Fujifilm X-Pro2: "mãnh thú" trong rừng máy ảnh Mirrorless

Thừa kế người anh ra đời cách đây 4 năm, X-Pro 2 xuất hiện như “cơn mưa sau hạn hán” với nhiều thay đổi đáng giá và định hình lại phân khúc máy ảnh cao cấp của Fujifilm.

Fujifilm X-Pro2 được xem là sản phẩm flagship nhắm đến đối tượng người dùng chuyên nghiệp, sản phẩm này nếu so về giá thành có thể sánh ngang với Sony A7 II , cũng như Panasonic Lumix GX8 và Olympus OM-D E-M5 II.

Cấu hình

Trước khi đi đến cảm nhận thực tế, tôi muốn điểm qua một vài đặc điểm cấu hình của chiếc máy ảnh này để các bạn độc giả có thể nắm bắt rõ hơn.

X-Pro2 là sản phẩm đầu tiên của Fujifilm có cảm biến crop APS-C độ phân giải lên đến 24,3 megapixel, bởi các máy ảnh dòng X trước đây của hãng này đều chỉ đạt đến mức 16 megapixel. Bên cạnh đó, cảm biến X-Trans CMOS cũng được nâng cấp lên phiên bản thứ 3, hứa hẹn cải thiện rất nhiều về mặt chất lượng. Độ nhạy sáng ISO giờ đây cũng được tăng lên rõ rệt – 12.800 so với 6.400 trước đây của X-Pro1, đặc biệt chiếc máy ảnh này còn có thể mở rộng ISO tối đa lên đến 51.200.


Fujifilm X-Pro2: "mãnh thú" trong rừng máy ảnh Mirrorless

X-Pro2 được trang bị cảm biến APS-C 24,3 megapixel.

Với vi xử lý X Processor Pro mới, chiếc Fujifilm X-Pro2 có sự thay đổi hoàn toàn về mặt chất lượng hình ảnh lẫn hiệu năng, tốc độ lấy nét và thời gian khởi động được cải thiện một cách đáng kể. Một số tính năng khác bao gồm: 273 điểm lấy nét, chụp nhanh (Burst Shot) với tốc độ 8fps (8 khung hình / giây), trong đó có thể chụp liên tục 27 tấm ảnh RAW không nén, 33 ảnh RAW nén hoặc 83 ảnh JPEG và hỗ trợ giả lập màu phim.

Về cơ bản, có thể tóm tắt lại thông số như sau:


Có thể thấy về mặt thông số, Fujifilm X-Pro2 ăn đứt đàn anh trên mọi điểm, tuy nhiên mọi thứ chỉ là lý thuyết, còn thực tế như thế nào còn cần phải qua quá trình trải nghiệm của bản thân. Và may mắn thay tôi đã có được vài ngày ngắn ngủi đủ để trên tay và trải nghiệm chiếc máy cao cấp này của Fujifilm.

Trải nghiệm

a. Thiết kế

Thật sự mà nói, tôi rất thích thú mỗi lần được trên tay những chiếc máy ảnh của Fujifilm, bởi lẽ nó mang dáng vẻ của những chiếc máy ảnh phim, tạo cảm giác “lạnh lùng”, “điển trai” và không kém phần chắc chắn. Với thiết kế cổ điển cùng sức mạnh kỹ thuật số bên trong, Fujifilm đã đánh thẳng vào tâm lý của rất nhiều người dùng ưa ngoại hình cổ điển, và trong đó có cả tôi.


Mặc dù thuộc phân khúc cao cấp, nhưng tổng quan X-Pro2 vẫn khá nhỏ do bản thân nó là máy ảnh Mirrorless, tinh giảm bớt phần gương lật nên gọn gàng hơn hẳn các máy ảnh gương lật DSLR của những hãng khác. Tuy nhiên, nếu đem ra so với gia đình máy ảnh dòng X của Fujifilm, chiếc X-Pro2 này lại “to con” nhất trong nhà.


Báng cao su được làm nhô ra hơn, giúp việc cầm nắm được chắc chắn và an toàn hơn.

