Phần mềm bản quyền thời 1990-2000 và hiện nay

Mấy ngày qua có nhiều thông tin về tiệm đĩa Thúy Vy Computer đóng cửa. Đây là nơi lui tới của rất nhiều người tiếp xúc với máy tính ở cái thời mà desktop còn là chuyện xa xỉ và Internet chỉ vài nhà có.
Phần mềm bản quyền thời 1990-2000 và hiện nay

Thời đó, cầm được trên tay một cái đĩa phần mềm, một cái đĩa Win hay cài xong một trò chơi là cảm thấy mình quyền lực và giỏi giang lắm, hãnh diện lắm. Tất nhiên, những chiếc đĩa mua từ Thúy Vy Computer chứa phần mềm không có bản quyền - hay thường gọi là đồ chùa, đồ bé khóa, hàng c-r-a-c-k, nói cách khác là đang vi phạm pháp luật. Phải thừa nhận một điều rằng nhờ những phần mềm như vậy mà ngành tin học của chúng ta mới trở nên phổ cập hơn, và bây giờ, góc nhìn về phần mềm bản quyền đã rất rất khác. Xin chia sẻ với các bạn một số suy nghĩ, quan điểm của mình về chuyện này, và như mọi khi, mời các bạn chia sẻ thêm nhé.

Phần mềm không có bản quyền trong thời kỳ đầu của máy tính

Những phần mềm như quản lý file Total Commander, trình duyệt virus Norton Commander, bộ ứng dụng Office, các phần mềm kĩ thuật như Revit, CAD, CAM, các công cụ lập trình mạnh mẽ hay những tựa game hot nhất, mới nhất đều có thể kiếm được tại Thúy Vy Computer nói riêng và những cửa hàng bán đĩa nói chung nằm tại những con đường như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Thị Minh Khai, Bùi Thị Xuân ở TP.HCM (Hà Nội, Đà Nẵng và các thành phố khác có không anh em, phố nào thế? giới thiệu cho mình biết với). Những cửa hàng dạng này thường down phần mềm về, tự bẻ khóa hoặc có người khác bẻ, xong đánh ra đĩa và bán với giá chỉ 8.000 đồng / CD hay 20.000 đồng / DVD. Phần mềm trăm đô, nghìn đô gì cũng bị bẻ sạch.

Ở cái thời mà để mua được máy tính là chuyện cực kì vất vả, thậm chí tiền mua tính bằng cây vàng, thì để bỏ thêm một khoản tiền không nhỏ cho phần mềm là chuyện không phải ai cũng làm được, kể cả đó là doanh nghiệp hay tổ chức lớn. Mà bản quyền thời đó cũng chẳng dễ tiếp cận như bây giờ, không phải muốn mua là có ngay cả khi bạn có tiền (ngay cả ở thời điểm viết bài này bạn cũng chẳng dễ mua bản quyền Adobe Creative Cloud nếu không có sự giúp đỡ từ người thân bên các nước có bán bộ này). Ngay cả khi bạn mua được bản quyền, để có đĩa CD cài thì lại phải ship từ nước ngoài, còn download trên mạng thì chờ mút chỉ cộng thêm mớ tiền Internet cao vút (vì đang sử dụng Dial up chứ làm gì có cáp quang như giờ).

Những yếu tố như thế này đã hình thành nên nhu cầu về phần mềm lậu, và khi có nhu cầu thì nguồn cung sẽ xuất hiện, và đó là lý do mà những tiệm đĩa này xuất hiện.

Dù muốn dù không thì cũng phải công nhận rằng các tiệm đĩa đã giúp mang những phần mềm mới, những văn minh nhân loại đến với những người đang có máy tính tại Việt Nam. Nó giúp cho cả một thế hệ tiếp cận với máy tính, được làm việc với những công nghệ, những giải pháp mới nhất của thế giới, giảm bớt những công việc bàn giấy và thật sự tăng năng suất lao động. Nó giúp chuyển hóa kiến thức máy tính từ một thứ chỉ dành cho những người giàu chuyển biến thành một kiến thức cơ bản cần có khi đi học, đi làm.

