Mời anh em xem bộ ảnh Phuktal - một tu viện Phật giáo nằm ở bang Jammu và Kashmir, vùng Ladakh của miền bắc Ấn Độ. Tu viện này được xây dựng ở bên trong một chiếc hang tự nhiên, và được cho là một trong những tu viện biệt lập nhất, cheo leo trên vách đá và ẩn mình trong một khu vực xa xôi hẻo lánh. Nhưng tu viện Phuktal lại có sức hút mãnh liệt với các nhà hiền triết, học giả Phật Giáo thông tuệ, … họ đã không quản khó khăn đến thăm tu viện này trong hàng thế kỷ qua. Và ngày nay, Phugtal thu hút hấp dẫn cả giới nhiếp ảnh nữa.
Đây là bộ ảnh do NAG Hoàng Thế Nhiệm chụp và chụp bằng chiếc máy ảnh Compact DSC- Sony RX100 M5. Được xem bộ ảnh sau chuyến đi của anh, được nghe anh chia sẻ, mình rất cảm phục và giới thiệu anh em bộ ảnh này. Đây là một vài chia sẻ của anh về ảnh phong cảnh thiên nhiên mà anh được mệnh danh là 'vua phong cảnh Việt nam':
Hình phong cảnh đẹp trước hết phụ thuộc vào thời tiết, sau đó là kỹ thuật thể hiện và thời gian đầu tư tương xứng mới có được tác phẩm đạt chất lượng. Thời tiết dù xấu cũng có cái độc đáo của nó mà người cầm máy có kinh nghiệm sẽ biết cách khai thác.
Khi tôi bị rung cảm bởi một vẻ đẹp thiên nhiên thì đó đơn thuần là một cảm xúc do thiên nhiên mang lại. Cũng như khi tôi yêu mến một địa danh, một cảnh đẹp nào đó thì tôi cũng mong muốn được chia sẻ với mọi người, để mọi người cùng thưởng thức vẻ đẹp đó như tôi.
Tu viện Phuktal là một công trình độc đáo làm từ bùn và gỗ được xây dựng ở lối vào của một hang động tự nhiên trên mặt vách đá của một hẻm núi cạnh nhánh chính của sông Lungnak (Lingti – Tsarap). Nhìn từ một khoảng cách xa, tu viện trông giống như một tổ ong khổng lồ.
Phuktal có thiết kế và địa thế cô lập mang ý nghĩa tinh thần lớn vì đã có nhiều nhà sư ẩn cư và thiền định trong các hang động ở khu vực này.
Cổ viện được cho là lập vào những năm đầu thế kỷ 12 bởi Gangsem Sherap Sampo, một đệ tử của Gelug founderTsongkhapa. Mặc dù tu viện được xây dựng vào thế kỷ 12, nhưng nó đã được giấu kín cho đến khi Hungaraian Alexander Cosmo de Koros đến thăm nơi này và ở lại trong giai đoạn năm 1826-1827.
Phuktal Gompa là một trong số ít các tu viện Phật giáo ở Ladakh có tiếp cận bằng cách đi bộ. Bạn sẽ mất một hoặc hai ngày đi bộ để đến Phugtal, ngang qua hai ngôi làng nhỏ Chatang và Purne.
Rất nhiều vị thánh tăng, nhà dịch thuật vĩ đại từng ngự trong chuỗi tu viện này. Vào thế kỷ thứ 12, nhiều chư vị học giả Tây Tạng sống và làm việc ở đây, nghỉ ngơi, thiền định, nghiên cứu dịch thuật và giảng dạy.
Chư tôn đức Tăng già gắn bó, chia sẻ với dân làng qua những sự kiện an sinh, như các tiệc lễ cưới hỏi, ma chay, chúc thọ. . . thực hiện các nghi lễ cầu nguyện truyền thống. Dân làng cũng thường xuyên đến ngôi cổ tự để chiêm bái, cầu nguyện và học giáo lý, tham dự các lễ hội, các sự kiện đặc biệt tại ngôi cổ tự.