Phần báng cao su được làm nhô ra nhiều hơn trước, tạo cảm giác cầm nắm chắc tay hơn. Thậm chí tôi có thể cầm và thao tác bằng một tay mà vẫn không sợ bị trượt. Nhìn ra phía sau lưng máy, tôi nhận thấy dàn phím bấm đã được sắp xếp lại và dễ sử dụng hơn. Điểm làm tôi cực kỳ hài lòng chính là vị trí các nút bấm đều rất dễ tiếp cận, dễ thao tác.

Nhìn vào dàn phím bấm, tôi bất chợt nhận ra sự xuất hiện của một cần joystick ở đây. Tôi liền “vọc” ngay và đây là kết quả:


Như đã thấy ở trên, cần joystick này có thể xoay được 8 chiều và chức năng dùng để điều chỉnh điểm lấy nét. Đây cũng chính là điểm cộng khác mà tôi thấy được ở chiếc X-Pro2, cần joystick được thiết kế khá thông minh, tức bạn không bị cản trở quá trình thao tác mà có thể đồng thời vừa ngắm khung ảnh vừa dùng cần joystick để điều chỉnh điểm lấy nét một cách nhanh chóng.

Tiếp tục “săm soi” máy, tôi bắt gặp một nét rất quen ở phía mặt trên. Đúng rồi, dàn bánh xe chỉnh tốc độ màn trập và ISO, cả hai đều được gộp chung vào một bánh xe nhưng không phải vì vậy mà làm việc thao tác trở nên phức tạp, ngược lại nó làm mọi thứ trở nên gọn gàng và mang hơi hướng cổ điển của máy phim hơn:


Chính những thay đổi nhỏ này thôi cũng làm tôi thích mê, vì cá nhân tôi không hề thích kiểu điều chỉnh ISO bằng nút bấm quá đơn điệu, Fujifilm đã chuyển cả ISO và tốc độ màn trập về một bánh xe giúp mọi thứ được gọn gàng cũng như thao tác được linh hoạt hơn. Nếu không rành trong việc đo sáng và lựa chọn tốc độ màn trập hoặc ISO cũng không sao, người dùng vẫn có thể vặn các thông số này về Auto và mọi việc còn lại cứ để máy xử lý.


Cụm điều chỉnh ở mặt trên máy.


Cận cảnh cụm bánh xe điều chỉnh ISO - tốc độ màn trập và bánh xe điều chỉnh bù trừ sáng EV.


Toàn bộ dàn phím bấm mặt sau máy đã được dời sang phải để tiện việc thao tác một tay.

Chống chịu thời tiết cũng là một điểm khác mà người dùng khá quan tâm trên những chiếc máy ảnh phân khúc cao cấp. Tất nhiên X-Pro2 cũng được trang bị tính năng này, với tổng cộng 61 điểm bảo vệ máy khỏi bụi bặm và nước tràn, quá đủ để người dùng có thể tác nghiệp trong hầu hết điều kiện thời tiết hàng ngày (tất nhiên là không phải quá khắc nghiệt hoặc dưới trời mưa to).

b. Kính ngắm (viewfinder)

Dòng X-E và X-T của Fujifilm từng được đánh giá khá cao về kính ngắm điện tử EVF, nhưng ở X-Pro2 có gì đặc biệt hơn, khi mà mức giá của nó cao hơn nhiều?


Viewfinder của X-Pro2 được đặt lệch sang trái.

Vâng, điểm “đáng ăn tiền” nhất của X-Pro2 chính là đây. Fujifilm khá hay khi kết hợp cả màn hình điện tử vào viewfinder quang học, hay nói cách khác phần ngoài vẫn là quang học nhưng khung chữ nhật bên trong sẽ là điện tử với vai trò hiển thị thông số cũng như thay đổi tiêu cự khi ta xoay vòng zoom trên ống kính. Ưu điểm của việc sử dụng kính ngắm lai này là giúp hạn chế độ trễ thường thấy trên kính ngắm điện tử truyền thống khiến người dùng đôi khi bị hụt khoảnh khắc cần có trong lúc tác nghiệp cũng như gây khó chịu về mặt thị giác do độ trễ này gây ra.

Ngoài ra, Fujifilm X-Pro2 cho phép người dùng chuyển đổi giữa 3 chế độ kính ngắm: quang học thuần túy, quang học kèm một màn hình nhỏ zoom vào chi tiết chủ thể, và chế độ kính ngắm điện tử. Tất cả những chế độ này có thể thay đổi nhanh chóng nhờ một cần gạt nhỏ ngay phía trước thân máy:


Với cần gạt này, người dùng có thể chuyển đổi chế độ ngắm dễ dàng.