Và ngay chính bản thân mình, nếu không có những phần mềm lậu đó thì mình cũng không biết lập trình web, lập trình ứng dụng Windows, cũng không biết làm cách nào người ta vẽ ra hình ảnh 3D, cũng chẳng có những giờ phút chơi game vui vẻ. Ồ, và khả năng cao là cũng chả biết xài Windows nữa, và chắc giờ cũng đang không ngồi đây mà chém gió với anh em.

Các công ty như Microsoft, Adobe, Autodesk, EA Game... có biết về chuyện sử dụng phần mềm lậu ở Việt Nam hay không? Có, họ biết hết tất cả những thứ này, thông qua những mối quan hệ riêng, thông qua số liệu mua từ các công ty nghiên cứu thị trường, và cả qua kinh nghiệm thực tế của nhân viên đại diện tại nước ta. Vấn đề là họ không muốn và không có ý định siết người dùng cá nhân làm gì, vì thực ra đây cũng là cách mà họ tăng số lượng người dùng sản phẩm của mình. Siết cũng không nổi vì số lượng quá đông và ở thời kì đầu không nhiều ứng dụng được gắn các đoạn mã theo dõi chi tiết sử dụng như hiện nay (nhà của người dùng thậm chí còn không có Internet để mà gửi dữ liệu về máy chủ nữa). Luật bản quyền của Việt Nam thời đó cũng lỏng lẻo và chung chung.

Đối tượng mà họ siết chủ yếu là những doanh nghiệp và công ty đang kiếm ra tiền từ các giải pháp lậu, hoặc những cá nhân nhưng sử dụng phần mềm lậu cho việc kinh doanh. Kiểu này hơi giống 'giơ cao đánh khẽ' và chủ yếu mang tính răn đe, giáo dục hơn là phạt tiền.

Phần mềm bản quyền trong thời nay

Nhiệm vụ của ứng dụng lậu có thể tốt trong những năm 1990 và 2000, nhưng giờ đã là năm 2017 rồi. Chúng ta đã có 20 năm để 'tiến hóa' về mặt nhận thức, pháp lý, chúng ta cũng đã bước ra thế giới và gia nhập sân chơi chung về mặt quyền sở hữu trí tuệ. Những đứa trẻ thời Thúy Vy Computer giờ cũng đã lớn, đã đi làm, thậm chí kiếm được tiền rất nhiều từ những phần mềm như vậy, nên giờ là lúc chúng ta bắt đầu cần tôn trọng công sức của những người đã làm ra giải pháp tuyệt vời cho chúng ta sử dụng.

Việc này cũng có thể ví như khi bạn đang quá đói, bạn chỉ cần ăn no là xong, bằng mọi giá, kể cả vi phạm pháp luật. Hoặc bạn có thể đổ thừa tại trẻ con nên không biết và không có tiền. Nhưng khi bạn trưởng thành hơn, có tiền hơn, bạn không thể tiếp tục hành vi đó vì về bản chất nó rất sai trái và chúng ta làm cách nào cũng không thể chối bỏ rằng chúng ta đang thật sự làm sai luật. Những công ty mà bạn đang sử dụng lậu có vui không? Không, vì doanh thu của họ sụt giảm, mà mất tiền thì chẳng ai vui cả. Bạn cũng thế thôi mà.

Thật ra nếu bạn không tôn trọng bản quyền, bạn cũng sẽ bị pháp luật xử lý mà thôi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những quy định và luật về sở hữu trí tuệ nếu muốn biết chi tiết các khoản phạt và khi nào thì bị phạt. Chưa kể tiền đòi bồi thường từ hãng làm phần mềm nữa nhé.

May một cái là bây giờ chúng ta cũng không cần xài toàn bộ phần mềm bản quyền. Chúng ta có rất nhiều những giải pháp thay thế khác, free có, mã nguồn mở có, hoặc hiển thị quảng cáo cũng có luôn. Những phần mềm miễn phí này đáp ứng được đa số những chức năng mà một phần mềm bản quyền có thể đáp ứng cho bạn, và trong đa số trường hợp, chúng chạy rất tốt. Cũng khi tốt hơn cả ứng dụng gốc nữa. Rồi ngoài kia còn rất nhiều ứng dụng nền web. Ví dụ, để resize hình GIF bạn nghĩ là phải dùng Photoshop, nhưng không, trang web ezgif.com cho phẹp bạn resize trong một nốt nhạc mà chẳng tốn xu nào.

