Cáp quang biển liên tục gặp sự cố: Chưa có công nghệ kết nối hiệu quả

Liên tục trong những năm gần đây, các tuyến cáp quang biển liên tục xảy ra sự cố, đứt cáp với tần suất dày đặc gây ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong nước.

Cáp quang biển liên tục gặp sự cố: Chưa có công nghệ kết nối hiệu quả

Sửa chữa cáp quang dưới biển.

Chỉ tính riêng trong năm 2017, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia-America Gateway) gặp sự cố 5 lần liên tiếp lần lượt xảy ra vào các ngày: 8-1 (rò nguồn điện ở vùng biển Vũng Tàu); ngày 18-2 (đứt trên nhánh cáp hướng đi Hồng Kông - Trung Quốc); ngày 27-8 (đứt tại ba vị trí do ảnh hưởng của bão trên biển); 12-10 (sập nguồn mất liên lạc với trạm cập bờ tại Hồng Kông - Trung Quốc); ngày 7-11 (rò nguồn cách trạm cập bờ Vũng Tàu 35km).

Cũng trong năm 2017, tuyến cáp quang biển IA (Intra-Asia, còn gọi là Liên Á) có tới 4 lần xảy ra sự cố, lần lượt vào các ngày: 10-1 (bị đứt tại vị trí gần Hồng Kông - Trung Quốc); 11-1 (bị sụt nguồn tại vị trí gần Singapore); 4-3 (cáp bị lỗi gần phân đoạn tại Singapore) và 27-8 (bị đứt cách trạm cập bờ Hồng Kông - Trung Quốc 54km). Tại Việt Nam, IA cập bờ tại Vũng Tàu.

Tiếp đó là tuyến cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway) cũng bị sự cố 2 lần trong năm 2017. Tuyến cáp quang biển SMW-3 (SE-ME-WE 3) - tuyến duy nhất kết nối từ Châu Á, qua Ấn Độ sang Châu Âu - bị đứt ngày 10-10 tại bờ biển Đà Nẵng. Tuy nhiên, do vị trí đặt cáp khu vực này sâu lại ở vùng biển sóng lớn, nên phải đến giữa tháng 12-2017 mới được khôi phục 100% dung lượng.

Khi xảy ra sự cố, các nhà cung cấp trong nước đều cho biết đã sẵn sàng xử lý các phương án định tuyến lưu lượng sang các hướng cáp khác đang hoạt động ổn định, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Song có một thực tế, các tuyến cáp quang biển liên tục bị đứt hoặc sự cố, có những tuyến có thời điểm trùng nhau như AAG bị sự cố ngày 8-1-2017, IA bị sự cố vào các ngày 10, 11-1-2017; AAG và IA cũng bị đứt cáp ngày 27-8-2017, khiến chất lượng cung cấp dịch vụ internet bị ảnh hưởng.

Lý giải về nguyên nhân các tuyến cáp quang biển hay gặp sự cố, lãnh đạo Tập đoàn VNPT cho biết, các điểm nối đều nằm ở các vị trí cập bờ tại những điểm được coi là trung tâm (hub) hàng hải quốc tế và khu vực như Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore; các vị trí cập bờ tại Việt Nam ở Vũng Tàu, Đà Nẵng. Đây lại là những khu vực cảng biển quan trọng có lượng tàu thuyền, đặc biệt là tàu trọng tải lớn qua lại nên mỗi khi nhổ neo, dễ gây ảnh hưởng đến cáp quang biển.

Ngoài ra, do nằm dưới biển, nên các tuyến cáp quang còn chịu những biến động bất khả kháng từ dưới lòng đất, đại dương. Một ý kiến khác của lãnh đạo Tập đoàn Viettel cho rằng, nguyên nhân khiến cáp quang biển AAG hay bị đứt còn có thể do lỗi thiết kế.

Mặc dù vậy, kết nối bằng các tuyến cáp quang biển vẫn là phương án hiệu quả nhất và chủ yếu cho đến nay trên thế giới (ước tính truyền tải thông tin qua vệ tinh chỉ chiếm 1% lưu lượng trên toàn cầu). Vì so với đầu tư cho vệ tinh (vô tuyến) thì đầu tư cho cáp quang biển (hữu tuyến) có giá thành thấp hơn. Có thể so sánh, một suất đầu tư cho một quả vệ tinh lên tới hàng trăm triệu USD chưa kể chi phí cho vận hành, bảo dưỡng (VNPT đầu tư để phóng hai quả vệ tinh viễn thông VINASAT-1 và 2 là 200-300 triệu USD mỗi quả), trong khi chi phí cho một suất đầu tư cáp quang biển là vài chục triệu USD (ví dụ Viettel đầu tư 50 triệu USD cho tuyến AAE-1, VNPT đầu tư 44 triệu USD cho tuyến APG…).