Khác biệt giữa kính ngắm quang học và kính ngắm điện tử.

Trong quá trình trải nghiệm, tôi luôn có xu hướng sử dụng ống ngắm điện tử này hơn là ngắm qua LCD, bởi ở điều kiện ánh sáng gắt màn LCD sẽ lộ rõ nhược điểm là bị chói, và ống ngắm điện tử trên X-Pro2 lại chính là cứu tinh trong những trường hợp như thế này. Dù điều kiện ánh sáng ban ngày hay ở trời tối, ống ngắm điện tử của X-Pro2 vẫn luôn đáp ứng được yêu cầu của tôi do khả năng hiển thị rất tốt cùng nhiều thông số ảnh rõ ràng trên ống ngắm.

c. Khả năng lấy nét


Cần gạt điều chỉnh 3 chế độ lấy nét trên Fujifilm X-Pro2.

Fujifilm X-Pro2 được nâng cấp lên đến 273 điểm lấy nét lai, cho tốc độ lấy nét nhanh (0,08 giây) và chính xác hơn rất nhiều. Ở điều kiện đủ sáng, máy cho hiệu năng lấy nét gần như ngay lập tức, còn ở môi trường thiếu sáng, hệ thống lấy nét có hơi chậm hơn nhưng vẫn không đáng kể.

Ngoài ra, việc chọn điểm lấy nét cũng dễ dàng hơn nhờ cần joystick 8 chiều như tôi đã đề cập ở trên. Hơn nữa, trong lúc chọn điểm lấy nét, người dùng cũng có thể thay đổi kích thước điểm lấy nét nhờ một bánh xe nhỏ ngay mặt sau máy:


d. Chất lượng hình ảnh

Fujifilm X-Pro2 cho ảnh dung lượng khá nặng, trung bình một tấm ảnh JPEG sẽ tốn khoảng 10-15 MB, còn ảnh RAW sẽ vào khoảng 25 MB. Tuy nhiên, điểm đặc biệt hơn của chiếc máy ảnh này chính là hỗ trợ chụp ảnh RAW lossless (không nén), nhờ đó các tay nhiếp ảnh có thể tận dụng hậu kỳ nhiều hơn so với ảnh RAW thông thường nhưng nhược điểm là nó sẽ “ngốn” dung lượng thẻ nhớ của bạn khá nhiều (gần 50 MB/file). Điểm cần lưu ý thêm là hiện tại file RAW của Fujifilm X-Pro2 cần Lightroom phiên bản 6.4 hoặc Camera RAW 9.4 trở lên thì mới có thể đọc được.

Theo quan điểm cá nhân, X-Pro2 cho tông màu khá nhẹ nhàng và độ chi tiết rất tốt. Nói thêm về ISO, chiếc máy ảnh này hỗ trợ dải ISO từ 100 đến tối đa 51.200. Ở mức ISO 6.400 và thậm chí 8.000 hay 12.800, chi tiết của ảnh vẫn còn được bảo toàn khá tốt, tuy nhiên khi đẩy mức ISO cao hơn nữa, ảnh bắt đầu có hiện tượng bệt màu và có phần hơi mịn quá mức dẫn đến mất chi tiết. Nguyên nhân là do máy cố gắng khử tình trạng nhiễu hạt (noise) ở ISO cao đã khiến cho chi tiết ảnh bị làm mịn quá mức. Nhưng thực tế theo tôi thấy thì ISO đặt ở mức 6.400 là quá đủ, nhu cầu chụp ảnh hàng ngày của chúng ta hiếm khi nào sử dụng đến mức trên 6.400 cả và vì thế cá nhân tôi thấy ở mức này là quá đủ, không cần phải quá khắt khe với những mức ISO cao hơn khi chúng ta thực sự ko dùng đến thường xuyên.


Nhìn tổng quan thì chất lượng ảnh ở các mức ISO này gần như không khác nhau là mấy...


...Thậm chí đến khi zoom vào, chi tiết vẫn được bảo toàn khá tốt, trừ mức từ ISO 12800 trở đi bắt đầu ảnh bị nhiễu nhiều hơn.