Giá bản quyền giờ cũng không còn cao như xưa, nhất là những phần mềm nào được người dùng cá nhân sử dụng nhiều. Ví dụ, MS Office hồi đó bán cả trăm đô, gì chỉ chưa tới 100$ / năm, lại còn chia được cho 5 người. Ứng dụng TablePlus quản lý cơ sở dữ liệu giá chỉ 50$, rẻ hơn nhiều so với giải pháp tương tự mang tên Navicat với có giá 999$. Bạn cũng có thể download nhanh bộ cài có bản quyền từ trên mạng, không cần mua đĩa nữa. Ngồi ở nhà rung đùi vài cái là xong.

Nếu bạn vẫn cần những chức năng nâng cao mà phần mềm bản quyền cung cấp, ví dụ như khả năng xóa vật thể cực mạnh của Photoshop, sự dễ dàng trong khâu chỉnh và quản lý ảnh của Lightroom, thì rõ ràng bạn nên trả phí để được hưởng cái sướng ấy. Đâu có bữa ăn nào mà miễn phí hết đâu, nếu muốn ăn no thì ổ bánh mì thịt là đủ, mà muốn ăn ngon, cảm giác sướng thì phải ăn vịt quay bắc kinh mới hả dạ. Chuyện sử dụng phần mềm bản quyền cũng y như vậy.

Quan trọng hơn, khi bạn mua bản quyền, lỡ ứng dụng có gặp sự cố hay nó làm cho máy bạn hỏng thì còn có người để gọi hỗ trợ hoặc bắt đền.

Đây là thứ không có khi sử dụng ứng dụng lậu. Bạn cũng sẽ được update thường xuyên để có tính năng mới. Bạn tránh được tình trạng bị các ứng dụng mã độc dụ dỗ thông qua các chương trình c-r-a-c-k / keygen. Cuối cùng, bạn có được cảm giác an tâm khi sử dụng, và không phải lục tung Internet lên để kiếm key nhập vô mỗi khi cần cài phần mềm mới.

Bản thân mình giờ đã chuyển sang dùng đồ có bản quyền hoàn toàn, từ các công cụ làm việc mỗi ngày cho đến những thứ cá nhân. Mình cũng sử dụng nhiều thứ mã nguồn mở khác nhưng chủ yếu là để nghịch thôi chứ không dùng thường xuyên. Hồi trước mình cũng như nhiều bạn, cũng từng sử dụng đồ lậu, nhưng giờ chúng ta đã trong hoàn cảnh khác thì suy nghĩ cũng cần đúng hơn bạn nhé.

TIN LIÊN QUAN

Thúy Vy Computer đóng cửa: Xin tạm biệt một phần tuổi thơ

Thúy Vy Computer cùng với Trường Giang Computer là những cửa hàng nổi tiếng trong việc bán các đĩa game đã có sẵn phần mềm crack để chơi được mà không cần phải mua bản quyền.

Tim Cook phát biểu bắt đầu hội nghị Internet Thế giới ở Trung Quốc

Hội nghị Internet Thế giới được tổ chức bởi Cục Quản lý Không gian ảo của Trung Quốc và được xem như một cách để đất nước này quảng bá phiên bản Internet đã được kiểm duyệt và kiểm soát.

Dịch vụ nhạc số Spotify bị cáo buộc vi phạm bản quyền

Wixen Music là công ty sở hữu bản quyền ca khúc của nhiều nghệ sỹ và ban nhạc tên tuổi như Tom Petty, Missy Elliot, Stevie Nicks, Neil Young, Santana hay ban nhạc The Doors...

Washington sắp siết chặt việc kiếm tiền của Facebook

Mục tiêu là đưa ra một số dự luật khung quy định cách các công ty thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng. Điều này tác động trực tiếp tới hoạt động của Facebook, Google và sẽ khiến các doanh nghiệp này không khỏi lo lắng về những gì mà

Số phận của bản quyền Ngoại hạng Anh ở Việt Nam sẽ ra sao?

Trong đó, Facebook được cho là đã chi 100 triệu USD để sở hữu độc quyền EPL tại Việt Nam, cao hơn 2,3 lần số tiền K+ đã phải bỏ ra cách đây 3 năm để mua gói độc quyền Ngoại hạng Anh mùa giải năm 2016/2019.