Chư tôn đức Tăng già cũng đã đầu tư giáo dục từ thiện, xây dựng các ngôi trường tại địa phương thung lũng Lungnak, Zanskar.
Để đến được Tu Viện Cổ Phugtal mà chúng ta thấy rất huyền nhiệm bên trên, anh Hoàng Thế Nhiệm và nhóm bạn đã phải trải qua cung đường rất gian nan. Mà theo anh nói là bở hơi tai...
Đường dài xa ngut ngàn, dọc theo sườn núi như vô tận. Việc mang theo đồ gọn nhẹ tối đa là cực kỳ cần thiết. Nhẹ nhất để đi được xa nhất! Nên anh chia sẻ cuối cùng thì ảnh chụp nhiều nhất là bằng cái máy ảnh nhỏ nhất mang theo RX100MV.
Băng qua những thung lung nắng chói chang, cung đường lên ảnh luôn đẹp.
Những dấu hiệu đầu tiên - phướn đa sắc màu đậm chất Tây Tạng - xuất hiện ở những cổ tự, nghĩa trang hay một đền thờ nhỏ nào đó. Loại phướn này có thể thấy hầu hết ở các vùng Tây Tạng Ấn Độ, Bhutal, Nepal...
Vượt qua cây cầu treo khủng nhất chưa từng thấy. Có lẽ chính cây cầu treo rất dài và hiểm trở này kết nối tu viện cổ đại Phuktal với thế giới bên ngoài.
Dòng sông xanh ngọc bích tự nhiên rất lạ lùng, chiêm ngắm từ cheo leo vách núi xuống tuyệt đẹp!
Toàn cảnh một cầu treo qua dòng sông xanh ngọc bích huyền hoặc.
Bạn cần băng qua ba cây cầu như vậy, và cảnh tượng vách đá hùng vĩ cắt bởi dòng sông xanh thẳm có phần nào quên mệt mỏi.
Nhiều vị trí rất đẹp! Thiên nhiên tuyệt mỹ!
Con đường phía trước còn phải vượt qua...
Những vật dụng nặng thì phải thuê ngựa thồ.
Nhỏ bé giữa thiên nhiên và bước chân không mỏi trên dặm đường dài...
Hết sườn núi này sang sườn núi khác
Trong những tháng hè thời tiết ấm áp hơn, các nhu yếu phẩm sẽ được chất trên lưng lừa hoặc ngựa để cung cấp cho các thầy tu sống trong tu viện Phugtal. Mặc khác, vào mùa đông, chúng lại được gửi đến qua con sông Zanskar đóng băng lạnh giá.
Dấu hiệu duy nhất của sự sống một nền văn minh bí ẩn là khi bạn thấy những ngôi làng xuất hiện. Người ta kể rằng những người đầu tiên đặt chân đến tu viện được cho là 16 vị La Hán – những tín đồ Phật giáo trong truyền thuyết. Ngày nay, du khách vẫn có thể nhìn thấy hình ảnh của các vị La Hán trên các bức tường trong hang động.
Một số ảnh khác đời thường cuộc sống trên đường trong chuyến đi
Tu viện cổ đại Phuktal:
Từ phuk có nghĩa là “hang động”, còn từ thal có nghĩa là “nghỉ ngơi”. Đôi khi người ta cũng phát âm tên của tu viện thành Phugthar. Từ thar ở đây có nghĩa là “giải thoát”, do đó tên của tu viện này có nghĩa đen là “hang động nơi một người nào đó nghỉ ngơi” hoặc “ hang giải thoát.” Trải nghiệm một phần nào trong chuyến đi hành hương về Phuktal, có lẽ là những trải nghiệm sâu thẳm nhất trong tâm hồn, ngoài những khung hình đã được ghi lại và xin chia sẻ mọi người.