Tấm này chụp ở ISO 12.800 nhưng chất lượng vẫn khá tốt.

Một “đặc sản” không thể không nhắc đến ở những dòng máy ảnh Fujifilm chính là khả năng giả lập màu phim, và tất nhiên X-Pro2 cũng không ngoại lệ. Không những vậy, lần đầu tiên Fujifilm đã cho thêm vào một loại màu phim mới: Acros – một loại phim trắng đen khá phổ biến của Fujifilm. Cá nhân sau khi sử dụng những bộ lọc này, hầu như tôi không cần phải tốn thời gian cho công đoạn chỉnh màu hình ảnh bằng các công cụ chỉnh sửa nữa vì đã quá ưng với kết quả màu mà chiếc máy ảnh này đem lại.

Bộ ảnh chụp bằng Fujifilm X-Pro2:

Thử nghiệm tính năng hỗ trợ lấy nét tay Peak Highlight:


Thử tính năng hỗ trợ lấy nét tay Peak Highlight.

Quay video trên Fujifilm X-Pro2:


Quay video trên Fujifilm X-Pro2.

e. Ưu điểm khác

Fujifilm X-Pro2 cũng được trang bị tính năng kết nối không dây với điện thoại di động thông qua Wifi hotspot. Chỉ cần tải về ứng dụng của Fujifilm cung cấp trên iOS hoặc Android, người dùng có thể dễ dàng kết nối và trích xuất hình ảnh một cách nhanh chóng. Đây là điểm cực kỳ tiện lợi đối với những ai muốn có ảnh ngay để tải lên mạng xã hội hoặc Instagram mà không cần phải cắm thẻ nhớ vào máy tính khá rườm rà, đặc biệt là đối với những ai đang đi du lịch mà không đem theo laptop thì tính năng này lại thực sự rất hữu dụng.

Về phần pin, chiếc máy ảnh này sử dụng loại pin NP-W126 Lithium-ion giống với X-T1 và X-T10. Qua quá trình trải nghiệm, tôi chụp được tổng cộng 456 tấm ảnh trước khi cạn pin (gồm 228 ảnh JPEG và 228 ảnh RAW lossless), thực sự là chỉ vừa đủ nhu cầu sử dụng trong vòng một ngày.


Fujifilm X-Pro2 sử dụng loại pin NP-W126 Lithium-ion giống với X-T1 và X-T10.


Máy hỗ trợ 2 khe thẻ nhớ SD.


Khe kế

Từ khoá : Fujifilm, Pro2, trong, Mirrorless

TIN LIÊN QUAN

Fujifilm X-E3 ra mắt: bản rút gọn của X-Pro2, quay video 4K, màn hình cảm ứng, giá 20,2triệu

Fujifilm vừa chính thức công bố chiếc máy ảnh không gương lật Fujifilm X-E3 tại Nhật trong sự kiện Fujikina năm nay, đây là chiếc máy ảnh không gương lật tầm trung mới nhất của Fujifilm mang dáng vẻ hoài cổ với dáng rangefinder của mình, phiên bản

Fujifilm X-Pro2 sắp cập nhật tính năng quay video 4K?

Nếu bạn đang sử dụng Fujifilm X-Pro2 để chụp ảnh lẫn quay phim thì đây sẽ là một tin cực kì tuyệt vời. Theo một nguồn tin mới đây, X-Pro2 sẽ được cập nhật khả năng quay video 4K thông qua bản cập nhật firmware.

Fujifilm ra mắt dòng máy ảnh không gương lật X-E3 tại Việt Nam giá từ 22 triệu đồng

Fujifilm X-E3 được xây dựng theo triết lý tối giản, vừa vặn và tạo cảm giác thoải mái khi cầm máy. Đặc biệt trên X-E3 còn hỗ trợ cần điều hướng đa chiều - tính năng đặc biệt này lần đầu tiên được giới thiệu trên sản phẩm Fujifilm X-PRO2, nay được

Fujifilm – "Nhà vua mới" của dòng máy ảnh retro

Giữa sự hào nhoáng của các thiết bị công nghệ hiện đại, Fujifilm đã định nghĩa lại và duy trì hình ảnh của mình như một thương hiệu nhiếp ảnh cổ điển.

