Gần đây, dịch vụ tài chính khổng lồ Mastercard đã được trao một số bằng sáng chế Blockchain mới. Mặc dù luôn thể hiện sự thù dịch với Bitcoin và các tiền điện tử khác, công ty này tiếp tục nghiên cứu sổ cái phân tán. Trong đó, nổi bật nhất là bằng sáng chế về giao thức ẩn danh.
Theo Mastercard, tính chất minh bạch của các giao dịch Blockchain thông thường là một trở ngại cho việc áp dụng công nghệ này cho các khoản thanh toán hàng ngày. Điều đó đúng cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Ví dụ, một người muốn mua quà tặng cho bạn gái, và anh ta không muốn cô gái biết thông tin chi tiết về món quà. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ không phải bận tâm đến việc bị lộ dữ liệu như khối lượng giao dịch cho các đối thủ cạnh tranh và bên thứ ba khác.
Trong bằng sáng chế, có ghi:
“Vì vậy, cần phải có giải pháp kỹ thuật cho những người tham gia giao dịch. Thông tin sơ lược của giao dịch có thể được đăng công khai để đảm bảo trách nhiệm và tin cậy trong dữ liệu. Tuy nhiên, người giao dịch vẫn ẩn danh và không ai có khả năng theo dõi thông tin chi tiết hoặc khối lượng của giao dịch. Một tổ chức sẽ xác nhận thông tin của cả hai bên và đáp ứng nhu cầu bảo mật của từng pháp nhân liên quan đến giao dịch.”
Zcash bao gồm các tính năng trong việc nâng cao sự riêng tư của các giao dịch tiền điện tử. Nhưng Mastercard muốn tạo điều kiện cho các giao dịch ẩn danh thông qua bộ xử lý của bên thứ ba.
Toàn bộ các loại tiền điện tử sẽ được dùng để thực hiện mục tiêu chính của họ, chính là giao dịch ẩn danh. Trong số các tiền ẩn danh, nổi bật nhất phải kể đến Monero và Zcash. Ngoài ra, Lightning Network (LN) của Bitcoin cũng hứa hẹn sẽ tăng cường sự riêng tư khi nó được áp dụng rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, Mastercard mong muốn thực hiện điều này mà không cần sử dụng các đồng tiền điện tử công cộng. Đương nhiên, công ty này vẫn sẽ cung cấp các thực thi pháp luật với khả năng theo dõi các giao dịch bất hợp pháp. Hiện tại, yếu tố này không được giải quyết cụ thể trong bằng sáng chế.
Hơn nữa, trong khi tiền điện tử đã tạo điều kiện cho các giao dịch ngang hàng, hệ thống được đề xuất của Mastercard vẫn dựa trên máy chủ xử lý của bên thứ ba. Trong trường hợp này, hệ thống sẽ duy trì cơ sở dữ liệu về các cấu hình thực thể duy nhất. Cùng với việc xác định thông tin, mỗi cấu hình thực thể sẽ bao gồm một chuỗi dữ liệu bí mật.
Sau khi nhận được chi tiết giao dịch từ một doanh nghiệp, máy chủ xử lý sẽ tạo hai giá trị băm. Máy chủ đầu tiên băm chi tiết giao dịch, sau đó tạo ra giá trị băm thứ hai bằng cách kết hợp băm đầu tiên với giá trị bí mật từ cấu hình thực thể. Giá trị băm sau đó có thể được xuất bản tới một blockchain, hoặc một loại sổ cái phân tán khác để chứng minh tính toàn vẹn của các giao dịch mà không tiết lộ chi tiết cụ thể của chúng.
Theo CCN, Mastercard đã giành được nhiều bằng sáng chế blockchain trong những tuần gần đây. Một cái được trao vào tháng 5, sử dụng blockchain để quản lý xác thực phiếu giảm giá và cắt giảm gian lận các phiếu này. Một cái khác đã được cấp trong tháng này, với mục đích giảm giá và tăng hiệu quả của việc đấu thầu hành trình du lịch.
Theo ccn