm sắp tới'.
Mặc dù smartphone giờ đây gần như đá tràn vào thị trường Việt ở mọi phân khúc, nhưng mỗi năm vẫn có đến khoảng 10 triệu chiếc feature phone (điện thoại cơ bản) vẫn được bán ở Việt Nam.
Vì vậy mục tiêu trước mắt của Samsung là thuyết phục được những khách hàng đang sử dụng điện thoại cơ bản chuyển lên sở hữu smartphone.
Bên cạnh đó, tuy Việt Nam đang có khoảng 50 triệu người có smartphone nhưng Nikkei nhận định rằng cơ hội vẫn còn nhiều ở các vùng quê. Và thực tế thông qua báo cáo từ Nielsen thì điều này hoàn toàn đúng vì còn tới 32% người dân tại nông thôn Việt Nam chưa có smartphone.
Để hiện thực hóa được mục tiêu đó, Samsung đã có dự định riêng của họ. Cụ thể, hãng smartphone này sẽ hợp tác với các nhà mạng như Mobifone hay Viettel để bán điện thoại với giá rẻ hơn.
Người dùng chỉ cần trả trước một khoản hoặc ký quỹ với nhà mạng, sau đó mỗi tháng trả tiền cước đúng hạn là sẽ có smartphone Samsung để dùng. Điều này đã quen thuộc với các nước phát triển như Mỹ, nhưng ở Việt Nam nó vẫn còn mới mẻ.
Ngoài ra hãng kỳ vọng sẽ tăng được số bán ở phân khúc smartphone giá rẻ từ 130 đến 220 USD. Sự kỳ vọng này hoàn toàn có cơ sở vì những mẫu smartphone giá rẻ của Samsung như J2 Prime hay J3 LTE liên tục lọt TOP smartphone bán chạy của Thế Giới Di Động trong năm vừa qua.
Thâu thóm thị trường vùng quê VN: Không dễ
Ở thời điểm này, gần như chỉ có mình Samsung là hãng smartphone 'đơn độc' trong việc hợp tác bán máy dưới dạng khóa mạng. Đây là điều dễ hiểu vì loại hình này mang lại nhiều rủi ro, người dùng có thể tìm cách phá hợp đồng hoặc bẻ khóa thiết bị để không cần đóng cước mà vẫn sử dụng được máy.Hơn nữa người dùng giờ đây có thể mua nhiều model trả góp 0%, trả trước một khoảng chỉ từ 10 đến 30% giá trị máy mà không cần tham gia ký quỹ ban đầu nên hình thức bán qua nhà mạng cũng sẽ gặp khó khăn.
Khi so với việc mua máy qua nhà mạng, cách mua 0% đơn giản, dễ gần hơn nên sẽ làm người dùng thích cách trả góp 0% ngay tại các siêu thị hơn. Vì vậy việc bán máy qua nhà mạng có phải là nhân tố chính yếu giúp Samsung tăng doanh số hay không vẫn còn là dấu hỏi.
Thêm vào đó, không chỉ có mỗi OPPO, Xiaomi hay Huawei mới nhắm đến thị trường vùng quê, nông thôn. Không ít các hãng smartphone Trung Quốc đã nhăm nhe đến những nơi này vì họ cũng như Samsung, thấy cơ hội vẫn còn rất nhiều.
Mới đây nhất chính là IVVI, một hãng còn khá lạ nhưng đã có tham vọng đánh mạnh vào vùng quê để đi lên chứ không tập trung quá mạnh cho khu vực thành thị.
Kết
Theo mình điều Samsung cần chính là thiết lập giá bán tốt so với cấu hình của sản phẩm. Nhiều hãng smartphone Trung Quốc đã áp dụng phương thức này và thành công mà không cần PR nhiều.
Đối với một hãng đã có thương hiệu như Samsung, họ hoàn toàn có thể thực hiện chiến lược này, qua đó giúp 'nhà Sam' sẽ dễ chinh phục người dùng từ nông thôn cho đến thành thị hơn trong thời gian tới.
Tech Funny