Những chiếc laptop hiện nay đều có vi xử lý đồ hoạ (GPU) tích hợp trong bộ vi xử lý của máy tính, vi xử lý này được Intel được tích hợp sẵn với tên gọi GPU Intel HD Graphics. Vậy dòng chip này hoạt động ra sao, hãy cùng tìm hiểu về trong bài viết dưới đây.
Intel HD Graphics là tên gọi của dòng card màn hình Onboard được tích hợp sẵn trong vi xử lý (CPU) của laptop. Nhiệm vụ chủ yếu của card tích hợp này là xử lý đồ họa giúp cho máy hiển thị ở một mức độ nhất định khi không đi kèm với một GPU xử lý riêng biệt.
GPU sử dụng khoảng 1-5% bộ nhớ tuỳ thuộc vào các tác vụ khác nhau để làm nhân xử lý đồ họa. GPU tích hợp mang lại chi phí rẻ hơn nhiều so với những laptop sử dụng GPU rời. Việc kết hợp GPU vào vi xử lý còn giúp laptop sinh nhiệt ít hơn và sử dụng điện tiết kiệm hơn, qua đó kéo dài thời lượng pin. Để cải thiện thời lượng pin, hầu hết laptop sử dụng GPU rời phải chuyển sang GPU tích hợp khi không thực hiện các tác vụ nặng.
Hầu hết người dùng phổ thông đều có thể sử dụng hiệu năng đủ dùng từ chip đồ hoạ của Intel nhưng nếu là muốn chơi game cao cấp hoặc thực hiện những công việc xử lý đồ hoạ 3D, bạn cần laptop có chip đồ hoạ rời cấu hình mạnh từ Nvidia hoặc AMD để thay thế GPU Intel khi mở những ứng dụng nặng đồ hoạ này. Tuỳ thuộc vào chip Intel HD và CPU đi kèm, bạn có thể chạy một số game yêu thích của mình không cần đến chip đồ hoạ rời.
GPU tích hợp đi kèm theo CPU có rất nhiều mã, bảng phía dưới cung cấp một số GPU phổ biến nhất đi cùng với CPU. Bạn cũng có thể mở máy tính để kiểm tra trong Windows Device Manager ở mục Display Adapters.
Card đồ hoạ tích hợp không có bộ nhớ. Thay vào đó, chúng lấy bộ nhớ từ hệ thống máy tính giống như vi xử lý. Chẳng hạn, nếu laptop của bạn có 8GB RAM thì chip Intel HD Graphics sẽ lấy một ít bộ nhớ trong số 8GB RANM đó, thường chỉ khoảng 64 hoặc 128MB để làm bộ nhớ riêng cho GPU. Trình điều khiển của GPU tích hợp hoạt động so hành với hệ điều hành để đảm bảo bộ nhớ được phân bổ ở mức tối ưu cho cả GPU và CPU. Giới hạn thực tế tuỳ thuộc vào hệ điều hành và cấu hình máy tính.
Nếu bạn đang dùng laptop chạy vi xử lý Intel Core thế hệ thứ ba (từ năm 2012) hoặc thế hệ mới hơn thì chip đồ hoạ tích hợp Intel HD graphics có thể xuất lên màn hình 4K hoặc hỗ trợ màn hình 4K. Các laptop hiện nay được trang bị vi xử lý Core i3, Core i5 hoặc Core i7 có thể hỗ trợ độ phân giải tới 4096 x 2304 pixel, các laptop chạy vi xử lý Pentium, Celeron và Atom không hỗ trợ độ phân giải 4K.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu của game bạn chơi, bạn có thể chơi game đó ở thiết lập trung bình hay thấp với độ phân giải Full-HD hoặc độ phân giải thấp hơn để có được trải nghiệm game tốt nhất trên card màn hình Onboard này.
DThanh