Đặc biệt, quả vệ tinh đầu tư lớn nhưng sở hữu dung lượng lại không nhiều (khoảng 1GB), còn đầu tư mỗi tuyến cáp quang, nhà mạng sở hữu với dung lượng từ lớn đến rất lớn lên tới 2,5Tbps. Thêm nữa, công nghệ vô tuyến lại chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu tác động khiến chất lượng có thể bị suy giảm, còn cáp quang biển sử dụng ổn định hơn. Tất nhiên, mỗi công nghệ có đặc thù riêng, song đến nay, đầu tư cho cáp quang biển để kết nối internet Việt Nam với thế giới vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

TIN LIÊN QUAN

Xác định vị trí sự cố của hai tuyến cáp quang biển Liên Á và AAG

​Chia sẻ với phóng viên VietnamPlus, đại diện Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sáng 28/8 xác nhận vào lúc 14 giờ 23 phút và 14 giờ 49 phút ngày hôm qua (27/8), hai tuyến cáp quang biển là Liên Á (IA) và Asia America Gateway (AAG) cùng xuất

AAG sửa chưa xong, cáp quang IA lại gặp sự cố

Cáp quang biển Liên Á (Intra - Asia) bị đứt tại vị trí gần Hong Kong gây khó khăn cho việc truy cập Internet từ Việt Nam ra nước ngoài.

Cáp quang biển AAG sửa lâu hơn dự kiến

Trong năm 2016, đã có bốn lần tuyến cáp quang biển AAG gặp trục trặc và phải tiến hành bảo trì, vào các tháng 3, 6, 8 và tháng 9.

Cáp quang biển quốc tế AAG bị dò nguồn cách trạm cập bờ Vũng Tàu 35,89 km

Trong thông tin mới nhất từ nhà mạng Viettel, sự cố xảy ra sáng7/11/2017 đã được xác định là do dò nguồn (lỗi shun fault) giữa trạm cập bờ VTU và BU4, cách trạm cập bờ Vũng Tàu (VTU) khoảng 35,89 km.

Ngày 7/1 sẽ hoàn tất sửa chữa tuyến cáp quang biển APG

Thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho hay, tuyến cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway - APG) dự kiến sẽ được sửa chữa vào ngày 6-7/1.

Chi tiết lịch sửa tuyến cáp AAG nối Internet Việt Nam đi quốc tế

Thông tin mới nhất từ Trung tâm điều hành cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway (AAG) cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam (ISP) vào sáng 5/9 cho biết, tới 24/9, tuyến cáp này mới kết thúc quá trình .

Lịch sửa chữa cáp quang biển quốc AAG chậm lại do mưa bão?

Tin từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chiều 15/9 cho hay, tiến độ sửa chữa trên tuyến cáp quang biển Asia America Gateway (AAG) có thể chậm hơn so với dự kiến bởi ảnh hưởng mưa bão.

Cáp quang biển lại đứt, internet Việt Nam bị ảnh hưởng lớn

Theo tin từ Viettel và VNPT cho biết, tuyến cáp quang biển AAG lại gặp sự cố vào lúc 17h39’ ngày hôm qua 2-8. Vị trí cáp đứt cách trạm cập bờ South Lantau của Hong Kong khoảng 90 km. Sự cố đứt tuyến cáp quang biển AAG khiến internet đi quốc tế của

THỦ THUẬT HAY

Mẹo thay đổi giao diện iOS 6 mà không cần phải Jailbreak

Không giống như hệ điều hành Android, nền tảng iOS của Apple rất khó để có thể tinh chỉnh giao diện mặc định. Nhưng chúng ta vẫn có những cách để tùy biến được giao diện iPhone mà không cần phải Jailbreak.

Hướng dẫn cách khôi phục mật khẩu Gmail nhanh nhất

Gmail,một trong những ứng dụng dịch vụ email được nhiều người sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, ngoài việc phục vụ trao đổi thông tin tài liệu mà còn được dùng làm địa chỉ đăng ký vào nhiều trang web, diễn đàn, Facebook.

Quay phim màn hình Mac với QuickTime Player: có sẵn, miễn phí, ghi được âm

​Trên Macbook hay các máy chạy OS X Apple luôn cài sẵn một phần mềm để chúng ta có thể ghi được hình ảnh trên màn hình của Macbook thành video.

Hướng dẫn cách chuyển vùng App Store Canada về Việt Nam

Trong bài trước mình đã hướng dẫn bạn cách chuyển vùng App Store sang Canada để tải ứng dụng, trò chơi không phát hành tại Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ giải quyết tiếp vấn đề còn lại là chuyển vùng từ

Công nghệ kết nối DLNA trên máy tính, tivi, điện thoại,… là gì?

DLNA là phương thức chia sẻ các tập tin đa phương tiện như hình ảnh, nhạc, video giữa các thiết bị điện thoại, tivi, máy tin, đầu đĩa, máy nghe nhạc,… qua 1 mạng Internet.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy rửa chén bát

Bạn đang có ý định tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy rửa chén ? Đơn giản là tìm hiểu để sử dụng đúng cách và bảo vệ máy tốt hơn. Thì bài viết này chính là câu trả lời dành cho bạn. Tham khảo nhanh nào!

Đánh giá OnePlus 5: Sức mạnh siêu phàm trong một thân hình hơi nhàm

Ở phiên bản mới nhất là OnePlus 5, ngoài việc kế thừa hai thế mạnh đó, máy còn được trang bị thêm một món ăn chơi là cụm camera kép kèm tính năng Portrait Mode giống như iPhone 7 Plus.

Có 50 triệu đồng nên chọn iPhone 13 Pro Max 1TB hay Galaxy Z Fold3 5G?

Cả iPhone 13 Pro Max và Galaxy Z Fold3 5G đều là những chiếc smartphone cao cấp nhất hiện nay. Giá bán của hai thiết bị này không hề rẻ. Vậy nếu có trong tay 50 triệu đồng thì nên chọn iPhone 13 Pro Max 1TB hay Galaxy