Tất nhiên rồi, một nhà phân tích thị trường có thể dư sức “sống tốt” nhờ nắm vững cách thức hoạt động của đồ thị hình nến cùng các mức cản trở và hỗ trợ – nhưng chắc chắn ai cũng muốn có thêm cho mình một “át chủ bài” để đề phòng trường hợp đặc biệt, phải không nào?
Nếu câu trả lời của bạn là có, thì xin chào mừng đến với thế giới của các chỉ báo thị trường phụ trợ, mà cụ thể ở đây là Chỉ báo sức mạnh tương đối (Relative Strength Index – RSI), một trong những công cụ phân tích kỹ thuật được ưa dùng nhất.
Chỉ báo này được dùng để giúp xác định liệu giá giao dịch của một loại tài sản có đang quá xa rời khỏi giá trị “thật” của nó, cho phép nhà đầu tư dự đoán sớm các đợt chỉnh giá và hành động sớm vì mục đích cá nhân. Với sự hỗ trợ của RSI, trader thường sẽ nâng cao xác suất ra vào thị trường thành công hơn, khiến đây trở thành một công cụ đắc lực khi tham gia vào phân khúc đầu tư tiền điện tử đầy biến động và sống gió.
Thật không may với các trader đồ thị hình nến của thế kỉ 18, RSI mới chỉ được phát triển cách đây 40 năm bởi chuyên gia phân tích kỹ thuật Welles Wilder. Chỉ báo động lực này sử dụng một công thức khá phức tạp để xem thử một loại tài sản có đang bị overbought (quá bán) hay oversold (quá mua).
Tuy nhiên, bạn không cần phải biết tường tận công thức hay cách nó vận hành để có thể tư lợi từ RSI.
Nhưng đối với những ai muốn tìm tòi học hỏi thêm, thì công thức ấy như sau:
RSI = 100 – 100 / (1 + RS)
• RS = Trung bình X kỳ tăng giá / Trung bình X kỳ mất giá
• X thường được khuyến nghị là 14, nhưng con số này tuỳ quyền lựa chọn của trader
Giá trị của RSI sẽ trả về trong thang điểm từ 0 đến 100, được biểu diễn trên biểu đồ dưới dạng đồ thị hình sóng với tên gọi là oscillator (dao động đồ).
Cách sử dụng RSI
Một tài sản được xem như là đang oversold – có giá giao dịch thấp hơn giá trị thật – và sắp tăng trưởng phục hồi trở lại khi RSI giảm xuống thấp hơn 30.00. Trái lại, áp lực mua vào trên thị trường sẽ tiêu biến khi RSI vượt qua ngưỡng 70.00, báo hiệu tình trạng overbought.
Điểm tuyệt với nhất ở Chỉ báo sức mạnh tương đối là nó cực kì đáng tin, bởi số liệu thường không biết nói dối.
Overbought
RSI có thể giúp xác định khi nào giá của một loại tài sản trong ngắn hạn sẽ dừng đi lên.
Quãng thời gian này thường được thể biện bởi các điều kiện overbought trên đồ thị. RSI càng vượt lên trên mốc 70.00, loại tài sản ấy càng bị “quá mua” và sau này sẽ càng mất giá mạnh.
Trên đây là biểu đồ ngày của Ether (ETH), đồng tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới, vốn ghi nhận 6 lần RSI nằm ở vị trí overbought trong vòng 1 năm qua.
Theo đó thì trong tất cả các trường hợp, chỉ cần ít ngày hoặc ít tuần sau, giá đã nhanh chóng giảm từ 15 đến 59%. Overbought là thời cơ lý tưởng để trader chốt lời và thoát ra khỏi thị trường.
Những ai đam mê mạo hiểm thậm chí còn có thể vào lệnh short để kiếm tiền từ đợt mất giá.
Oversold
Bên cạnh đó, chỉ báo RSI còn có thể báo hiệu áp lực bán ra đã “kiệt sức” bằng cách trả về giá trị “quá bán”. RSI càng giảm thấp hơn dưới ngưỡng 30.00, thì loại tài sản càng bị oversold mà giá sau này sẽ tăng lại với động lực mạnh tương tự.
Như có thể thấy từ đồ thị ngày ở trên, RSI của Bitcoin đã giảm về vùng 30.00 đến 4 lần trong 11 tháng gần nhất, và sau mỗi lần như vậy thì Bitcoin đáp trả bằng cách tăng giá từ 22 đến 83% trong những ngày kế đến.
Một số lưu ý khác
Giá thường tăng lại nhanh sau một lần sụt giảm nghiêm trọng, kiểu hình này được biết đến với tên gọi “oversold bounce”. Sử dụng RSI để canh thời gian vào thị trường lúc đang có oversold bounce là một trong những cách hữu hiệu nhất để kiếm lời trong một phiên giao dịch ngày.
Đừng tốn công đợi RSI tiến đến 0 hay là 100 – vì điều đó gần như chẳng bao giờ xảy ra đâu. Thường thì 15 và 85 đã là hai cực trên đồ thị RSI rồi.
Divergence (phân kỳ) là khái niệm dùng để chỉ việc RSI di chuyển theo hướng trái ngược với biến động thực tế của giá.
• Bullish divergence (phân kỳ tăng giá) diễn ra khi RSI lập đáy mới cao hơn còn giá thì lập đáy mới thấp hơn. Tín hiệu này thường cho thấy giá sắp tăng vọt trở lại.
• Bearish divergence (phân kỳ rớt giá) diễn ra khi RSI lập đỉnh mới thấp hơn trong khi giá lập đỉnh mới cao hơn, cho thấy lực mua vào đã đạt đến đỉnh điểm và sắp sửa đổ sập.
Đứa bạn cũ mà bạn lâu ngày không gặp giờ đã giàu sụ và lái Lamborghini các kiểu nhờ giao dịch một thứ tài sản có tên gọi là Dogecoin? Hoá ra anh ấy có nhiều điểm tương đồng với các nông dân trồng lúa tại Nhật Bản vào thế kỉ XVII hơn bạn nghĩ đó.
Theo CoinDesk
Bitcoin News