Con virus đầu tiên đã lan tràn như thế nào? Ai phát minh ra chúng?

Con virus máy tính đầu tiên rất đơn giản. Nó có tên là Creeper và nó chỉ xuất hiện trên màn hình với dòng chữ: 'TÔI LÀ CREEPER. HÃY BẮT TÔI NẾU CÓ THỂ'.

Công cụ vẽ sơ đồ Microsoft Visio Online đã chính thức, dùng ngay từ trình duyệt, từ 5$/tháng

Bộ công cụ vẽ sơ đồ Visio Online nay đã chính thức ra mắt sau một thời gian dài chạy beta. Để dùng được Visio Online bạn sẽ phải lựa một trong hai gói: gói 5$ / tháng với các tính năng cơ bản, và 13$ / tháng với đầy đủ chức năng và hỗ trợ tất cả

Tin tặc chào bán quyền truy cập máy chủ RPD với giá 3 USD

Hãng bảo mật Trend Micro vừa phát hiện một số Dark Web (chợ đen của tin tặc) đã chào bán chứng chỉ liên quan đến quyền truy cập giao thức điều khiển máy tính từ xa (Remote Desktop Protocol - RDP) với giá chỉ 3 USD. ...

THỦ THUẬT HAY

Tải về bộ hình nền giúp giấu đi dải đen đáng ghét trên iPhone X

Xóa bỏ hết những hình ảnh biểu tượng trước đây của một chiếc iPhone, điểm đặc biệt mà có lẽ nhiều người sẽ vì nó mà nhận ra iPhone X đó là dải đen dành cho cảm biến nằm giữa phần màn hình phía trên (người ta hay gọi là

Hướng dẫn tắt một số tính năng tự động của Snap trên windows 10

Một trong những tính năng quan trọng nhất để kiểm soát máy tính Windows là tính năng Snap. Ngay cả khi bạn chỉ có duy nhất một màn hình, bạn cũng có thể thực hiện đa tác nhiệm trên hai chương trình song song cùng một

Hướng dẫn cách dùng điện thoại điều khiển Youtube trên máy tính, Tivi

Youtube là trang web chia sẻ hình ảnh trực tuyến nổi tiếng nhất, điều này ai cũng biết. Nhưng có một tính năng khá thú vị về kho video lớn nhất thế giới này mà không phải ai cũng biết, đó là việc điều khiển trang thông

Thay đổi điện thoại Android theo ý bạn một cách đơn giản

Bạn nên cầm sẵn cái điện thoại Android của mình, mở bài này ra, đọc tới đâu cài liền app tới đó để vọc ngay cho nóng nhé.

Tiny 10: Windows 10 cực nhẹ, máy cấu hình siêu yếu cũng có thể dùng được

Windows 95 chiếm ít hơn 100 MB khi cài đặt. Tuy nhiên, một bản cài đặt Windows 11 sạch sẽ cần khoảng 20 GB. Không ai nghi ngờ rằng phần mềm sẽ cần nhiều dữ liệu hơn khi công nghệ tiến lên phía trước, nhưng nhiều người

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Samsung CHG90 - màn hình cong 49 inch đắt nhất hiện nay

Nhưng không chỉ có các bạn chuyên chơi game mới cần đến nó mà ngay cả những người dùng cho nhu cầu khác cũng nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm này. Tất nhiên, đó là khi bạn đủ tài chính để bỏ ra số tiền khoảng 50 triệu

Đánh giá Isuzu mu-X, SUV 960 triệu nhập khẩu từ Thái Lan

Isuzu mu-X có ngoại hình cơ bắp, động cơ mạnh và bền bỉ, phù hợp với những người muốn chiếc xe tiết kiệm và bền bỉ, không quá đặt nặng vấn đề thương hiệu mà quan tâm đến công năng.

Đánh giá Samsung Galaxy Z Flip3 5G sau trải nghiệm thực tế

Cùng là smartphone màn hình gập nhưng Galaxy Z Flip3 5G sở hữu thiết kế nhỏ gọn hơn, giá rẻ chỉ bằng 1/2 so với Galaxy Z Fold3 5G. Điều này khiến không ít bạn băn khoăn không biết có nên mua mẫu điện thoại này hay