Kể từ chiếc tivi CRT năm 2004 có chiều dày gần 60cm, đến nay, những chiếc smart tivi trở thành những 'tờ giấy' với độ mỏng tính bằng mm. Dường như công nghệ đế biến hóa màn hình tivi thành 'hư vô”.
Kể từ chiếc tivi CRT năm 2004 có chiều dày gần 60cm, đến nay, những chiếc smart tivi trở thành những 'tờ giấy' với độ mỏng tính bằng mm. Dường như công nghệ đế biến hóa màn hình tivi thành 'hư vô”.
Xu hướng siêu mỏng trở thành một cuộc đua mới giữa các nhà sản xuất tivi lớn của thế giới như Sony, LG và Samsung. Sony đã trình làng model tivi Bravia 4K Ultra HD mỏng chỉ 4,9mm và quảng bá về độ mỏng của chiếc tivi với 2 phiên bản 65inch và 75inch này là 'mỏng hơn bất kỳ chiếc điện thoại Xperia Z nào...'.
Trong khi đó, Samsung vẫn tập trung vào việc cải thiện dòng tivi SUHD có độ dày từ 6 - 9mm thay vì giành danh hiệu tivi siêu mỏng cùng các đối thủ.
'Ultra Slim' trở thành thuật ngữ chính trong ngành công nghiệp tivi toàn cầu vài năm trở lại đây. Theo dữ liệu, tivi LCD hiện nay phần lớn có bề dày trung bình khoảng 105 mm. Tivi ngày càng mỏng thể hiện xu hướng và quyết tâm của các nhà sản xuất trong việc chinh phục người dùng bằng những công nghệ mới nhất. Bên cạnh đó, xu hướng 'mỏng hóa' cũng thể hiện ưu thế công nghệ cạnh tranh giữa các thương hiệu tivi.
Trong cuộc đua này, LG bất ngờ tung ra LG OLED G6 là dòng tivi cao cấp nhất của thuộc dòng sản phẩm Signature. OLED G6 mang thiết kế Picture-on-Glass, tấm panel được kẹp giữa hai tấm kính cường lực mỏng, không có khung viền với độ mỏng chỉ 2,57mm! Đường viền kính trong suốt là yếu tố khiến màn hình tivi nhìn từ xa trông có cảm giác như không viền.
LG cũng cho biết, thiết kế này giúp người xem tập trung hơn vào nội dung hiển thị, hạn chế phân tán khi xem. Mặc dù mỏng dính nhưng tivi của LG sử dụng tấm nền 10-bit, công nghệ OLED với điểm ảnh tự phát sáng không có lớp đèn nền (backlit) tạo tương phản cao, độ sáng lên đến 1000 nit giúp hiển thị các nội dung HDR tốt hơn, giúp việc xem nội dung hiển thị giống như mắt người.
Tivi LCD mỏng hơn đang có cơ hội phát triển khi chuyển đổi từ công nghệ ánh sáng dùng đèn huỳnh quang cathode (CCFL) sang công nghệ ánh sáng diode phát sáng (LED). Trong đó, OLED TV giúp thiết kế tivi mỏng hơn hẳn khi màn hình có thể tự phát ra ánh sáng mà không cần đèn chiếu nền, không giống như màn hình tinh thể lỏng LCD.
LG được cho là nhà sản xuất có ưu thế và quyết tâm theo đuổi công nghệ OLED để cho ra mắt những chiếc tivi mỏng dưới 3mm và trọng lượng nhẹ như cuốn sổ tay. Thậm chí, LG vừa giới thiệu một mẫu tivi siêu mỏng 'TV giấy dán tường' chỉ dày 1mm và nặng 1,9kg, rất nhẹ và có thể gắn lên tường chỉ với nam châm. Vì thế, ngay cả Samsung cũng đang chuyển sang công nghệ điểm lượng tử cho thế hệ tivi mới.
Đi kèm với độ mỏng, đòi hỏi những chiếc tivi ngày càng phải thông minh hơn để bỏ qua mọi nút bấm, bỏ qua mọi giao tiếp vật lý với người dùng. Theo PCWorld, 79% TV mà họ theo dõi là dòng tivi thông minh và con số này còn nhiều hơn nếu tính trên các model cao cấp. Samsung chọn hệ điều hành Tizen do Hãng tự phát triển.
Panasonic tung ra loạt tivi mới dùng Firefox OS. Trong khi đó, tất cả các tivi 4K thế hệ mới của Sony sẽ chạy Android và đây cũng là lựa chọn của Philips. Còn webOS 3.0 là hệ điều hành được LG áp dụng cho tất cả dòng tivi thông minh năm 2016.
Ngoài những tính năng sẵn có, LG nhấn mạnh một số tiện ích trên dòng OLED G6 như khả năng phóng to điểm ảnh lên 150%, 200%.... giúp người dùng xem chi tiết hình ảnh rõ hơn, đặc biệt là khi phát nội dung 4K hoặc lướt web.
Cuối cùng, tivi có khả năng phát nhạc trong khi màn hình tắt, tiện ích này khá thích hợp khi sử dụng chính tivi để nghe nhạc với dàn loa âm thanh do Harman Kardon hiệu chỉnh.
Tivi ngày càng mỏng hơn
10 tính năng hiện đại nhưng không được ưa chuộng trên tivi
TS. Thomas Armstrong: Vì con, hãy tắt tivi, dẹp tablet
HOÀNG HÀ