Fujifilm bất ngờ giới thiệu máy ảnh compact FinePix XP130

Về cơ bản, XP130 sử dụng cảm biến BSI-CMOS độ phân giải 16MP. Ống kính của máy là ống zoom quang học 28-140mm F3.9/4.9, có tích hợp chống rung quang học và máy có thể quay video FullHD 60fps.

Fujifilm công bố họ sẽ sớm ra mắt 2 phiên bản mới của X-T30 và X-T3

Fujifilm vừa công bố rằng họ sẽ phát triển và ra mắt hai phiên bản mới của X-T30 và X-T3, X-T30 II sẽ có thêm một số cập nhật nhỏ, trong khi X-T3 sẽ cập nhập lên thành X-T3 WW (Worldwide) sẽ không…

Fujifilm công bố ống kính f/1 đầu tiên trên thế giới cho máy ảnh mirrorless

Trong sự kiện họp báo tại Photokina 2018, Fujifilm đã “nhá hàng” cho một bổ sung rất đặc biệt vào dòng ống kính ngàm X của hãng: XF 33mm f/1 R. Ngay từ cái tên đã có thể thấy ngay, đây là ống kính prime 33mm (tương đương 50mm trên máy ảnh full

Sony công bố 2 cảm biến ảnh Medium Format mới với độ phân giải 100 và 150MP

Chiếc Fujifilm GFX-50C và Hasselblad X1D-50C và Pentax 645Z là những chiếc máy medium format phổ biến, dùng chung cảm biến Sony IMX161 (có tuỳ chỉnh) với độ phân giải 50MP, kích thước cảm biến 44x33mm.

THỦ THUẬT HAY

Cách tạo màn hình chính trống cho iPhone để bạn xem trọn hình nền đẹp

Cách tạo màn hình trống cho iPhone, giúp bạn có thể khoe với mọi người trọn vẹn hình nền iPhone cực kỳ xinh xắn của mình mà không bị che bởi các icon ứng dụng...

TOP 9 game quản lý bóng đá Mobile hay nhất hiện nay

Với fan hâm mộ bóng đá, việc lựa chọn những tựa game quản lý bóng đá mobile sẽ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời khi được huấn luyện và quản lý cả 1 đội bóng. TOP 9 game quản lý bóng đá Mobile hay nhất hiện nay Nếu

Hướng dẫn xem lại tin nhắn cũ trên Zalo máy tính

Zalo cho PC vừa cập nhật phiên bản 2.1, bổ sung khá nhiều tính năng mới hấp dẫn, đem lại trải nghiệm vô cùng thú vị. Cho phép người dùng xem lại tin nhắn cũ, tìm bạn bè bằng số điện thoại một cách nhanh chóng tương tự

Cách dùng wifi khi cúp điện với sạc dự phòng và 30.000 đồng

Bạn thường làm gì khi nhà bị cúp điện? Thời tiết nóng nực, internet thì không truy cập được. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một mẹo nhỏ giúp sử dụng wifi (internet) khi bị cúp điện để giải trí.

Hướng dẫn đặt ảnh tự do để hiển thị trên Always On Displays

Đầu tiên, mời các bạn download Custom AOD từ Play Store, đây là ứng dụng có thể cài đặt mà không cần root máy và miễn phí, tuy nhiên, một số tính năng chỉ dành cho bản cao cấp với mức giá 69.000 VNĐ và bản 'siêu cao

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh Huawei P9 Plus: Có gì hấp dẫn so với P9?

Bộ đôi sản phẩm Huawei P9 và P9 Plus là phát súng từ nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc nhằm khiêu chiến với gã khổng lồ iPhone và...

Đánh giá chi tiết Mobiistar Prime X Max

Sự ra đời ồ ạt của những máy Android giá rẻ, cấu hình cao đã làm cho phân khúc tầm trung (> 5 triệu) trở nên 'khó nhai' hơn bao giờ hết. Những hãng có sản phẩm thuộc phân khúc này buộc phải tự thay đổi để tiếp tục

Đánh giá chi tiết Huawei GR5 2017 Pro

Huawei GR5 2017 Pro vừa được ra mắt gần đây cạnh tranh trực tiếp với các hãng trong phân khúc tầm trung. Giá nhỉnh hơn chiếc GR5 2017 một chút. Cùng xem đánh giá xem siêu phẩm này có đáng sở hữu không nhé?