**Bài viết này thuật lại những nhận định từ phóng viên Timothy Green của trang Fool.
Xét trong 1 năm tài khóa của Apple, cổ phiếu của họ cũng đã tăng trưởng hơn 50% giá trị so với thời điểm bắt đầu năm tài chính. Đây là những cơ sở không thể vững chắc hơn để khẳng định cho điều đã đề ra ở đầu bài.
Nhưng khi nhìn sang Microsoft, một hãng công nghệ dường như đã chào thua ở mảng smartphone và cả mảng hệ điều hành cho điện thoại thông minh, khi ai đó nói Microsoft cũng sẽ đạt 1 ngàn tỉ USD giống như Apple, liệu có mấy ai sẽ tin vào điều này?
Nếu 5 năm trước có ai đó bảo rằng Microsoft sẽ có giá trị lên tới 1 ngàn tỉ USD trên sàn chứng khoán NASDAQ của Mỹ, hẳn nhiều người sẽ bật cười vì cho rằng đó giống như một câu chuyện tiếu lâm vậy.
Trang Fool cho biết ở thời điểm đó, giá trị của Microsoft chỉ ở mức 250 tỉ USD, họ gặp nhiều trục trặc khi doanh số của Windows 8 không tốt, thất bại trên thị trường smartphone và từng lo sợ rằng công nghệ điện toán đám mấy sẽ làm cho mảng kinh doanh của Microsoft trở nên 'lỗi thời'.
Satya Nadella - Kiến trúc sư cho thành công của Microsoft
Và giờ đây, câu chuyện đã hoàn toàn khác, và câu nói Microsoft có thể là công ty ngàn tỉ USD đã hoàn toàn có cơ sở. CEO đương thời của họ, ông Satya Nadella, người lên nắm quyền vào năm 2014 đã thay đổi 'cuộc chơi' nhờ vào quyết định lấy nền tảng điện toán đám mây làm ưu tiên hàng đầu.
Ông đã nhanh chóng phát triển nền tảng đám mây Azure và nhanh chóng chuyển nền tảng này sang dạng mô hình kinh doanh bán bản quyền. Và kết quả là một vụ nổ về giá trị cổ phiếu đã diễn ra, Microsoft lúc đó đã có giá trị lên tới 650 tỉ USD trên sàn chứng khoán.
Mục tiêu của Microsoft là kiếm thêm 50% tăng trưởng nữa để cán mốc công ty ngàn tỉ USD, đó là một thách thức lớn, nhưng không phải là bất khả thi.
Trong 12 tháng vừa qua, Microsoft đã tạo ra đến 32.2 tỉ USD dòng tiền tự do* và 22.1 tỉ USD doanh thu. Và muốn đạt đến giá trị ngàn tỉ USD, Microsoft cần phải mang về nhiều doanh thu hơn nữa, qua đó làm giá trị cổ phiếu tăng thì mới cán được cột mốc này.
Nền tảng đám mây sẽ tạo nên thành công cho Microsoft?
Các nhà phân tích, điển hình như của Evercore ISI tin rằng 'gã khổng lồ' trong mảng phần mềm có thể chạm đến mốc ngàn tỉ vào năm 2020 hoặc có thể sớm hơn, trong đó mảng dịch vụ đám mây và phần mềm bản quyền sẽ là nhân tố chính cho sự thành công.
Chuyên gia từ Evercore đặc biệt lạc quan về Azure. Hiện tại Azure là nền tảng dịch vụ chỉ đứng sau mỗi Amazon Web Services, và nó gần như đã đạt mức tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi sau 1 năm.
Vì vậy các chuyên gia kỳ vọng Azure sẽ là một nhân tố chính để mang lại doanh thu cũng như dòng tiền tự do dành cho Microsoft trong cả 1 thập kỉ sắp tới, qua đó giúp công ty này đạt được giá trị 1 ngàn tỉ USD trên thị trường chứng khoán.
Ngoài ra các nhà phân tích cũng dự đoán rằng bộ phần mềm Office 365 bản quyền dành cho giới doanh nghiệp sẽ mang lại đến 27 tỉ USD lợi nhuận trong năm tài khóa 2021. Trong khi đó bản Office 365 dành cho người dùng phổ thông cũng sẽ mang về đến 5 tỉ USD lợi nhuận.
Nhưng vẫn có một trở ngại dành cho Microsoft
Nếu có bất cứ điều gì có thể ngăn chặn Microsoft đạt được giá trị nói trên, đó chính là sự đổi mới của thị trường cơ sở hạ tầng và dịch v dành cho điện toán đám mây.
Đến đây đã có vấn đề phát sinh: Dù cho ai là nhà cung cấp thì những thiết bị nền móng xây dựng nên cơ sở hạ tầng của điện toán đám mây (máy ảo, thiết bị lưu trữ) đều khá giống nhau. Tức máy ảo được cung cấp bởi Amazon chẳng khác gì mấy so với máy ảo đến từ Azure của Microsoft.
Và trong bất kì thị trường nào, giá cả của các dịch vụ luôn là yếu tố được người dùng quan tâm, khi giá cả của đối thủ tốt hơn, đây sẽ là điều nguy hiểm dành cho Microsoft.
Hiện tại, nền tảng đám mây Azure vẫn có lợi thế hơn vì họ cung cấp được những dịch vụ đắt giá như quản trị cơ sở dữ liệu và máy học và đó là điều tốt trong thời gian sắp tới. Nhưng khi Microsoft muốn 'chạy đường dài' để có thêm thành công, họ sẽ cần phải suy nghĩ tới một hướng đi mới đột phá hơn.
*Dòng tiền tự do: Là thước đo hoạt động của doanh nghiệp được tính toán bằng hiệu số giữa dòng tiền hoạt động và chi tiêu vốn.
Tech Funny